Năm bài học từ những cuộc chiến “dài hơi”

Sau các cuộc chiến dai dẳng, nhân loại học được gì ngoài những đau thương và mất mát?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nam bai hoc tu nhung cuoc chien dai hoi Câu chuyện của những người lính Mỹ trở lại Việt Nam
nam bai hoc tu nhung cuoc chien dai hoi Những khoảnh khắc Trận chiến sinh tử Crete

Tháng trước, trang Small Wars Journal (Mỹ) đăng tải bài viết về những điều mà các học giả và chiến lược gia Mỹ trăn trở bấy lâu sau hàng trăm cuộc chiến lớn nhỏ ở trong và ngoài nước: Nước Mỹ đã học được gì sau những cuộc chiến đã và đang bào mòn thời gian, nhân lực và vật chất của cường quốc quân sự hàng đầu thế giới này. Bên cạnh đó, những bài học này sẽ được vận dụng ra sao khi không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới đang dần bước vào những cuộc chiến mới, hứa hẹn sẽ dai dẳng và khốc liệt hơn với những mối đe dọa toàn cầu chưa có cách tận diệt, đặc biệt là tổ chức cực đoan, khủng bố.

Bắt đầu và kết thúc cùng chính trị

Việc rút quân khỏi Iraq giúp nước Mỹ lấy lại thiện cảm trong mắt cộng đồng quốc tế, nhưng cũng loại bỏ một nguồn lực quan trọng hỗ trợ chính quyền Iraq. Một cựu quan chức Lầu Năm Góc trong nhiệm kì đầu tiên của chính quyền Tổng thống Barack Obama nói: “Nước Mỹ đã không còn tập trung vào vấn đề Iraq nữa”. Sau đó, nhà nước Iraq mới dưới thời Thủ tướng Nouri Al-Maliki nhanh chóng sa lầy.

Trên mặt trận quân sự, thậm chí trước cuộc rút quân của Mỹ, những chỉ huy quân sự tài năng của Iraq đã bị thay thế bởi những người trung thành với ông Maliki. Vào mùa hè năm 2014, trước thách thức của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, chính khả năng lãnh đạo mới là yếu tố gây thất bại chứ không phải do việc đào tạo quân đội của Iraq.

Chuyên gia về Trung Đông Emma Sky mô tả sự việc tiếp theo: Các lực lượng an ninh Iraq đã nhanh chóng tan rã vào tháng 6/2014 tại Mosul khi đối mặt với IS. Mặc dù lực lượng đông hơn và được trang bị khí tài tốt hơn nhưng họ lại chịu sự chỉ đạo kém cỏi từ cấp trên. Không có bất kỳ mệnh lệnh chính thức nào được thông qua tại Bộ Quốc phòng Iraq, do ông Maliki đã thay thế hầu hết những lãnh đạo có năng lực bằng những người trung thành với mình. Thêm vào đó, tham nhũng cũng diễn ra tràn lan. Khủng bố IS đã nắm được lợi thế từ việc chiếm hết số lượng khí tài quân sự mà Mỹ đã cung cấp cho quân đội Iraq. Trong giai đoạn 2010 - 2014, những khó khăn chính trị từ phía Iraq và Mỹ đã gây ảnh hưởng tới sự thành công về mặt quân sự.

Quả thực, chiến tranh là sự mở rộng của chính trị. Chiến tranh bắt đầu và kết thúc do chính trị. Sự hòa giải lâu dài không thể thiếu đi những thỏa thuận chính trị hiệu quả. Trong các chiến dịch sắp tới, khi những chính trị gia Iraq và Syria yêu cầu Mỹ hỗ trợ lực lượng để tái chiếm các thành phố chiến lược như Raqqa hay tấn công Mosul, câu trả lời thích hợp cho những người ủng hộ chiến dịch “tăng cường lực lượng mặt đất” sẽ là “rồi sao nữa?”. 

Hãy đặt câu hỏi đó cho đến khi các chiến lược gia có thể giải thích việc làm thế nào những hoạt động quân sự đầy rủi ro có thể tạo ra sự quản lý hiệu quả. Đây sẽ là một vấn đề khó khăn cho Mosul và thậm chí còn khó khăn hơn cho thành phố Raqqa - “thủ phủ” mà IS muốn tạo dựng và hứa hẹn sẽ là nơi xảy ra giao tranh mạnh mẽ nhất tại Syria.

