Nếu "người khổng lồ" tỉnh giấc...

Những áp lực ngày càng lớn đến từ phía Bình Nhưỡng đang khiến Tokyo chia rẽ khi tìm đối sách.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
neu nguoi khong lo tinh giac Nhật Bản cam kết thực thi chính sách kinh tế “táo bạo”
neu nguoi khong lo tinh giac Nhật Bản tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran

Động thái phóng tên lửa của Bình Nhưỡng vừa qua nhằm “dằn mặt” Tokyo diễn ra chỉ hai tuần sau khi Triều Tiên có hành động tương tự hôm 29/8. Nghiêm trọng hơn, ngay trước vụ phóng, ngày 14/9, Chủ tịch Kim Jong-un đe dọa “đánh chìm”, “chấm dứt sự tồn tại” của xứ sở Mặt trời mọc.

neu nguoi khong lo tinh giac
Một binh sĩ Nhật Bản trong cuộc tập trận cùng hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 ngay sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ngày 29/8. (Nguồn: Reuters)

Có thể nói, những hồi còi báo động ở vùng Hokkaido đã đánh thức nước Nhật về mối hiểm họa mang tên Triều Tiên. Tuy nhiên, Tokyo lại tỏ ra chia rẽ trong việc tìm kiếm đối sách phù hợp với Bình Nhưỡng. Không ít người cho rằng đã đến lúc Tokyo bớt “dựa dẫm” vào Washington, tận dụng tiềm lực quân sự hùng hậu để có những bước đi của riêng mình. Ông Koichi Nakano, giáo sư môn Khoa học Chính trị tại Đại học Sophia của Nhật Bản cho rằng không ít người đang tỏ ra bất bình khi các phát ngôn khiêu khích của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ làm cho Triều Tiên nổi xung và có khả năng ảnh hưởng tới Nhật Bản. Dẫu vậy, nhiều chính trị gia duy trì quan điểm Nhật Bản nên tiếp tục Hiến pháp cũ, đồng thời tăng cường liên kết với Mỹ về mặt quân sự. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng của Tokyo cho bài toán Bình Nhưỡng?

Ngày 15/9, Triều Tiên tiếp tục chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình khi phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 bay ngang qua không phận của vùng Hokkaido ở Nhật Bản, trước khi rơi xuống vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương. Với việc đi được hành trình dài 3.700 km và đạt độ cao 770 km, lần thử nghiệm này đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của Triều Tiên trong phát triển công nghệ tên lửa.

Tự lực, tự cường

Đã có một bộ phận không nhỏ người dân xứ Mặt trời mọc ủng hộ đề xuất của Thủ tướng Shinzo Abe về việc thay đổi Hiến pháp.

Trước hết, nếu như cải cách này được Quốc hội thông qua, nó sẽ cho phép Nhật Bản triển khai lực lượng vũ trang ra ngoài lãnh thổ, thay vì bị giới hạn như chỉ được tham gia vào các sứ mệnh của Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ). Quan trọng hơn, Tokyo có thể chủ động trong các hành động phòng vệ trước nguy cơ từ Bình Nhưỡng, đặc biệt là việc bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nhằm vào lãnh thổ Nhật Bản. Trong trường hợp xấu nhất, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thậm chí có thể triển khai lực lượng hùng hậu của mình tấn công Triều Tiên. Cần nhớ rằng năm 1956, Chính phủ Nhật Bản từng tuyên bố việc “đánh phủ đầu” nhằm tiêu diệt các mối nguy hiểm hoàn toàn nằm trong quyền tự vệ chính đáng của quốc gia này.

