Nước - vũ khí đáng sợ trong tay IS

Mối lo ngại của cộng đồng quốc tế đang ngày càng lớn dần đối với những con đập đang nằm trong tay IS ở Iraq và Syria.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

 

nuoc vu khi dang so trong tay is
Các chiến binh quân đội thuộc khu tự trị người Kurd ở Iraq canh phòng IS ở sông Euphrates. Nguồn: AP

Nước là sự sống của muôn loài, nhưng quá nhiều nước hoặc khan hiếm nước có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí là chết chóc. Hiện tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang kiểm soát trong tay sáu trong số tám con đập lớn ở sông Euphrates và sông Tigris và đang tiếp tục tấn công con đập thứ bảy. Quả thực, các nỗ lực quốc tế nhằm“loại bỏ” tổ chức khủng bố này đặt ra  những thách thức mới không dễ bề hóa giải đối với các bên tham chiến tại Syria và Iraq, một khi IS đang kiểm soát những nguồn nước vô cùng quan trọng trong khu vực.

Vũ khí nguy hiểm do con người tạo ra

Lật lại lịch sử, chúng ta thấy việc IS sử dụng nguồn nước như một loại vũ khí không phải là điều mới mẻ, Nước quả thực đã trở thành một vũ khí đáng sợ do con người tạo ra. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cánh cửa đập của con sông Yser ở thị trấn Niewpoort của Bỉ đã được mở ra khi thủy triều đang ở mức cao gây ra một trận lũ lụt toàn bộ khu vực Flander. Lúc đó nước đóng vai trò như một loại vũ khí hữu hiệu ngăn chặn đà tiến công của quân đội Đức.

Khoảng 25 năm sau, một kế hoạch sử dụng “vũ khí nước” tương tự dẫn đến một tấm thảm kịch khủng khiếp ở Trung Quốc. Để ngăn chặn đà xâm lược của quân đội Nhật Hoàng trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh phá đê sông Hoàng Hà ở tỉnh Hồ Nam vào ngày 9/6/1938 nhằm ngăn chặn đà tiến quân mạnh mẽ của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên kế hoạch thất bại, Tưởng Giới Thạch không những không ngăn được quân đội Nhật mà còn gây ra cái chết cho khoảng 800.000 người dân Trung Quốc trong trận lụt lịch sử đó.

Vào những năm 1990, nước cũng được sử dụng như một vũ khí chiến lược ở Trung Đông. Tổng thống Iraq Saddam Hussien đã ra lệnh xả nước xuống khu vực phía Nam gây ngập lụt nghiêm trọng nhằm trừng phạt người Iraq dòng Shiites - những người  đang đấu tranh chống lại chính quyền Bagdad.

Theo nhà phân tích Tobias von Lossow, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế và an ninh Đức (SWP), tất cả các bên tham chiến tại Syria đều sử dụng nước làm vũ khí, trong đó IS sử dụng vũ khí này thường xuyên nhất. Ông cho biết thêm, “ IS sử dụng nguồn nước như một loại vũ khí có hệ thống và kiên quyết”. Von lossow dẫn chứng: Vào tháng 5/2015, IS kiểm soát đập Euphrates ở Ramadi, không lâu sau đó IS đóng 1/2 nguồn cung cấp nước của Euphrates, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung cấp nước cho 5 tỉnh mà con sông đi qua. Năm 2014, IS dường như đã sử dụng một đập ở sông Euphrates gần thành phố Fallujah nhằm tấn công quân đội Iraq tại khu vực bằng việc đóng cửa đập để tích nước ở thượng nguồn, sau đó xả nước, dẫn đến thiệt hại diện rộng ở hạ nguồn, buộc 60.000 người phải di tản.

Điều này giải thích tại sao cộng đồng quốc tế lại lên tiếng cảnh báo khi các chiến binh của IS đánh chiếm đập ở sông Tigris ở Mosul vào tháng 8/2014.  Đây là con đập lớn nhất của Iraq, cung cấp nước chính cho các khu vực của người Kurd cũng như đóng góp tới 1/2 sản lượng điện lưới của Iraq. Việc kiểm soát con đập chiến lược này đồng nghĩa với việc IS  có thể có khả năng gây ra hạn hán trên diện rộng ở nhiều khu vực của Iraq.

Trong trường hợp xấu nhất, IS có thể phá bỏ hoàn toàn con đập sông Tigris, tạo ra những con sóng khổng lồ cao tới 20m tràn qua thành phố Mosul với sức hủy diệt vô cùng đáng sợ. Con sóng này được cho là vẫn có thể còn cao tới 5m khi nó tràn qua thủ đô Baghdad và có khả năng gây ra cái chết của nửa triệu người. 

Tuy nhiên, thảm họa đó đã được ngăn ngừa với hỗ trợ to lớn từ không lực Hoa Kỳ, Quân đội Iraq và chiến binh người Kurd đã tái chiếm và giành lại quyền kiểm soát con đập trọng yếu chỉ trong vòng một tuần chiến đấu.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Bên cạnh việc đóng cửa nguồn nước gây hạn hán và lũ lụt, có một cách khác để sử dụng nước như một loại vũ khí: làm ô nhiễm hoặc đầu độc nguồn nước. Vào tháng 12/2014, IS đã cung cấp nguồn nước bẩn tới khu vực phía Nam Tikrit bằng cách pha thêm dầu vào nguồn nước.

IS cũng đã có âm mưu sử dụng phương pháp này ở châu Âu vào tháng 7/2015. Những kẻ ủng hộ IS đã cố đầu độc đập dữ trữ nước lớn nhất ở thủ đô Pristina, Kosovo nhưng đã bị ngăn chặn kịp thời. 

Theo nhà phân tích Von Lossow, nếu IS bị đẩy lui bằng các biện pháp quân sự và bị suy yếu, mất phần lớn lãnh thổ kiểm soát, điều đó dẫn tới IS phải chiến đấu trận chiến cuối cùng chống lại các kẻ thù. Trước thế đứng bên bờ vực sụp đổ, IS có thể phá hủy những con đập ở sông  Euphrates and Tigris, mở cửa xả lũ. Lúc đó nước trở thành vũ khí giết hủy diệt đáng sợ.

Lê Thái (theo DW)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào nhé!
Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Theo Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng XL7 2021, Ciaz 2021, Ertiga 2021, Swift 2021, Ertiga 2022, XL7 2022 và Jimny 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong ...
TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

Theo Reuters, công ty mẹ của TikTok, ByteDance sẽ chấp nhận đóng cửa ứng dụng của mình thay vì chọn giải pháp bán lại cho một công ty ở Mỹ.
Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Việc lựa chọn, bố trí nhân sự luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa ra đồn đoán, xuyên tạc với những thông tin xuyên tạc.
Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Khoảnh khắc Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và cậu bé 'Lôi Con' hội ngộ gây 'sốt' mạng xã hội.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động