Đừng “ngủ quên” trên chiến thắng

Thế giới đã có sự nhầm lẫn về việc tổ chức khủng bố Al- Qaeda tại Iraq (AQI) đã bị tiêu diệt. Việc tổ chức này đã bị “nghiền nát” và không còn là kẻ thù nguy hiểm nữa chỉ là những gì chúng ta nghĩ. Một số người hiểu rằng AQI chỉ bị đánh bại tại Iraq và sau đó phân tán sang nước khác. Cũng giống như điều đã xảy ra với tổ chức khủng bố Taliban năm 2001, sự tổn thất lực lượng hay thất bại trong các cuộc giao tranh không phải là yếu tố quyết định việc tiêu diệt hoàn toàn cả một tổ chức khủng bố. Triệt tiêu ý thức hệ của chúng mới là cách để giải quyết tận gốc vấn đề. Giống như việc Taliban rút sang Pakistan, IS cũng tràn sang  biên giới và xây dựng tổ chức tại Syria - nơi trú ẩn quen thuộc. Theo tướng David Petraeus - Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) (2011-2012), thậm chí trước khi rút lực lượng khỏi Iraq, Mỹ đã cố gắng  thuyết phục chính phủ Syria giải quyết tàn dư của tổ chức AQI, nhưng Tổng thống Bashar al-Assad không tỏ ra hứng thú.

Kết quả là, IS sau đó trở thành một tổ chức lớn mạnh hơn cả AQI, liên kết với những người gốc Syria, những cựu tù nhân và những người trẻ có kĩ năng sử dụng Internet để chiêu mộ thành viên và “quảng bá thương hiệu” lá cờ đen của chúng. Sự nổi tiếng của IS lan từ khu vực sang toàn cầu đã giúp cho tổ chức có thêm rất nhiều thành viên và các chi nhánh khủng bố tại nhiều nơi. Thay vì giữ vai trò như một nhánh phụ của AQI như Tổng thống Obama từng gọi, IS tách khỏi và trở thành tổ chức thánh chiến độc lập và hiếu chiến. Ban đầu chúng không hướng tới những kẻ thù ở xa mà tập trung vào việc chiếm giữ lãnh thổ nhân lúc Syria xảy ra nội chiến; sau đó là tấn công vào Iraq khi nước này đang suy yếu. Do đó, tổ chức khủng bố này có được nguồn tài chính và hậu cần dồi dào, đảm bảo cho chúng trở thành một thế lực đáng gờm.

Trong tương lai, chúng ta có thể  đánh bại IS, kèm theo cả việc bắt giữ hoặc tiêu diệt thủ lĩnh của chúng. Thậm chí, trong vài tháng tới, những thành lũy của IS như Raqqa hay Mosul có thể thất thủ. Và sau khi nhóm khủng bố nguy hiểm nhất hành tinh này bị đánh bại về mặt quân sự, câu hỏi đầu tiên sẽ là: "Chúng đã đi đâu?" Giống như các phần tử nổi dậy khác, IS có thể sẽ không bị tiêu diệt, mà sẽ rút chạy tới một nơi khác để tìm cơ hội phản công. Việc tạo ra các giải pháp lâu dài đòi hỏi một cơ chế cai trị hiệu quả và thế lực cai trị sẽ phải giải quyết những vấn đề gốc rễ của cuộc xung đột liên quan đến tôn giáo hay ý thức hệ.

Chính quyền sở tại nắm quyết định

Những cuộc chiến tại Iraq, Syria và Afghanistan có sự can thiệp của Mỹ nhưng lại không mấy liên quan đến Mỹ. Chính quyền địa phương nắm quyền và họ có những mục tiêu khác hẳn với những quốc gia bên ngoài. Ngay cả khi lãnh đạo Mỹ nói chuyện với lãnh đạo của Iraq, binh sĩ Mỹ huấn luyện binh lính Afghanistan hay làm việc với người dân tại đây, Washington phải hiểu rằng đến cuối cùng, chính quyền sở tại mới chính là những người nắm quyền quyết định. Nước Mỹ chỉ hỗ trợ họ tốt hơn trong hoàn cảnh của họ chứ không chỉ đơn thuần sao chép lại y hệt cách thức của quân đội Mỹ. Chính quyền địa phương phải nắm quyền chỉ đạo những chương trình phát triển cho chính lực lượng của họ.

nam bai hoc tu nhung cuoc chien dai hoi
Lính Mỹ ở Afghanistan vào năm 2007. (Nguồn: The Guardian)

Đối với các quốc gia muốn duy trì ảnh hưởng xuyên biên giới, họ chắc chắn phải có kiến thức rộng về con người và điều kiện địa phương để duy trì những ưu thế của mình tại những địa bàn nước ngoài. Chính vì lẽ đó, việc hợp tác với những lực lượng tại khu vực là điều tối quan trọng.