Thứ hai, việc Tokyo có thể đứng vững trước sức ép từ Bình Nhưỡng mà không cần sự hỗ trợ quân sự của Washington là hoàn toàn có cơ sở, khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) có sức chiến đấu ngang ngửa những quân đội chính quy hàng đầu thế giới. Ông John T. Kuehn, giáo sư về lịch sử quân sự ở Trường Đào tạo chỉ huy và sĩ quan quân đội Mỹ, đánh giá rất cao Lực lượng phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JMSDF) và cho rằng: “Lực lượng vũ trang của Nhật Bản có đủ sức để đương đầu với bất cứ mối nguy hiểm nào”. Thật vậy, với lực lượng thường trực lên tới 250.000 người, 1.600 máy bay chiến đấu, 3.000 xe tăng, nhiều tàu chiến và bốn tàu sân bay trực thăng hiện đại, Nhật Bản có lý do để tự tin về sức mạnh quân sự của mình trước Triều Tiên mà không cần nhờ đến Mỹ.

Bên cạnh đó, từ cuối những năm 1990, Nhật Bản đã xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) hai lớp, gồm tên lửa đánh chặn tầm trung SM-3 và tầm thấp Patriot PAC-3. Gần đây nhất, Tokyo vừa cho ra mắt tàu khu trục đánh chặn tên lửa lớp Kongo phiên bản 3.6, được lắp đặt hệ thống “ngắm và diệt” tối tân của Mỹ Aegis cùng tên lửa SM-3 Block 2A, với tầm bắn bao trùm một nửa nước Nhật. Ngay cả trong trường hợp Bình Nhưỡng quyết định tấn công Tokyo bằng tên lửa đạn đạo, những nỗ lực của chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un cũng sẽ gặp không ít khó khăn.

Thứ ba, việc Nhật Bản có thể tự do điều động quân đội của mình sẽ khiến quốc gia này cân nhắc lại về việc duy trì các căn cứ của Mỹ, vốn gặp nhiều sự phản đối quyết liệt của cư dân địa phương, đặc biệt là tại Okinawa. Mặc dù nhận được nhiều lợi ích về kinh tế, song dường như người dân sở tại đã thấy “dị ứng” với sự hiện diện của quân đội xứ cờ hoa, vốn đang trở thành một phần nguyên nhân gây mất ổn định an ninh và hủy hoại môi trường tại đây.

Cuối cùng, việc triển khai tiềm lực quân sự của mình sẽ cho phép xứ sở Mặt trời mọc có nhiều lợi thế hơn trong các tranh chấp quốc tế, mà cụ thể là ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. Đã 5 năm kể từ khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo này, song nhiều tàu thuyền Trung Quốc vẫn liên tục hoạt động trong khu vực tranh chấp, có lúc lên tới 200 tàu đánh cá trong cùng một thời điểm. Trong trường hợp điều 9 được sửa đổi, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ “rắn” hơn trong việc trấn áp các hoạt động này.

neu nguoi khong lo tinh giac
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa Hwasong-12 qua màn hình. (Nguồn AP)

Như hai mà một

Tuy nhiên, những lý do trên không thuyết phục được một số chính trị gia Nhật Bản khác.

Đầu tiên, họ cho rằng điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản được xây dựng nhằm tôn vinh chủ nghĩa hòa bình của quốc gia này sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Nghị sỹ đảng Dân chủ Nhật Bản Yukihisa Fujita cho rằng: “Giành được sự tín nhiệm và yêu mến của các quốc gia khác là cách phòng thủ vững chắc nhất”. Do đó, thay đổi Hiến pháp sẽ làm mất đi một giá trị truyền thống đầy ý nghĩa đã tồn tại trong hàng chục năm qua tại đất nước này.

Thứ hai, việc cải thiện tiềm lực quân sự sẽ đòi hỏi Nhật Bản tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng. Dự kiến trong năm 2018, quốc gia này sẽ bỏ ra 48,1 tỷ USD, tăng 2.5% so với năm 2017, với phần nhiều trong số này được đầu tư vào lĩnh vực phòng không và không quân. Đáng chú ý hơn, hồi tháng Ba, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết sẽ loại bỏ phương châm giới hạn ngân sách quốc phòng dưới mức 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Việc tiêu nhiều tiền cho phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có thể dần trở thành gánh nặng cho nền kinh tế của quốc gia này, bất chấp đà tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Nhật Bản trong thời gian gần đây.

