Nhật Bản ghi điểm nhờ 'chính sách ngoại giao ninja'

Ngọc Vũ
TGVN. 'Chính sách ngoại giao ninja' của Nhật Bản đối lập với 'chính sách ngoại giao Chiến Lang' có phần lộ liễu của Trung Quốc hoặc 'ngoại giao cao bồi' của Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản ghi điểm nhờ 'chính sách ngoại giao ninja'
Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đã thay đổi từ việc đặt trọng tâm vào sự gắn kết với Mỹ sang một cách tiếp cận chủ động hơn, linh hoạt hơn và thường là âm thầm hơn. (Nguồn: The Diplomat)

Sự chia rẽ chính trị ngày càng sâu sắc tại Mỹ là một thách thức nghiêm trọng đối với chính sách ngoại giao của Nhật Bản - một thách thức có khả năng còn gia tăng hơn nữa trong năm tới giữa những hỗn độn về chính trị và sự tác động của đại dịch Covid-19.

Tình hình chính trường Mỹ hiện nay có thể khiến nước này trở thành một đối tác song phương và đa phương bớt tin cậy hơn đối với Nhật Bản.

Hiệu quả của chính sách ngoại giao ninja

Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đã thay đổi từ việc đặt trọng tâm vào sự gắn kết với Mỹ sang một cách tiếp cận chủ động hơn, linh hoạt hơn và thường là âm thầm hơn. “Chính sách ngoại giao ninja” này đối lập với “chính sách ngoại giao Chiến Lang” có phần lộ liễu của Trung Quốc hoặc “ngoại giao cao bồi” của Mỹ.

Tin liên quan
Tác động của bầu cử Mỹ 2020 tới quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật Tác động của bầu cử Mỹ 2020 tới quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

"Chính sách ngoại giao ninja" khá "kín tiếng" nhưng vẫn được duy trì liên tục và đang nỗ lực tạo ra những hiệu quả như một phần trong một chiến lược rộng hơn bao gồm nhiều nhân tố khác. Các nhân tố này gồm hàng loạt bộ trưởng trong Chính phủ Nhật Bản, lĩnh vực tư nhân và các quốc gia khác cùng các tổ chức quốc tế.

Áp dụng kiểu diễn tả bằng văn hóa hình tượng này có vẻ là một phương pháp khá hời hợt để mô tả chiến lược chính sách ngoại giao của một quốc gia, song lại truyền đạt được một cách cô đọng những khía cạnh quan trọng trong bản sắc của nó.

Nhật Bản đang từng bước “điều chỉnh” lại sự phụ thuộc nặng nề của mình vào mối quan hệ Mỹ-Nhật. Nước này đã ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác an ninh và kinh tế mới với các quốc gia như Australia, Ấn Độ, Canada và Philippines, cũng như các thỏa thuận tập thể với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Nhật Bản còn đầu tư vào các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Tuy nhiên, không một mối quan hệ đối tác mới và mở rộng nào trong số này có thể thay thế cho bề dày hợp tác Mỹ-Nhật trong hàng loạt vấn đề kinh tế, an ninh và công nghệ.

Liên minh này đã sinh lợi cho cả hai bên trong suốt giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, và Nhật Bản đặt cược rất nhiều vào sự thành công của Mỹ. Nhật Bản không thể lựa chọn giữa việc liên minh với Mỹ hay theo Trung Quốc, hoặc theo đuổi một chính sách ngoại giao cường quốc tầm trung.

Thay vào đó, họ phải theo đuổi tất cả những điều này cùng một lúc, và điều đó đòi hỏi sự khéo léo cùng nghệ thuật từ chối. Tokyo sẽ cần nỗ lực hơn nữa với chiến lược ngoại giao hai mũi nhọn của mình, vốn đang nỗ lực ủng hộ vị thế của Mỹ trên thế giới, đồng thời cũng đa dạng hóa các mối quan hệ và ảnh hưởng quốc tế của mình.

Tiếp cận "nhiều lựa chọn"

Trong lịch sử Nhật Bản, đã từng có những thời điểm mà trọng tâm của cuộc tranh cãi về chính sách ngoại giao là sự lựa chọn giữa phương Tây và Á Đông. Trái ngược với các chính sách bảo hộ mậu dịch với các hoạt động kinh tế ở châu Á, người ta có thể cho rằng một cách tiếp cận “quay trở lại châu Á” có thể được ủng hộ ở Tokyo.

Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh đang ủng hộ quan niệm “châu Á là của người châu Á”, thì giới hoạch định chính sách Nhật Bản lại không mấy tin tưởng rằng các đối tác Trung Quốc sẽ mang lại cho Nhật Bản đầy đủ những lợi ích.

Tin liên quan
Nhật Bản và Mỹ Nhật Bản và Mỹ 'gật đầu' trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông

Cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và với Australia đang tiếp tục thôi thúc Nhật Bản áp dụng một cách tiếp cận “nhiều lựa chọn”, theo đó bao quát nhiều khu vực trên khắp thế giới để mở rộng các mối quan hệ đối tác và mài mòn những bước tiến ngoại giao của Trung Quốc, đồng thời vẫn thúc đẩy một mối quan hệ ổn định và sinh lợi với Bắc Kinh

Nhật Bản đang hợp tác với Mỹ, châu Âu và các bên khác nhằm chuyển các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, thiết lập các tiêu chuẩn cao cho thương mại tự động và bảo vệ sự toàn vẹn của dòng chảy dữ liệu dọc theo các đường cáp dưới biển.

Nhật Bản cũng hướng tới mục tiêu thay thế các khoản đầu tư của Trung Quốc cho các nước Đông Nam Á, thúc đẩy cải cách tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hạn chế đầu tư Trung Quốc tại các công ty công nghệ cao của Nhật Bản.

Đất nước Mặt trời mọc đang tìm kiếm một trật tự khu vực và toàn cầu mở dựa trên các quy tắc có thể được thực thi, thay vì trật tự dựa trên quy tắc “kẻ mạnh luôn đúng”. Về điểm này, Tokyo đang tìm kiếm các đối tác quốc tế để đối phó với Bắc Kinh, và âm thầm hơn là với Washington.

Mỹ có thể hợp tác với "chính sách ngoại giao ninja" của Nhật Bản để bảo vệ nhiều lợi ích chung. Mặc dù Nhật Bản không thể chờ đợi Mỹ khi xúc tiến các thỏa thuận quốc tế, nhưng cũng nên nỗ lực để không khiến Washington bị bỏ lại phía sau.

Tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ giải 'bài toán quan hệ' như thế nào?

Tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ giải 'bài toán quan hệ' như thế nào?

TGVN. Ngay sau khi có thông tin chính thức về việc ông Suga Yoshihide trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản, nhiều nhà lãnh đạo ...

Mỹ-Nhật: Thủ tướng Suga và Tổng thống Trump nói gì trong điện đàm lần đầu tiên?

Mỹ-Nhật: Thủ tướng Suga và Tổng thống Trump nói gì trong điện đàm lần đầu tiên?

TGVN. Ngày 20/9, tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm, trong đó thảo luận ...

Hậu kỷ nguyên Abe, điều gì sẽ chờ đợi Nhật Bản?

Hậu kỷ nguyên Abe, điều gì sẽ chờ đợi Nhật Bản?

TGVN. Tờ Straits Times (Singapore) ngày 1/9 cho rằng, tuyên bố bất ngờ của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo rằng ông sẽ rời nhiệm ...

(theo eastasiaforum.org)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp ...
Diễn viên Hồng Diễm đẹp rạng ngời

Diễn viên Hồng Diễm đẹp rạng ngời

Diễn viên Hồng Diễm xuất hiện với vẻ bề ngoài tươi tắn, rạng rỡ và căng tràn sức sống nhờ tạo hình mới mẻ.
Cô gái xác lập kỷ lục lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe điện

Cô gái xác lập kỷ lục lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe điện

Cô Lexi Alford, người Mỹ, đã đặt chân đến 6 lục địa với tổng hành trình 29.000km bằng xe ô tô điện nhằm xác lập kỷ lục thế giới.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Xoá nhật ký TikTok nhanh chóng

Xoá nhật ký TikTok nhanh chóng

Muốn làm mới hồ sơ TikTok nhưng chưa biết cách xóa nhật ký video? Bài viết sẽ hướng dẫn cách xóa nhật ký trên TikTok giúp bạn có ngay hồ ...
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp cận biển Caspi.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Lực lượng cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động