Quan hệ Mỹ-EU thời Tổng thống Joe Biden: Mối lương duyên không dễ chối bỏ

Thanh Tú
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chọn châu Âu là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, một mặt là để hàn gắn quan hệ Mỹ-EUvốn bị tan vỡ dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump, mặt khác là để "siết chặt" hàng ngũ chống Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những dấu hỏi trong mối quan hệ Mỹ-châu Âu
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Liên minh châu Âu, Brussels, ngày 15/6. (Nguồn: AP)

Thông điệp “Nước Mỹ đã trở lại"

Đây chính là thông điệp xuyên suốt trong chuyến công du châu Âu vừa qua của Tổng thống Joe Biden.

Mỹ cần tái khẳng định vai trò đi đầu trong các định chế đa phương và củng cố mối quan hệ hợp tác với các nước cùng chia sẻ giá trị và lợi ích với Mỹ.

Để làm được điều này, trước hết, Mỹ cần hàn gắn lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), vốn đã bị sứt mẻ nghiêm trọng dưới thời ông Donald Trump.

Martin Quencez, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ chức nghiên cứu-tư vấn của Đức German Marshall Fund of the United States (GMF) phát biểu: “Mục tiêu của ông Biden là hàn gắn mối quan hệ Mỹ-EU. Những vụ tai tiếng thường xuyên, hay chuyện phơi bày công khai những bất đồng giữa châu Âu và Mỹ sẽ không còn nữa. Ngược lại, quan hệ Washington-Brussels giờ đây khá tốt đẹp và đoàn kết. Ông Biden luôn muốn chứng tỏ sự đoàn kết và gắn kết với châu Âu, qua đó bắt đầu hình thành một lịch trình mới cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương”.

Tuy nhiên, những cử chỉ thân thiện này của nguyên thủ Mỹ không thể che giấu được một nỗi ám ảnh lớn khác.

Ông Jo Coelmont, chuyên gia về các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương của Viện Egmont, Bỉ, nói: “Vấn đề đầu tiên của ông Biden là chính sách đối nội của Mỹ, sự phân cực của xã hội, dịch Covid-19, và Quốc hội nước này. Vấn đề lớn thứ hai chính là Trung Quốc”.

Mỹ tăng cường hợp tác chiến lược với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Xu hướng và quan ngại

Mỹ tăng cường hợp tác chiến lược với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Xu hướng và quan ngại

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã hồi phục nhanh bất chấp cuộc khủng hoảng Covid-19. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2021 là 8,5%. Với nhịp độ này, Trung Quốc đang trên đà soán ngôi Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bị "tụt hạng", Mỹ có nguy cơ mất dần tầm ảnh hưởng. Thế nên, chính quyền của ông Biden mong muốn các đồng minh châu Âu tỏ ra cứng rắn hơn với Trung Quốc, chẳng hạn như hạn chế bớt các đầu tư của nước này trong nhiều dự án hạ tầng trọng điểm của châu Âu, giảm lệ thuộc vào công nghệ Trung Quốc, công khai lên án các vụ vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc...

Trên bình diện quốc tế, Washington cũng muốn các đồng minh có một vai trò trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung.

Đối với Mỹ, sự hiện diện quân sự của châu Âu - chủ yếu là Anh và Pháp - tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn luôn có một giá trị biểu tượng quan trọng.

EU muốn thoát khỏi "cái bóng" của Mỹ?

Cuộc chiến thương mại do ông Trump khởi xướng đã để lại nhiều di hại.

Đối với EU, 4 năm cay đắng vừa qua đủ để cho khối này trưởng thành và ý thức được rằng, EU cần phải “tự lực tự cường” phần nào về kinh tế, đặc biệt là phải độc lập về chính trị, quốc phòng.

Đối với Trung Quốc, EU tỏ rõ lập trường khác biệt với Mỹ và không muốn bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh giữa 2 "gã khổng lồ".

Ông Sven Biscop, làm việc tại Viện Egmont, nhận định: “Việc Trung Quốc trở thành cường quốc là một vấn đề đối với Mỹ, bởi Washington tất nhiên vẫn muốn mình là nước đi đầu thế giới. Tuy nhiên với châu Âu, đó là một chuyện có lẽ mang tính logic”.

Mỹ ngày càng ra nhiều "đòn" trừng phạt Trung Quốc, nhưng EU lại coi Bắc Kinh là “một đối tác kinh tế” và “một đối thủ hệ thống”.

Bắc Cực: Đấu trường so găng giữa

Bắc Cực: Đấu trường so găng giữa 'Gấu và Đại bàng'

Việc EU ký thỏa thuận đầu tư toàn diện với Trung Quốc hồi tháng 12/2020 là một bằng chứng rõ ràng, gây bất ngờ cho Mỹ.

Theo phân tích của Pierre Haroche, chuyên gia về an ninh châu Âu làm việc tại Viện Nghiên cứu về chiến lược thuộc trường Quân sự (IRSEM), thỏa thuận này minh họa rõ nét cho khái niệm “tự chủ chiến lược” được Ủy ban châu Âu (EC) xúc tiến từ nhiều tháng trước đó.

