Mỹ lo ngại sức mạnh hải quân Trung Quốc

Sức mạnh hải quân Trung Quốc ngày càng tăng lên trong khi Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang ngày càng có nhiều vấn đề.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
my lo nga i su c ma nh ha i quan trung quo c

Người Nhật Bản chào đón tàu sân bay USS Ronald Reagan tới căn cứ của hải quân Mỹ ở Yokosuka. (Nguồn: AP)

Tờ Washington Times (Mỹ) mới đây vừa có bài viết nhan đề “Hạm đội Thái Bình Dương đang thu hẹp cho dù Trung Quốc ngày càng hung hăng”, phản ánh các vấn đề mà Hải quân Mỹ đang gặp phải.

Cẩn trọng khi thực thi sức mạnh biển

Các quan chức hải quân Mỹ cho rằng, ngày nay, việc các tàu ngày càng hiện đại khiến số lượng các đội tàu giảm. Tuy nhiên, số lượng tàu giảm thì lực lượng hải quân sẽ lại phải kéo dài thời gian triển khai nhiệm vụ cũng như giảm bớt thời gian bảo trì, để có thể duy trì được sự hiện diện của Mỹ trên biển.

Hạm đội Thái Bình Dương của Washington hiện có 182 tàu, bao gồm cả tàu chiến, tàu sân bay và tàu phụ trợ, so với đội tàu 192 chiếc thời điểm gần hai thập kỷ trước.Tổng số tàu của Hải quân Mỹ cũng giảm đi khoảng 20% so với năm 1998 – còn 272 tàu hoạt động, trong đó có 10 tàu sân bay.

Trong khi đó, theo báo cáo của Lầu Năm Góc về Chiến lược An ninh Hàng hải châu Á – Thái Bình Dương được công bố hồi tháng Tám, Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện có hơn 300 tàu tác chiến bề mặt, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra.

Sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc đã đi kèm với những hành động ngày càng quyết đoán hơn trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với các đồng minh của Mỹ như Philippines ở biển Đông và Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Denny Roy, một thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Đông – Tây (Hawaii) nói rằng, Bắc Kinh đang coi sự hiện diện của quân đội Mỹ ở châu Á như một nỗ lực để kiềm chế họ, trong khi Trung Quốc lại tự thấy mình đang cần trở lại đúng vai trò truyền thống - là một thế lực chính trị và văn hóa ưu việt ở khu vực. Do đó, Washington càng cần phải cẩn trọng trong việc thực thi sức mạnh biển của mình tại khu vực này.

Nhanh chóng lựa chọn giải pháp

Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia Peter Jennings nhận định rằng, vấn đề trong thời bình của Mỹ hiện nay, đó là liệu họ có đủ lượng tàu để trấn an các đồng minh như trước hay không. “Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng và có tính lâu dài”, ông cho biết.

Cho dù người đứng đầu Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift cho rằng “thoải mái với các cơ sở vật chất hiện có”, nước Mỹ vẫn vấp phải những nghi vấn về việc liệu hạm đội này có đủ khả năng để duy trì sức mạnh biển của Washington trong khu vực này hay không.

Ông Zam Zlatoper, cựu Đô đốc hải quân Mỹ, người từng chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương những năm 1990, cho biết, việc triển khai nhiệm vụ hơn sáu tháng sẽ khiến hải quân Mỹ gặp khó khăn trong việc giữ chân các thủy thủ, trong khi hiện nay, các tàu chiến của Mỹ đều được triển khai trong thời gian từ 7 đến 9 tháng.

Việc một số lượng ít các tàu lại phải triển khai một lượng công việc lớn cũng gây ra sự suy giảm về tình trạng cũng như sức bền của khí tài. Tàu USS Essex đã không thể tham gia cuộc tập trận chung đầu năm 2011 với Australia cũng như bỏ lỡ một sự kiện tương tự với Thái Lan trong năm tiếp theo, bởi những trục trặc về động cơ. Nguyên nhân được xác định là do tàu tác chiến này đã phải trì hoãn việc bảo trì để ở lại làm nhiệm vụ trên biển.

Thành viên cao cấp của Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách (Mỹ) Bryan Clark đánh giá rằng đây là những dấu hiệu cho thấy hiện trạng (status quo) của hải quân Mỹ là không bền vững. Trong báo cáo tháng 11 của mình, ông nêu lên giải pháp: bổ sung nhiều tàu hơn hoặc phải giảm bớt sự hiện diện quốc tế của mình. Các lựa chọn mà Mỹ phải thực hiện ở đây là: Liệu Quốc hội Mỹ có sẵn sàng cấp thêm ngân sách cho hải quân mở rộng đội tàu hay không, hay Lầu Năm Góc sẽ chịu thu hẹp tầm ảnh hưởng sức mạnh biển của mình? Bên cạnh đó còn có những lựa chọn khác về chiến thuật tác chiến như: có thể triển khai nhiều tàu hơn ở các căn cứ hải ngoại gần nơi họ sẽ có nhiệm vụ tác chiến. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc lực lượng hải quân sẽ bị mỏng đi và các tàu sân bay sẽ có ít tàu áp tải hơn.

Có thể nhận định, việc Washington căn cứ vào những tiến bộ về khoa học quân sự để thu hẹp hạm đội Thái Bình Dương và rộng hơn là Hải quân đang gây ra những vấn đề trong việc duy trì sự hiện diện của mình ở hải ngoại. Vấn đề này sẽ ngày càng trở lên nghiêm trọng khi sức mạnh biển của Mỹ đang bị đe dọa bởi tham vọng cường quốc biển đến từ phía Trung Quốc. Nước Mỹ sẽ phải nhanh chóng lựa chọn giải pháp để củng cố vị thế siêu cường biển của mình trước khi quá muộn.

Minh Tuấn (theo The Washington Times, AP)

Đọc thêm

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc gồm ca sĩ Hyoyeon (SNSD), Bomi (Apink), Dita (Secret Number), cựu thành viên IOI Im Nayoung, phát thanh viên Choi Hee.
Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Ngày 3/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dự kiến tổ chức chương trình 'Binh ...
U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động