Thứ ba, ngay cả trong trường hợp Nhật Bản có đủ sức mạnh để đứng vững trước Triều Tiên mà không cần Mỹ, việc duy trì quan hệ hợp tác về mặt quân sự và chính trị với Washington vẫn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Tokyo nhằm cân bằng sức mạnh ở khu vực. Ngày 18/9, Quân đội Mỹ, Hàn Quốc và JSDF của Nhật Bản đã tổ chức diễn tập gần bán đảo Triều Tiên, với sự tham gia của hai máy bay ném bom chiến lược B-1B cùng tám máy bay chiến đấu các loại. Tokyo cũng đang cân nhắc theo chân Hàn Quốc để lắp đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

Ngoài ra, việc Nhật Bản triển khai lực lượng quân sự có thể khiến quan hệ Tokyo – Bắc Kinh trở nên căng thẳng, trong bối cảnh hai nước vẫn còn nhiều tranh chấp, như vấn đề chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay bồi thường chiến phí cho nạn nhân Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.  

Quan trọng hơn, trong trường hợp Tokyo sửa đổi điều 9 Hiến pháp, Bình Nhưỡng có thể coi đây là động thái khiêu khích và tiến hành trả đũa. Đẩy căng thẳng ở Đông Bắc Á lên mức cao chưa bao giờ là điều mà Nhật Bản, cũng như các quốc gia khác trong khu vực mong muốn.

Ở thời điểm hiện tại, Thủ tướng Shinzo Abe cùng nội các mới của mình vẫn đang theo đuổi một chiến lược khôn ngoan. Theo đó, Tokyo vừa tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục cải thiện tiềm lực quân sự sẵn có, đồng thời vận động cho cải cách Hiến pháp trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với áp lực ngày càng lớn đến từ phía Triều Tiên, kịch bản về nước Nhật "tự lực tự cường" là hoàn toàn có khả năng. Một Tokyo mạnh mẽ và chủ động có thể giúp người dân an tâm hơn trước mối đe dọa Bình Nhưỡng, nhưng sẽ đẩy xứ sở Mặt trời mọc vào thế khó, đặc biệt là trong quan hệ với các nước khác trong khu vực. Thực tế này sẽ đòi hỏi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe cũng phải thận trọng và khôn khéo hơn trong các bước đi sắp tới, nhằm hạ nhiệt ở Đông Bắc Á.

neu nguoi khong lo tinh giac Thủ tướng Nhật để ngỏ khả năng bầu cử sớm

Ngày 17/9, giới chức Nhật Bản cho biết Thủ tướng nước này Shinzo Abe đang xem xét khả năng tổ chức bầu cử sớm vào ...

neu nguoi khong lo tinh giac Nhật Bản - Ấn Độ: Chuyến thăm định hướng tương lai

Khác với các cuộc gặp cấp cao Nhật - Ấn trước đây, cuộc gặp lần này giữa Thủ tướng Shinzo Abe và người đồng cấp ...

neu nguoi khong lo tinh giac Reuters: Nhật Bản sẽ bổ sung ngân sách dù kinh tế cải thiện

Theo kết quả thăm dò mới đây của hãng tin Reuters, giới chuyên gia dự đoán rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ bổ sung ngân ...

Phan Quân

Đọc thêm

Người Việt Nam tại Hungary gặp mặt nhân 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Người Việt Nam tại Hungary gặp mặt nhân 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Buổi gặp mặt là dịp để Đại sứ quán, cộng đồng người Việt ở Hungary thể hiện niềm tự hào và biết ơn đối với sự đóng góp của các ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải ...
Mỹ: Thời tiết khắc nghiệt kéo dài, lốc xoáy mạnh, mưa đá nghiêm trọng

Mỹ: Thời tiết khắc nghiệt kéo dài, lốc xoáy mạnh, mưa đá nghiêm trọng

Nước Mỹ trải qua 10 ngày liên tiếp xảy ra lốc xoáy, số trận lốc xoáy được dự báo sẽ tiếp tục tăng, thời tiết khắc nghiệt kéo dài tới ...
Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Cần Thơ theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 7/5/2024.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động