Nhỏ Bình thường Lớn

NATO - Trump: Lần đầu chạm mặt đầy bối rối

Cuộc họp đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các đồng minh xuyên Đại Tây Dương NATO sẽ ra sao trong bối cảnh hai bên đang tồn tại nhiều khúc mắc?
TIN LIÊN QUAN
nato trump lan dau cham mat day boi roi Nhóm họp Ủy ban quân sự NATO tại Brussels
nato trump lan dau cham mat day boi roi Quốc hội Montenegro phê chuẩn việc gia nhập NATO

Ngày 25/5, Hội nghị thượng đỉnh của 28 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ). Đây là một sự kiện quan trọng nhằm định hình lại mối liên minh xuyên Đại Tây Dương trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi ông nhậm chức.

Nhân tố khó lường trong mắt NATO

Trước đó, trong quá trình tranh cử cũng như trong vài tháng đầu nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Donald Trump luôn khiến cho đồng minh NATO lo lắng khi từng tuyên bố rằng NATO là “lỗi thời”, đồng thời phê bình các thành viên khối này không đáp ứng và bảo đảm công bằng về mức chi tiêu quốc phòng. Bên cạnh đó, quan điểm mới mẻ, thất thường của vị Tổng thống Mỹ “lắm chiêu” trong mối quan hệ với Nga cũng khiến đồng minh NATO đứng ngồi không yên.

nato trump lan dau cham mat day boi roi
Tính khí thất thường của ông Trump khiến các đồng minh NATO lo lắng. (Nguồn: Indian Express)

Trong bối cảnh đó, NATO đã tỏ rõ sự lo lắng, bối rối của mình thông qua việc điều chỉnh một số quy định trước thềm Hội nghị. Cụ thể, Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này giới hạn thời gian phát biểu cho mỗi nhà lãnh đạo trong các cuộc thảo luận là từ 2 - 4 phút, được cho là nhằm duy trì sự chú tâm của vị Tổng thống Mỹ. Mặc dù vậy, theo ông Jorge Benitez, một chuyên gia về NATO của tổ chức nghiên cứu Atlantic Council, ngay cả một cuộc họp thượng đỉnh NATO ngắn gọn vẫn là sự kiện quá cứng nhắc, trang trọng và quá nặng nề đối với ông Trump.

Bên cạnh đó, tổ chức này cũng loại bỏ kế hoạch công bố bản tuyên bố chung như thường lệ sau mỗi kỳ hội nghị thượng đỉnh, một động thái phản ánh sự thiếu tự tin của NATO trong việc tìm kiếm tiếng nói chung với Mỹ trong kỳ hội nghị này. Rõ ràng, các đồng minh châu Âu vẫn đang phải vật lộn hết sức để có thể đọc vị được lập trường của Tổng thống Trump đối với NATO.

Bất chấp những thay đổi và sự chuẩn bị kỹ càng của NATO, các chuyên gia cảnh báo liên minh nên lường trước những phản ứng có thể có của ông Trump tại Hội nghị, đồng thời đề phòng khả năng cuộc đối thoại kéo dài giữa các nhà lãnh đạo của hàng chục quốc gia có thể biến thành những cuộc tranh luận quanh co. Một cựu quan chức cao cấp giấu tên của NATO mô tả hội nghị thượng đỉnh lần này có thể sẽ “quan trọng nhưng u ám”.

Hai vấn đề ưu tiên

Dự kiến các nhà lãnh đạo NATO sẽ thảo luận về hai vấn đề chính trong kỳ hội nghị thượng đỉnh này. Cả hai đều là những ưu tiên của Tổng thống Mỹ Trump: chống khủng bố và chia sẻ chi phí quân sự.

Về chống khủng bố, Mỹ đang thúc đẩy NATO chính thức gia nhập liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, tuy nhiên nhiều nguồn tin cho hay Đức lại có ý muốn ngăn cản đề xuất này. Hiện tất cả các thành viên NATO đều tham gia liên minh chống IS ở cấp quốc gia nhưng tổ chức này chưa phải là một thành viên chính thức của liên minh.

nato trump lan dau cham mat day boi roi
Máy bay chiến đấu Pháp tham gia không kích IS tại Trung Đông. (Nguồn: Reuters)

Chia sẻ với Foreign Policy, một quan chức NATO cho rằng tổ chức này không nhất thiết phải gia nhập liên minh chống IS “vì tất cả các đồng minh của NATO đều là thành viên của liên minh. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể làm gì hơn nữa với tư cách là một thành viên khi mà chúng ta chưa thực sự sẵn sàng”. Đặc biệt là đối với khả năng đưa thêm quân tới Afghanistan, nơi NATO đã chiến đấu với Taliban và các nhóm khủng bố khác trong khoảng 15 năm qua, các quan chức NATO cũng phải thừa nhận rằng họ không thể làm gì hơn thế.

Về chia sẻ gánh nặng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Trump dự kiến ​​sẽ thúc ép mạnh mẽ các đồng minh về việc đóng góp công bằng cho tổ chức. Chia sẻ gánh nặng tài chính luôn là một điểm yếu trong quan hệ Mỹ - NATO. Mỹ vốn là nước đóng góp tài chính nhiều nhất trong liên minh. Việc chi tiêu của NATO tăng vọt trong những thập kỷ gần đây khiến Mỹ từ lâu đã cảnh báo các đồng minh khác phải chia sẻ trách nhiệm tài chính của họ một cách tương xứng.

Theo ông Alexander Vershbow, nguyên Phó Tổng thư ký NATO, quan điểm của ông Trump về chia sẻ gánh nặng tài chính giữa các đồng minh dường như đầy tham vọng hơn so với các vị Tổng thống Mỹ tiền nhiệm và điều này có thể trở thành nguồn cơn cho căng thẳng bùng phát tại hội nghị. “Cuộc thảo luận về chia sẻ gánh nặng tài chính khó có thể diễn ra suôn sẻ”, ông Vershbow dự báo.

nato trump lan dau cham mat day boi roi
Nguyên Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow. (Nguồn: NATO)

Xét cho cùng, để giữ chân Mỹ, các thành viên NATO khác có thể sẽ phải tăng cường đóng góp tài chính ở một mức nhất định như một sự nhượng bộ Washington. Kết quả đó sẽ khiến Mỹ tạm hài lòng trong kỳ họp này nhưng đồng thời có khả năng châm ngòi thêm nhiều rắc rối trong tương lai.

“Họ có thể san sẻ gánh nặng với Mỹ, nhưng nhiều đồng minh sẽ cảm thấy họ đang bị bắt nạt. Cách tiếp cận của ông Trump đối với NATO đang làm xấu đi các mối quan hệ”, ông Jorge Benitez nhận định.

Nhìn chung, những gì mà NATO và Mỹ sẽ bàn thảo trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này tuy không có gì mới mẻ. Một cựu quan chức cấp cao Mỹ ví von là “bình mới rượu cũ”, nhưng liệu ông Trump có chịu mua cái bình này không thì còn phải chờ xem.

nato trump lan dau cham mat day boi roi Kế hoạch ngân sách 2018 mới công bố của Mỹ gây tranh cãi

Ngày 23/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình lên Quốc hội kế hoạch ngân sách 2018, với đề xuất cắt giảm chi tiêu 3.600 ...

nato trump lan dau cham mat day boi roi Trung Đông: Đấu trường cạnh tranh giữa Mỹ - Pháp?

Mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo “mới vào nghề” - tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đương kim Tổng thống Mỹ Donald ...

nato trump lan dau cham mat day boi roi Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên

Ngày 19/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, với các điểm ...

Thu Trang (theo Foreign Policy)