Chuyên gia Pierre Haroche nhận định: “Một mặt, châu Âu nhắc đến 'quyền tự quyết' để khẳng định Brussels không cần đợi sự cho phép của Mỹ mới 'dám' làm việc với Trung Quốc, giống như nước Mỹ thời ông Donald Trump đã không hỏi ý kiến châu Âu khi ký thỏa thuận ‘giai đoạn 1’ với Trung Quốc hồi tháng 1/2020."

Mặt khác, EU muốn nhấn mạnh rằng, tham vọng tự chủ của họ cũng đã được 'mở rộng', nghĩa là đây không phải là một bức bình phong cho một kiểu tân bảo hộ mậu dịch. Chiến lược này vẫn luôn tương thích với truyền thống mở rộng trao đổi mậu dịch của châu Âu với điều kiện đó là những cuộc trao đổi cân bằng và không tạo ra một lợi thế mất cân xứng cho các đối thủ cạnh tranh của châu Âu”, chuyên gia này cho biết thêm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngay sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh từng nói rõ, ông mong muốn một EU “không phải là chư hầu của Trung Quốc, nhưng cũng không đi theo lập trường của Mỹ trong hồ sơ này”.

Khi Mỹ là đồng minh quốc phòng...

Lập trường này của EU không phải không có cơ sở.

Theo một cuộc thăm dò gần đây do Hội đồng châu Âu (EC) thực hiện tại 11 nước thành viên EU, đa số những người được hỏi đều coi Trung Quốc là một đối tác, rất hiếm khi là đồng minh cũng như đối thủ.

Là một người rất am hiểu châu Âu và được bao bọc bởi một dàn cố vấn thân châu Âu, Tổng thống Biden hoàn toàn ý thức được những vấn đề trên.

Khác với người tiền nhiệm, ông chủ Nhà Trắng Biden đã tỏ ra khôn khéo khi đề cập vấn đề Trung Quốc.

Bà Alexandra de Hoop Scheffer, Giám đốc GMF, khẳng định: “Ông Joe Biden biết cách gói ghém các lợi ích, mục tiêu trong khuôn khổ lớn hơn khi đưa ra lập luận dân chủ chống chuyên chế, khiến châu Âu không có nhiều chọn lựa phải nhanh chóng quyết định. Việc Mỹ không ngừng nhắc lại quan điểm này đã buộc châu Âu, nhất là trong hồ sơ Trung Quốc, cũng phải từ từ ngả theo Mỹ. Chúng ta thấy rõ điều này trong khuôn khổ cuộc họp NATO, bởi vì tuyên bố chung của khối này lần đầu tiên đã xác định Trung Quốc là một 'thách thức hệ thống', tức là một ‘mối đe dọa tiềm tàng’”.

Tin liên quan
Sáng kiến B3W: Sáng kiến B3W: 'Chung chí hướng' mới có thể ‘xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn’

Liệu EU có đủ đoàn kết trước sức ép này của Mỹ trong cách đối phó với Trung Quốc?

Trên thực tế, nội bộ EU đã bị chia rẽ trong cách cư xử với Trung Quốc. Nhiều nước thành viên như Ba Lan, Cộng hòa Czech, các nước vùng Baltic luôn coi Mỹ là đồng minh quân sự chiến lược.

Tuy nhiên, bà Scheffer lưu ý rằng, hồ sơ Trung Quốc còn là một phần trong chiến lược “mặc cả” của EU để có được sự hậu thuẫn của Mỹ về an ninh quốc phòng.

Bà nói: “Nghĩa là EU đi theo Mỹ trong chính sách kiềm hãm, đối đầu với Trung Quốc, nhưng đổi lại, liên minh kinh tế-chính trị này muốn Mỹ bảo đảm quốc phòng tập thể trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để đối phó với mối đe dọa từ Nga.

Hình thức mặc cả này cũng được áp dụng trong quan hệ song phương Mỹ-Đức với dự án Nord Stream 2. Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhắm vào công trình này để 'hâm nóng' quan hệ với Đức, nhưng đổi lại, Washington cũng yêu cầu Berlin thay đổi thái độ đối với Trung Quốc và hỗ trợ Mỹ trong một cách tiếp cận cứng rắn hơn”.

Mối nhân duyên không dễ chối bỏ

Đến châu Âu lần này, ông Biden không đi với "đôi bàn tay trắng". Việc Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 và kết thúc 17 năm tranh chấp thương mại giữa Boeing và Airbus cho thấy rõ ý muốn hòa giải của chính quyền Tổng thống Biden, mở ra một cách tiếp cận mới cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Bà Scheffer nhận xét: “Điều thú vị cần quan sát ở đây là Tổng thống Biden chấp nhận một số đề nghị từ EU dưới hình thức gọi là hợp tác để có thể đề cập đến tất cả những chủ đề mà EU và Mỹ vẫn còn nhiều điểm mâu thuẫn, thậm chí là bất đồng. Chẳng hạn như cuộc họp EC-Mỹ để thảo luận về các vấn đề thương mại, công nghệ; cuộc họp EC-Mỹ để bàn về Nga.

