Mỹ: Người tị nạn có nguy hiểm không?

Trong 10 thành phố ở Mỹ tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn thì 9 thành phố ghi nhận tỷ lệ phạm tội giảm đi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my nguoi ti nan co nguy hiem khong Đức đề nghị EU giảm tiêu chuẩn nhân quyền để ngăn chặn người tị nạn
my nguoi ti nan co nguy hiem khong Tây Ban Nha: Biểu tình lớn yêu cầu tiếp nhận người tị nạn

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Canada, Justin Trudeau vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bảo vệ các ý kiến của mình đối với vấn đề di cư, bao gồm cả lệnh cấm đối với người tị nạn và người du lịch đến từ 7 quốc gia Hồi giáo.

Theo ông Trump, việc trục xuất người tị nạn hướng tới việc đảm bảo an toàn và an ninh cho quốc gia. Ông và những người thân cận luôn nhắc lại các cuộc tấn công khủng bố xảy ra tại San Bernardino và Orlando để bảo vệ cho chính kiến của mình mặc dù các cuộc tấn công khủng bố đó không hề liên quan gì đến người tị nạn.

my nguoi ti nan co nguy hiem khong
Dòng người tị nạn ùn lại tại khu vực biên giới Syria. (Nguồn: New York Times)

Tại các thành phố của Mỹ, thực tế đã chứng minh có mối liên hệ giữa người tị nạn với các hành vi tội phạm. Phân tích mới đây của báo Partnership về nền kinh tế của Mỹ càng củng cố thêm cho các kết luận được đưa ra.

Theo thống kê về tái định cư từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách 10 thành phố của Mỹ tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn trong thập kỷ vừa qua. Tiếp đến họ khảo sát tỷ lệ tội phạm tại các thành phố này thông qua cơ sở dữ liệu của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).

Các thành phố kể trên bao gồm Clarkston (với 4.182 người tị nạn), Decatur (6.593), El Cajon (11.389), West Springfield  (2.687), Utica (4.356), Southfield (4.478), Syracuse (8.438), New Bern (1.732), Lancaster (3.375) và Glendale (11.023).

Khảo sát cho thấy sau khi tiếp nhận người tị nạn, tỷ lệ tội phạm giảm liên tục, trong số 10 thành phố có tên trên đây thì 9 thành phố thống kê được sự sụt giảm đáng kể tỷ lệ tội phạm. Điển hình là tại Southfield (bang Michigan), tội phạm giảm tới 77% từ năm 2006 đến năm 2015; Decatur (bang Georgia) cũng báo cáo con số 62,2% trong giai đoạn 2007 - 2015. Duy nhất có trường hợp của thành phố West Springfield (bang Massachusetts) là có tỷ lệ gia tăng tội phạm, tuy nhiên vốn dĩ thành phố này đã là trung tâm của tội phạm chuyên sử dụng ma túy thậm chí là trước cả khi có dòng người tị nạn tìm đến.

my nguoi ti nan co nguy hiem khong
Thành phố có vẻ bề ngoài thanh bình West Springfield lại là nơi có tỷ lệ tội phạm cao. (Nguồn: Trulia)

Dữ liệu về tội phạm của FBI lấy từ các báo cáo của cảnh sát địa phương. Tất nhiên, viễn cảnh tương đối ở cả 10 thành phố đó không phản ánh diễn biến thực tế ở tất cả các thành phố lớn khác của Mỹ nơi cũng có sự xuất hiện của dòng người tị nạn. Nhưng xét cho cùng, đó cũng là mối tương quan đáng phải quan tâm giữa vấn đề di cư và tỷ lệ tội phạm.

Nguy cơ khủng bố?

Trên trang tin điện tử Lawfare, Nora Ellington, thuộc khoa Luật trường Đại học Harvard, người làm việc trong vai trò là chuyên gia phân tích tại Phòng Chống khủng bố của FBI, đã có bài viết sâu về các dữ liệu mà bà thu thập được.

Theo bài viết này, kể từ ngày 01/01/2015, FBI đã bắt giữ bốn người tị nạn có liên quan đến khủng bố, hai trong số đó đến từ quốc gia mà danh sách của Tổng thống Trump đã nhắc tới. Omar Faraj Saeed Al Hardan từ Iraq đến nước Mỹ năm 2009 và bị kết tội đồng lõa với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Aws Mohammed Younis Al-Jayab, sinh ra tại Iraq, đã rời Syria năm 2012 để xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, hắn nhập cảnh vào nước Mỹ vài lần trong các năm 2013 đến năm 2014 để sát cánh cùng với các nhóm khủng bố.

my nguoi ti nan co nguy hiem khong
Nguy cơ đến từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm khác vẫn hiện hữu. (Nguồn: AP)

Ở thời điểm mà 2 tên khủng bố đó bị bắt giữ, thống kê cho thấy đã có khoảng 85.000 người ti nạn xuất hiện trong năm 2016, 46% trong số đó là người Hồi giáo.

Còn trong năm tài khóa 2015, nước Mỹ cũng tiếp nhận 69.000 người tị nạn. Bà Ellington kết luận, rằng rõ ràng là chẳng có thực tế nào chứng minh được việc cấm người tị nạn sẽ làm nước Mỹ giải quyết được vấn nạn khủng bố.

Trong khi đó, theo phân tích của ông Alex Nowrasteh, thuộc Viện nghiên cứu Cato, từ năm 1975 đến năm 2015, không người dân nào ở Mỹ bị sát hại bởi người tị nạn đến từ các quốc gia có trong danh sách của Trump.

Những ngày sau khi Trump thực thi phán xét, tình hình đã trở nên hỗn loạn. Những người chưa định cư nhưng đã được thẩm định sau nhiều năm bỗng dưng bị cấm lên máy bay. Còn những người đã đặt chân đến nước Mỹ thì bị ngăn chặn bởi các nhân viên hải quan và biên phòng. Hiện tại, mặc dù tòa án đã tạm dừng thi hành lệnh nhưng số phận của hàng nghìn người tị nạn tại Mỹ mong muốn thoát khỏi cảnh bị áp chế tại quê hương đang trở nên rất mong manh.

Tất nhiên, Mỹ, cũng như các quốc gia khác, có quyền hạn chế chính sách di cư để bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, việc bóp nghẹt các chương trình tái định cư dành cho người tị nạn, theo quan điểm của các chuyên gia, sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại. 

my nguoi ti nan co nguy hiem khong Cristiano Ronaldo đóng phim về người tị nạn cùng Angelina Jolie

Sắp tới, nam cầu thủ Cristiano Ronaldo sẽ cùng Angelina Jolie diễn xuất trong một series phim truyền hình về người tị nạn Syria.

my nguoi ti nan co nguy hiem khong Nhà Trắng bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của Tổng thống Mỹ

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer ngày 31/1 tuyên bố sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump không cho người tị ...

my nguoi ti nan co nguy hiem khong Nhiều nước phản đối chính sách hạn chế người tị nạn Hồi giáo của Mỹ

Iran, Đức và Indonesia đã đưa ra phản ứng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế người tị nạn Hồi ...

Trung Hiếu (theo CityLab)

Đọc thêm

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động