Chiến lược 'vỗ về' châu Âu của ông Biden có thực sự phát huy tác dụng?

Quyên Trần
Tỷ lệ ủng hộ Mỹ đã tăng vọt sau chuyến công du 8 ngày của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới châu Âu. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề xuyên Đại Tây Dương rất khó giải quyết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến lược 'vỗ về' châu Âu của ông Biden có thực sự phát huy tác dụng?
Ông Biden bày tỏ quyết tâm xây dựng lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sau 4 năm đầy chông gai dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. (Nguồn: AP)

Nỗ lực của ông Biden

Chỉ trong 8 ngày thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Tổng thống Joe Biden đã gặp khoảng 45 quốc vương, tổng thống và thủ tướng châu Âu và ở đâu ông cũng phải chật vật để “vỗ về” châu Âu.

Ông Biden đã ca ngợi mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu như một “liên minh các nền dân chủ”. Ông tâng bốc châu Âu khi đánh giá họ có vai trò quan trọng trong việc khôi phục trật tự thế giới đa phương và khôi phục cam kết của Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo ở châu Âu.

Tất cả những điều này nhằm mục đích "chữa lành" những tổn thương sâu sắc mà Chính quyền Donald Trump đã gây ra cho châu Âu.

Và ở một cấp độ nào đó, nỗ lực “gây cảm tình” của Biden với châu Âu đã thành công, thậm chí từ trước chuyến công du của ông.

Tin liên quan
Ngoại giao ‘lối cũ’ của ông Joe Biden tại châu Âu Ngoại giao ‘lối cũ’ của ông Joe Biden tại châu Âu

Trung tâm nghiên cứu Pew, một tổ chức tư vấn của Mỹ thường xuyên tiến hành thăm dò dư luận, cho biết 2/3 người châu Âu có quan điểm ủng hộ Mỹ, gần như gấp đôi con số được ghi nhận vào thời điểm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Chẳng hạn, hiện nay ở Pháp, tỷ lệ người có quan điểm tích cực về Mỹ đã tăng lên 65% so với mức chỉ 31% vào năm 2020.

Theo phát hiện mới nhất của Pew vừa được công bố trong tháng 6/2021, không khu vực nào trên thế giới có quan hệ nồng ấm với Mỹ bằng châu Âu.

Tuy nhiên, liệu ông Biden có hoàn thành được nhiệm vụ chính của mình - thúc đẩy châu Âu giúp đỡ Washington thực hiện những mục đích chiến lược toàn cầu của Mỹ - hay không?

Câu trả lời là không, ít nhất là vào thời điểm hiện nay. Và rủi ro là khi gạt tình cảm hữu nghị nồng ấm sang một bên, thì những nỗ lực của Tổng thống Mỹ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của châu Âu có thể không bao giờ mang lại kết quả như Washington mong đợi. Vì như mọi nhà điều hành doanh nghiệp đều biết, việc xây dựng lại thương hiệu luôn có những giới hạn.

Những động thái tích cực

Trong 5 tháng đầu tiên nắm quyền, ông Biden đã nhắm tới việc đạt được những mục tiêu dễ dàng và nhanh chóng khi cải thiện quan hệ với châu Âu. Đã qua rồi cái thời những dòng tweet xuất hiện vào lúc nửa đêm của ông Trump khiến châu Âu phẫn nộ hay những ý tưởng kỳ lạ như đề xuất việc Mỹ mua Greenland.

Thay vào đó, Mỹ và các thủ đô của châu Âu trao đổi những thông điệp theo trật tự. Tất cả các chính phủ châu Âu đều được tham vấn. Và mỗi bức hình sự kiện đều là cơ hội để nhắc lại tình đoàn kết giữa Mỹ với châu Âu.

Tháng 8/2020, máy bay chiến đấu của Mỹ đã bay qua không phận của 28 nước thành viên NATO, một lời nhắc nhở mang tính biểu tượng về chiếc ô phòng thủ của Mỹ trên lục địa này.

Liệu quan hệ Mỹ-EU có cải thiện dưới thời Tổng thống Joe Biden?

Liệu quan hệ Mỹ-EU có cải thiện dưới thời Tổng thống Joe Biden?

Cách nhìn nhận bạn – thù là nguyên nhân lớn nhất tác động đến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Liên ...

Chiến thuật này có tác dụng xoa dịu những lời chỉ trích ở châu Âu và thậm chí còn tạo dựng một hình ảnh bất thường về ông Biden như một tổng thống có vẻ táo bạo và cấp tiến hơn trong việc ủng hộ cải cách kinh tế và chính trị toàn cầu so với các nhà lãnh đạo châu Âu, những người vốn thường nhận hết điều này về mình.

Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) thông qua đề xuất áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sau một thời gian dài tranh cãi. Hơn nữa, Tổng thống Mỹ đương nhiệm thậm chí còn khiến châu Âu cảm thấy hổ thẹn khi đề nghị bỏ quyền sở hữu vaccine Covid-19 để đẩy nhanh tốc độ sản xuất vaccine này.

Lần đầu tiên, châu Âu dường như trở thành “kẻ theo sau”. Và Mỹ đã nhận được lời khen ngợi từ một số thành phần chính trị cực tả ở châu Âu, cũng là một sự kiện lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử.

Mỹ cũng đưa ra một số nhượng bộ thực sự đối với châu Âu. Chẳng hạn, Chính quyền Biden đã từ bỏ một số đòi hỏi của những người tiền nhiệm – kể cả của êkíp dưới thời Barack Obama – liên quan đến việc yêu cầu châu Âu phải cam kết dành ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng.

Mặc dù đây vẫn là mục tiêu chính thức, nhưng nó đã không được đề cập đến trong thông cáo được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây.

Và quan trọng hơn, ông Biden đã chấm dứt cuộc tranh chấp thương mại kéo dài nhất trong lịch sử hiện đại giữa Mỹ và châu Âu về các khoản trợ cấp của hai bên dành cho hai hãng sản xuất máy bay hàng đầu của họ, lần lượt là Boeing và Airbus.

Cuộc tranh chấp kéo dài 17 năm này đã dẫn đến các đợt áp thuế và biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với rượu champagne, rượu Cognac và đồ da của châu Âu; mặt khác, châu Âu cũng áp thuế đối với máy kéo, trò chơi điện tử và máy móc xây dựng của Mỹ.

Giờ đây, tất cả những điều này đã kết thúc nhờ một giải pháp kỳ diệu. Tuy nhiên, dù những bước đi này thể hiện thiện chí rất lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là châu Âu sẵn sàng can dự sâu rộng hơn với Washington.

Chiến lược 'vỗ về' châu Âu của ông Biden có thực sự phát huy tác dụng?
Mỹ và EU tìm được giải pháp cho xung đột lợi ích giữa 2 tập đoàn hàng không lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus. (Nguồn: Getty)

Châu Âu còn lo ngại điều gì?

Trước hết, châu Âu tiếp tục tự hỏi liệu ông Trump có phải là một ngoại lệ trong số các Tổng thống Mỹ truyền thống hay chính ông Biden mới là một ngoại lệ mà tiếp đến sẽ là sự trở lại của một Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa biệt lập khác.

Điều thú vị là chính ông Biden lại khiến châu Âu thêm lo lắng khi trong chuyến công du đến châu lục này vừa qua lại công khai chỉ trích các đối thủ của mình ở đảng Cộng hòa vì họ vẫn ủng hộ ông Trump.

Khi châu Âu lắng nghe bài phát biểu của ông Biden, họ nhanh chóng nhớ lại rằng quyền kiểm soát của ông Biden với Thượng viện Mỹ rất yếu ớt và điều đó nhiều khả năng sẽ thay đổi sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2022.

Chính quyền Biden cũng phát hiện ra một thói quen cũ khác của châu Âu, đó là bất kể Mỹ có tham vấn họ bao nhiêu, thì châu Âu vẫn luôn không hài lòng và đòi hỏi nhiều hơn.

Chẳng hạn, Ba Lan bày tỏ thái độ không hài lòng về cuộc tham vấn của Washington với châu Âu trước khi ông Biden gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, mặc dù cuộc đối thoại này giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu là một trong những cuộc đối thoại sâu rộng nhất trong thời gian gần đây.

Tin liên quan
Thành công Thành công 'thực dụng' của ông Biden tại thượng đỉnh Nga-Mỹ*

Các tranh chấp thương mại cũng không còn. Châu Âu mong muốn khôi phục Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiện hoạt động không hiệu quả vì ông Trump đã cản trở việc bổ nhiệm các thẩm phán mới và không có dấu hiệu nào cho thấy ông Biden, vốn là người công khai ủng hộ chủ nghĩa đa phương, có ý định hành động khác với người tiền nhiệm.

Tuy nhiên, khó khăn đối với nhà lãnh đạo Mỹ là việc ông lấy lòng châu Âu không chỉ nhằm mục đích khôi phục liên minh xuyên Đại Tây Dương của Mỹ, mà còn nhằm thay đổi và định vị lại liên minh này, một bài toán hóc búa hơn nhiều.

