NATO 70 năm: Thay đổi để tồn tại

Duy Quang
Liên minh quân sự được lập ra từ thời Chiến tranh Lạnh sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng khối vẫn đang cố gắng từng ngày để duy trì hoạt động và sự can dự với thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nato 70 nam thay doi de ton tai Mỹ và NATO từ chối tham dự Hội nghị an ninh Moscow lần 8
nato 70 nam thay doi de ton tai Chuyên gia: Nội bộ NATO “lục đục” trước khi ông Trump lên nắm quyền

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã kỷ niệm “sinh nhật” 70 năm khá trọng thể tại thủ đô Washington, Mỹ vào ngày 4/4 vừa qua. Buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập có sự góp mặt đầy đủ của Ngoại trưởng 29 nước thành viên, diễn ra trong chính căn phòng mà các Bộ trưởng Ngoại giao của 12 nước đồng minh gặp nhau để ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vào ngày 4/4/1949.

Tuy vậy, khía cạnh sâu sắc nhất trong lễ kỷ niệm này là sự căng thẳng biểu lộ rõ trên những gương mặt quen thuộc của Ngoại trưởng các nước phương Tây. Họ gặp nhau không đơn thuần là để tổ chức một buổi lễ vui vẻ trong không khí thoải mái, mà còn bàn về thách thức của tổ chức quân sự lớn nhất hành tinh này trong thời kỳ mới.

nato 70 nam thay doi de ton tai
Binh lính Đức trong một nhiệm vụ của NATO. (Nguồn: DPA)

Trên thực tế, từ những thách thức bên ngoài, tới những lời chỉ trích bên trong gây lục đục nội bộ, dường như ai cũng nhìn ra vai trò và năng lực của NATO thời gian gần đây luôn là một dấu chấm hỏi lớn. Phải chăng ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, NATO đã quá già và lỗi thời, không theo kịp một thế giới đang biến động không ngừng?

Nhìn lại 70 năm lịch sử

Cách đây 70 năm, ngày 4/4/1949, 12 nước, trong đó có 10 nước châu Âu (Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh, Italy, Iceland, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan và Bồ Đào Nha) cùng Canada và Mỹ đã ký tại Washington Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đây được xem là ngày thành lập NATO, liên minh quân sự chính do Mỹ dẫn đầu.

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước xã hội chủ nghĩa ở Động Âu thành lập khối Warsaw để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang giữa hai khối quân sự đối địch này là tâm điểm của Chiến tranh Lạnh trong nửa sau thế kỷ XX.

Các thành viên tham gia Hiệp ước cam kết rằng bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào chống lại một trong số họ ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả thành viên còn lại trong khối. Do đó, họ thỏa thuận với nhau rằng, nếu một cuộc tấn công xảy ra, tất cả thành viên còn lại sẽ có trách nhiệm giúp đỡ thành viên bị tấn công, bao gồm cả việc sử dụng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương. Nguyên tắc này được quy định trong Điều khoản số 5 của Hiệp ước Washington 1949.

Khi mà đối trọng Liên Xô sụp đổ, NATO bắt đầu thi hành chính sách Đông tiến, kết nạp các thành viên cũ trong khối Xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô Viết, bắt đầu từ Ba Lan, Hungary và Czech. Tổ chức này sau đó tăng lên 26 nước năm 2004, 28 vào năm 2009 và con số hiện nay đã là 29. Bắc Macedonia đang trên đường trở thành thành viên thứ 30. Về cơ bản, NATO mở rộng về phía Đông đã tái khẳng định địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, không gian an ninh của Nga dần bị thu hẹp, bố cục an ninh địa chính trị của châu Âu thay đổi đáng kể.

Chính sách Đông tiến đã xâm phạm đến "sân sau" của Nga và đe dọa đến lợi ích chiến lược cốt lõi của nước này, một điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần. Nga lên án là hành động vi phạm Hiệp ước Các Lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu (CFE) khi Hiệp ước này nghiêm cấm các thành viên cũ trong khối xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô Viết gia nhập NATO.

NATO và D. Trump

Tổng thống Trump còn nhiều lần cáo buộc các đồng minh NATO, đặc biệt là Đức vì đã dựa quá nhiều vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Đích thân ông đã gọi NATO là một tổ chức đã lỗi thời và không ít lần tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi liên minh quân sự này. Thậm chí, cho đến buổi “sinh nhật 70 năm”, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence vẫn lên tiếng chỉ trích hai quốc gia thành viên. Trong khi Đức bị chỉ trích vì mức đóng góp chưa thỏa đáng thì Thổ Nhĩ Kỳ bị chỉ trích vì mua hệ thống phòng không của Nga bất chấp cảnh báo của Washington.

Có thể nói, trong 7 thập kỷ qua, NATO đã trải qua 3 thời kỳ chính với nhiều khẩu hiệu hành động khác nhau. Những năm đầu sau Chiến tranh Lạnh, khẩu hiệu đầu tiên là “NATO toàn cầu”. Thời kỳ tiếp theo với NATO là thể hiện sức mạnh để ổn định toàn cầu, với các chiến dịch quân sự tại Kosovo, Afghanistan, Lybia… để thử nghiệm các học thuyết can dự mới. Thời kỳ thứ 3, mở ra năm 2014, là lúc NATO đột nhiên tìm lại được động lực tồn tại của mình qua cuộc khủng hoảng Ukraine và căng thẳng gia tăng với Nga.