Tầm quan trọng của đồng minh

Đồng minh và đối tác luôn vô cùng quan trọng đối với các quốc gia, trong cả thời bình và thời chiến. Những trợ thủ này sẽ giúp gia tăng tính chính danh cho cuộc chiến cũng như cung cấp các hỗ trợ hậu cần và hiệp lực khi cần. Tuy nhiên, bản thân họ cũng mang theo nghĩa vụ và lợi ích quốc gia của riêng mình - điều sẽ giới hạn những công việc mà họ có thể chia sẻ, gánh vác cùng khi tham chiến hay trợ chiến. Bên cạnh đó, một lực lượng tác chiến nhỏ nhưng kéo theo cả một liên minh lớn sẽ khiến các chiến thuật quân sự trở lên kém linh hoạt hơn. Ví dụ, trong Chiến tranh vùng Vịnh lần một (1991), liên quân gần 30 quốc gia với hơn 600.000 lính khiến nước Mỹ khó có thể cho ngừng cuộc chiến theo đúng chủ ý của mình.

Việc hỗ trợ từ phía đồng minh có thể sẽ rất cần thiết, tuy nhiên điều này chưa đủ để tạo ra thành công. Sự can thiệp của NATO tại Libya là một ví dụ cho việc nhận được sự giúp đỡ lớn từ phía đồng minh nhưng lại thất bại trong giai đoạn hậu xung đột. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là chiến tranh đã tồi tệ nhưng chiến đấu mà không có đồng minh còn tồi tệ hơn.

Chiến tranh là sự mở rộng của chính trị, chiến tranh bắt đầu và kết thúc do chính trị. Sự hòa giải lâu dài không thể thiếu đi những thỏa thuận chính trị hiệu quả.

Thích nghi với hình thái chiến tranh mới

Ngày nay, thế giới không chỉ đang đối mặt với các tổ chức khủng bố như IS, Al-Qaeda  ở Iraq hay Afghanistan mà còn là những xung đột xuyên biên giới ở Syria, Yemen, bán đảo Sinai (Ai Cập), Philippine hay chính tại Mỹ, châu Âu. Tính chất phức tạp của các cuộc chiến trường kỳ giờ đây ngày càng tăng cao bởi xu thế liên khu vực của chúng. Trong khi những vấn đề liên quan tới Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên sẽ chiếm không ít thời gian của Tổng thống Mỹ kế nhiệm thì cuộc chiến chống IS và Al-Qaeda cũng sẽ là một vấn đề tốn thời gian, công sức.

Tất cả những vấn đề này đều đến vào thời điểm các cường quốc hàng đầu như Mỹ đã quá mệt mỏi với chiến tranh. Giải pháp cho vấn đề không chỉ đơn thuần là tăng cường lực lượng quân đội trên các chiến trường. Để có thể giải được bài toán về cuộc chiến liên khu vực, các quốc gia cần khai thác triệt để mối quan hệ đối tác, liên minh của họ. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần xây dựng một cơ quan chuyên trách điều hành chiến tranh hiệu quả -  nơi có khả năng đặt ra những ưu tiên chiến thuật, làm việc với đồng minh khu vực hay điều phối khí tài quân sự hợp lý trong nội bộ các lực lượng. Vấn đề này cũng đòi hỏi các liên minh quân sự phải xây dựng một trụ sở hoặc trung tâm phối hợp mới để thực hiện công việc một cách kịp thời.

nam bai hoc tu nhung cuoc chien dai hoi Bước ngoặt trong cuộc chiến chống IS

Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq đang đi đến một bước ngoặt. Các lực lượng ...

nam bai hoc tu nhung cuoc chien dai hoi Xả súng kinh hoàng trước Bộ Quốc phòng Israel

Tối 8/6 (giờ địa phương), một vụ xả súng đã xảy ra tại trung tâm thủ đô Tel Aviv (Israel), làm ít nhất 4 thiệt ...

nam bai hoc tu nhung cuoc chien dai hoi Mỹ - Pakistan: Đồng minh không đồng lòng

Sau khi Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh lực lượng Taliban Mullah Akhtar Mansour, quan hệ giữa Mỹ và Pakistan trở nên căng thẳng khi phía ...

Hoàng Đạt (lược dịch)

Đọc thêm

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt hôm nay: MC Mai Ngọc khoe vóc dáng mảnh mai sau khi sụt 4 kg; Ngô Thanh Vân làm việc xuyên lễ vì quán chay quá tải.
Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức có thể phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay, mang lại hy vọng nước này có thể thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm kéo ...
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình hình.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển Đông.
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết không loại trừ Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái và dù lượn có động cơ.
Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Ngày 29/4, tại Iba, Zambales, nhiệt độ lên tới 53 độ C và Cơ quan PAGASA cảnh báo có thể đạt mức 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C.
Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng nước Malaysia cho rằng GCC và ASEAN nên tìm ra các cơ chế để thúc đẩy thương mại, đầu tư, hợp tác và nghiên cứu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động