Theo quan điểm của Nhà Trắng, Nga – vốn lâu nay vẫn bị châu Âu coi là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất – đã là câu chuyện của ngày hôm qua. Ông Biden hoàn toàn thừa nhận vị thế hạt nhân của Nga và khả năng của Moscow trong việc gây ra mối nguy hại nhưng cách tiếp cận của ông là tìm cách xử lý vấn đề Nga một cách ít gây ồn ào và tiêu tốn ít nguồn lực nhất có thể, đồng thời "lợi dụng" châu Âu để giải quyết điều mà Mỹ coi là thách thức lớn nhất: Trung Quốc.

Và vấn đề đối với châu Âu là, dù mỗi nước ở lục địa này có quan điểm khác nhau, nhưng tất cả đều miễn cưỡng tham gia vào kế hoạch này của Mỹ.

Các nước thương mại lớn như Đức lo lắng và không muốn gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của họ với Trung Quốc. Pháp phản đối việc châu Âu liên kết với Mỹ chống lại Trung Quốc và coi đây là một vấn đề về mặt nguyên tắc. Thậm chí, các nước Đông Âu – vốn là những người tha thiết tin tưởng Mỹ nhất - cũng lo ngại về điều mà họ coi là nỗi ám ảnh của Washington đối với Bắc Kinh, vì họ sợ rằng điều này sẽ khiến số phận của khu vực Đông Âu sẽ do Nga định đoạt.

TIN LIÊN QUAN
Chiến lược kinh tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden ở châu Á: Đừng để chỉ là 'lời hứa suông'
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Tổng thống Vladimir Putin thực sự muốn gì ở ông Joe Biden?
Hoài nghi, 'tiếc nuối' trước Thượng đỉnh Nga-Mỹ, Tổng thống Ukraine được ông Biden 'vỗ về'
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Ông Biden thực sự nghĩ gì về ông Putin? *
Tổng thống Biden: Không khoan nhượng Nga; sẽ cho ông Putin và Trung Quốc thấy châu Âu và Mỹ 'khăng khít'

(theo Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Xem nhiều

Đọc thêm

Miss International 2024 Thanh Thủy chụp ảnh cùng mẹ sau đăng quang

Miss International 2024 Thanh Thủy chụp ảnh cùng mẹ sau đăng quang

Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế 2024) Thanh Thủy xúc động ôm mẹ sau khi giành vương miện danh giá.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Brazil từ ngày 18-19/11.
Cách đặt mật khẩu Messenger để bảo vệ thông tin tốt hơn

Cách đặt mật khẩu Messenger để bảo vệ thông tin tốt hơn

Messenger là ứng dụng nhắn tin phổ biến, nhưng nhiều người chưa biết cách đặt mật khẩu để bảo vệ tài khoản. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách ...
Samsung bổ sung tính năng hữu ích cho người dùng Galaxy S25

Samsung bổ sung tính năng hữu ích cho người dùng Galaxy S25

Samsung cuối cùng cũng "lắng nghe" tiếng nói của người dùng khi bổ sung tính năng cập nhật liền mạch trên Galaxy S25, giúp nâng cấp hệ điều hành nhanh ...
Viên ngọc lục bảo xanh đắt nhất thế giới - đạt mức giá kỷ lục 9 triệu USD tại phiên đấu giá

Viên ngọc lục bảo xanh đắt nhất thế giới - đạt mức giá kỷ lục 9 triệu USD tại phiên đấu giá

Vên ngọc lục bảo hình vuông quý hiếm nặng 37 carat thuộc sở hữu của Hoàng tử Sadruddin Aga Khan trị giá gần 9 triệu USD trong một phiên đấu ...
Hé lộ thông tin chiếc MacBook Pro với thiết kế hoàn toàn mới

Hé lộ thông tin chiếc MacBook Pro với thiết kế hoàn toàn mới

Nguồn tin từ Mark Gurman cho biết, Apple có thể sẽ ra mắt chiếc MacBook Pro với thiết kế hoàn toàn mới vào năm 2026.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Brazil từ ngày 18-19/11.
Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Ông Trump tuyên bố sẽ thành lập Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cơ quan hành pháp này trong nhiệm kỳ 2025-2029.
Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên sẽ không đối thoại với Mỹ trong thời gian hợp tác quân sự với Nga để triển khai quân đội.
Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng

Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng

Những tháng gần đây, tình hình an ninh ở Haiti đang ngày càng xấu đi.
Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP29 lo ngại lượng khí thải CO2 toàn cầu, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, dự kiến lên mức cao kỷ lục.
Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Ngày 12/11, Vua Philippe của Bỉ quyết định gia hạn nhiệm vụ của nhà đàm phán Bart De Wever, Chủ tịch đảng Liên minh Flanders mới (N-VA).
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động