Thế nhưng, giai đoạn đột phá này cũng nhanh chóng khép lại do trong 2 năm qua, khối quân sự này là một tập hợp của những tranh cãi gay gắt liên quan đến chia sẻ gánh nặng tài chính, đe doạ và căng thẳng. Sự đi xuống và bất đồng trong NATO phần lớn là do sự xuất hiện của một chính trị gia phi truyền thống – Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong lần đầu ra mắt của mình, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 5/2017, ông Trump đã để lại một ấn tượng khó quên với nhà lãnh đạo Canada và các nước châu Âu. Ông đã công khai chỉ trích các quốc gia NATO vì đã chi tiêu cho quốc phòng dưới mức 2% sản lượng quốc gia như đã cam kết, Tổng thống Trump còn cho rằng một số nước thành viên còn nợ Mỹ và NATO một khoản tiền lớn mặc dù việc đóng góp là tự nguyện. Tuy có khắt khe, nhưng ông cũng đang làm giống những gì mà người tiền nhiệm của mình - Tổng thống Barack Obama từng thể hiện khi còn đương chức.

Ông Trump được coi là một người thực dụng, nhất là với chính sách “nước Mỹ trên hết” của mình. Nước Mỹ của ông đang nhìn châu Âu dưới 2 cấp độ: trước hết là khách hàng, tiếp đến mới là đồng minh. Mỹ sẽ cung cấp “dịch vụ” quân sự để bảo vệ châu Âu đổi lại là những lợi ích về kinh tế. Thái độ của ông Trump được chú ý đặc biệt bởi vì bản chất của NATO là cam kết của Mỹ đối với an ninh châu Âu và bảo vệ các đồng minh châu Âu. Nếu châu Âu mất niềm tin vào cam kết này, liên minh được xem như sẽ tan rã.

Tương lai sẽ ra sao?

Đó là một câu hỏi mà hiện tại vẫn có nhiều phương án trả lời: Tiếp tục tồn tại như hiện tại, duy trì các hoạt động răn đe hạn chế và phải luôn làm mới mình; hoặc sẽ có một NATO lớn mạnh, mở rộng và kết nạp thêm nhiều thành viên nữa, tích cực tham gia vào các hoạt động quân sự trên thế giới; và khả năng thấp nhất là NATO giải tán..?

Sau khi Mỹ phải chịu đựng vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, các nước đồng minh NATO, tuy không phải là mục tiêu, đã ngay lập tức dẫn Điều 5 và sử dụng quân đội và tài nguyên, sát cánh cùng Mỹ trong cuộc chiến chống lại al Qaeda và Taliban. Đây cũng là lần duy nhất NATO sử dụng Điều 5.

Nói thế nào chăng nữa, NATO sinh ra để phục vụ cho những mục đích và lợi ích cho các nước phương Tây và Mỹ là chính. Dù khối quân sự này luôn tự nhận mình là người bảo vệ cho nền hòa bình và an ninh khu vực và thế giới, nhưng cứ nhìn hệ quả của các cuộc can thiệp quân sự vào Lybia hay Iraq và thực hiện học thuyết của NATO tại các khu vực này... sẽ cho người ta một cái nhìn khác về hiệu quả mà họ đem lại.

NATO chắc chắn sẽ phải xây dựng và định hình lại chính mình để có thể duy trì sự liên quan với cục diện thế giới ngày nay. Có khá nhiều thứ sẽ phải làm nếu khối liên minh này thực sự muốn nhìn thấy sinh nhật thứ 80, thậm chí là 100. Đầu tiên và quan trọng nhất, NATO cần phải tìm lại được sự đồng thuận giữa các thành viên của mình. Đây được coi là điểm yếu lớn nhất của khối liên minh quân sự này.

Ngoài ra, các thành viên cũng cần phải có một cam kết nào đó nếu muốn tiếp tục duy trì “sự sống” cho NATO, đó có thể là chấp nhận tăng ngân sách quốc phòng như những gì Mỹ đã làm, giảm bớt gánh nặng quốc phòng của Mỹ tại châu Âu hoặc bất cứ cách nào để Mỹ còn hứng thú bảo vệ châu lục này.

Thực tế cho thấy nếu NATO mà không có Mỹ, thì riêng các nước châu Âu hiện tại với tiềm lực hạn chế, khó khả năng thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo và răn đe an ninh tại khu vực. Như vậy, một NATO có Mỹ vẫn và sẽ tiếp tục tồn tại và khó có thể giải tán, cho dù châu Âu (dẫn đầu bởi Đức và Pháp) vẫn đang nuôi mong muốn xây dựng một quân đội riêng để “tự chủ chiến lược” về quốc phòng và an ninh.

nato 70 nam thay doi de ton tai

Nga cáo buộc NATO xúi giục Kiev khiêu khích tại Biển Đen

Ngày 4/4, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra bình luận nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây ...

nato 70 nam thay doi de ton tai

Tổ chức NATO tròn 70 tuổi: Bóng của quá khứ trong sinh nhật buồn

NATO vốn là sản phẩm của chiến tranh lạnh. Thời ấy nay đã thành quá khứ nhưng NATO vẫn muốn tiếp tục tồn tại, có ...

nato 70 nam thay doi de ton tai

NATO sẽ tiếp tục chính sách kiềm chế đối với Nga

Ngày 4/4, Tổng thư ký (TTK) Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg đã có bài phát biểu tại phiên họp ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động