Chương trình nghị sự đầy tham vọng
Từ tháng 12/2016, Đức nắm giữ vai trò chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và sẽ điều hành diễn đàn này tiến hành một loạt hội nghị cấp bộ trưởng cũng như cuộc họp thượng đỉnh sẽ diễn ra tại Hamburg vào tháng 7 tới. Với thực tế Thủ tướng Angela Merkel đang chịu áp lực để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Đức sắp tới, nước Đức đang theo đuổi một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong giai đoạn khủng hoảng này.
Với thực tế Thủ tướng Angela Merkel đang chịu áp lực để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Đức sắp tới, nước Đức đang theo đuổi một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong giai đoạn khủng hoảng này. (Nguồn: DW) |
Ngoài các chủ đề truyền thống như tự do thương mại, điều chỉnh thị trường tài chính và bảo vệ môi trường, các cuộc thảo luận cũng sẽ tập trung về vấn đề dịch bệnh trên thế giới và vấn đề bảo vệ sức khỏe nói chung. Bên cạnh đó, các vấn đề lớn như chủ nghĩa khủng bố cũng như nhập cư và tị nạn cũng có trong chương trình nghị sự. Liên quan tới các vấn đề này là chủ đề về gia tăng viện trợ cho châu Phi. Đức đang hi vọng sẽ giành được sự ủng hộ của G20 đối với kế hoạch thúc đẩy giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di cư và tị nạn.
Trong những tuần gần đây, Đại diện của Đức tại G20 Lars-Hendrik Roller đã nhấn mạnh Sáng kiến Đối tác châu Phi của G20 trong các cuộc họp của Liên hợp quốc (LHQ) tại New York. Sáng kiến này dự kiến được trình bày tại một cuộc họp khác về châu Phi tại Berlin vào giữa tháng 6 tới. Ông Roller cho biết sáng kiến này “là một đề xuất đã được các tổ chức quốc tế và các bộ trưởng tài chính và phát triển thuộc G20 cùng đưa ra và sẽ thúc đẩy đầu tư cá nhân, nhất là về hạ tầng”.
Mới tuần qua, đoàn đại biểu đầu tiên do tân Bộ trưởng Kinh tế Đức Brigitte Zypries dẫn đầu đã tới châu Phi để bàn về vấn đề phát triển bền vững ở lục địa này. Bà Zyprires đã gọi châu Phi là “khu vực đầy hứa hẹn với tiềm năng to lớn”, nơi sẽ có tới gần 2 tỷ dân vào năm 2050.
Cơ hội thảo luận phi chính thức
Tuy nhiên, bà Claudia Schmucker ở Hội đồng Đối ngoại Đức không cho rằng chương trình nghị sự này sẽ là trọng tâm tại hội nghị G20. Theo bà, giá trị thực sự của G20 là “tiến tới hiểu biết lẫn nhau” và những sự giao lưu trao đổi phi chính thức. Đây có thể là lý do đại diện của Đức tại G20 Roller lại nhấn mạnh tới cách tiếp cận đa phương của nước mình với LHQ.
“Hiện nay có rất nhiều vấn đề toàn cầu nổi cộm cần đến các giải pháp toàn cầu và G20 phải góp sức vào điều này. Chủ nghĩa đa phương và việc hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như thương mại là ưu tiên đối với chính phủ Đức”, ông Roller nhấn mạnh.
Song theo chuyên gia toàn cầu Schmucker, vai trò chủ tịch G20 của Đức đang được thực hiện trong tình hình bất lợi. “Kinh tế toàn cầu không ổn định. Nước Mỹ vừa có tổng thống mới và chưa rõ cách nào phối hợp với Mỹ với tư cách là đối tác. Hội nghị G20 diễn ra rất sớm bởi có bầu cử ở Đức. Điều đó sẽ khiến rất khó đạt được những quyết định quan trọng”, bà Schmucker nói.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Charlotte Observer) |
Mặc dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà Đức đề nghị đảm nhiệm vai trò chủ tịch G20 trong năm bầu cử của mình. Chuyên gia Heribert Dieter thuộc Viện nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế và An ninh có trụ sở tại Berlin, chỉ trích điều này. Ông nói: “Có rất nhiều việc phải làm trong cuộc bầu cử. Trong con mắt của các nước khác, G20 sẽ là cơ hội đem đến những hình ảnh đẹp cho chiến dịch bầu cử Đức. Theo quan điểm của các nước khác, đây thực sự không phải là điều bạn mong đợi từ chức chủ tịch G20”.
Mặt khác, Hội nghị An ninh Munich, với nhiều người tham gia tới từ Bonn, cho thấy một hội nghị lớn có nhiều nhân vật cấp cao tham dự cũng có thể được tiến hành ở trung tâm thủ đô. Từ Munich, một số ngoại trưởng sau đó sẽ tới Geneva, nơi sẽ diễn ra các cuộc đàm phàn thiết lập hòa bình ở Syria vào ngày 20/2 tới. Cho tới lúc đó, có lẽ những cuộc gặp phi chính thức và các cuộc thảo luận ở hành lang Munich và Bonn sẽ có thể gỡ bỏ một số rào cản để đạt được một số thỏa thuận.