Đây thật sự là một điểm mới, cho thấy rõ EU đang tìm cách khẳng định vị thế như một tác nhân thực sự, được chính quyền Biden nhìn nhận về những chủ đề vừa mang tính kinh tế, thương mại vừa cả chiến lược”.

Theo bà Scheffer, có nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Biden đã công nhận vị thế của EU trong nhiều lĩnh vực, song rào cản duy nhất còn lại gây trở ngại cho con đường “tự chủ chiến lược” của châu Âu để có thể đối thoại “bình đẳng” với Mỹ là vấn đề tự chủ quốc phòng, cho dù đã có một số bước tiến đáng kể.

Chuyên gia Scheffer nói: “Điều thú vị là chính quyền của Tổng thống Biden tỏ ra rất cởi mở với ý tưởng một châu Âu tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng, khác hẳn với các chính quyền tiền nhiệm, nhưng với một điều kiện là Mỹ phải được tham gia các dự án quốc phòng của châu Âu. Chẳng hạn như, chính quyền Mỹ thời Donald Trump từng gây áp lực với Brussels để Mỹ có thể được tham gia dự án ‘hợp tác mang tính cơ cấu thường trực về quốc phòng’ (PESCO), giờ ông Biden đã có được điều đó..."

Có thể nói, Mỹ chấp nhận châu Âu có một nền quốc phòng vững mạnh hơn với tư cách là đối tác của Mỹ nhưng với điều kiện là nền công nghiệp quốc phòng Mỹ cũng có thể được hưởng lợi. Điều này rõ ràng không hẳn vô hại cho châu Âu và các ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 2/7: Biến thể Delta đe dọa EURO 2020; làn sóng mới tấn công châu Mỹ; đại dịch khiến các nước lơ là chống buôn người?
Nga tuyên bố hành động của EU 'vô nghĩa', tiếc nuối về quyết định của châu Âu
Chiến lược 'vỗ về' châu Âu của ông Biden có thực sự phát huy tác dụng?
Mỹ, châu Âu đột ngột 'xoay trục', châu Á-Thái Bình Dương là trọng tâm chiến lược mới
Muốn bớt lệ thuộc vào Mỹ, châu Âu loay hoay định hình chính sách ngoại giao
(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Hyundai mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Hyundai mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Hyundai của các dòng i10 2021, Accent 2021, Tucson 2021, Kona 2021, Elantra 2021, Santa Fe 2021, Stargazer 2022, Elantra 2022, Tucson 2022, Creta 2022, Palisade ...
Người Việt tại châu Âu phát huy tinh thần vì biển đảo Việt Nam

Người Việt tại châu Âu phát huy tinh thần vì biển đảo Việt Nam

Ban liên lạc người Việt châu Âu 'Vì biển đảo Việt Nam' đã tiến hành chuyển giao quyền Trưởng ban luân phiên, nhiệm kỳ 2024-2026.
Bài tarot hôm nay 14/11: Trong tình yêu, bạn đóng vai trò cho hay nhận?

Bài tarot hôm nay 14/11: Trong tình yêu, bạn đóng vai trò cho hay nhận?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá được thông điệp về vai trò của mình trong tình yêu. Bạn là người cho đi hay nhận lại?
Prudential trao 'món quà' chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm

Prudential trao 'món quà' chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm

Prudential Việt Nam ra mắt chương trình 'Một giải pháp sức khỏe, cả gia đình an vui' mang lại giá trị gia tăng và nâng cao trải nghiệm của khách ...
Từ ngày 1/1/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) trong đó có quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau.
Kết quả xổ số hôm nay, 13/11: XSMN 13/11/24 - Xổ số Đồng Nai, xổ số Cần Thơ và xổ số Sóc Trăng

Kết quả xổ số hôm nay, 13/11: XSMN 13/11/24 - Xổ số Đồng Nai, xổ số Cần Thơ và xổ số Sóc Trăng

XSMN 13/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 13/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 13/11, được các công ty Xổ số Đồng Nai, Cần Thơ và ...
Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Ông Trump tuyên bố sẽ thành lập Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cơ quan hành pháp này trong nhiệm kỳ 2025-2029.
Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên sẽ không đối thoại với Mỹ trong thời gian hợp tác quân sự với Nga để triển khai quân đội.
Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng

Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng

Những tháng gần đây, tình hình an ninh ở Haiti đang ngày càng xấu đi.
Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP29 lo ngại lượng khí thải CO2 toàn cầu, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, dự kiến lên mức cao kỷ lục.
Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Ngày 12/11, Vua Philippe của Bỉ quyết định gia hạn nhiệm vụ của nhà đàm phán Bart De Wever, Chủ tịch đảng Liên minh Flanders mới (N-VA).
Australia khởi động dự án tàu ngầm hạt nhân với đối tác Mỹ và Anh

Australia khởi động dự án tàu ngầm hạt nhân với đối tác Mỹ và Anh

Chính phủ Australia thông báo đang tiến tới việc đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị vũ khí thông thường ở bang Nam Australia.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động