TIN LIÊN QUAN | |
Trật tự kinh tế thế giới sẽ khác sau đại dịch Covid-19 | |
Thế giới thời Covid-19: Những rạn nứt và sự lung lay của trật tự quốc tế |
Có dự báo rằng cuộc khủng hoảng do Covid-19 nghiệm trong hơn cả Đại khủng hoảng 1929-1933. |
Lý thuyết Quan hệ quốc tế đương đại và lịch sử thế giới hiếm có tổng kết về các quy luật mà đại dịch thế giới sẽ thay đổi đời sống xã hội của nhân loại, cạnh tranh quyền lực và phân chia lợi ích giữa các quốc gia. Tuy nhiên, đại dịch lần này cho chúng ta nhận thức mới cũng như kinh nghiệm lịch sử đối với nền chính trị thế giới. Cụ thể, đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi thế giới một cách chưa từng thấy từ 4 khía cạnh sau:
Thứ nhất, tác động của đại dịch đối với trật tự kinh tế và hoạt động kinh tế của con người là chưa từng có. Do dịch bệnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang trải qua thời kỳ cách ly tại nhà, giãn cách xã hội và thậm chí là đóng cửa quốc gia.
Nhu cầu tiêu dùng, hoạt động kinh tế đã bị dồn nén lại chỉ còn để cung cấp nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, doanh nghiệp và ngành chế tạo hoạt động không bình thường, dòng vốn thiếu hụt phương hướng đầu tư.
Đây thực sự là sự ngưng trệ của tất cả các yếu tố hoạt động kinh tế. Một số người cho rằng sẽ là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lớn nhất sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-1933, một số người khác thậm chí còn cho rằng nó sẽ nghiêm trọng hơn cả cuộc Đại khủng hoảng.
Thứ hai, đại dịch Covid-19 đã đưa cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vào kỷ nguyên đối kháng toàn diện và việc xấu đi hiện nay trong quan hệ Mỹ-Trung là một ví dụ điển hình.
Trước đây chúng ta dự báo về quan hệ Mỹ-Trung là “sẽ không quá tốt và cũng sẽ không quá xấu”. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai siêu cường ngày nay đã có “thay đổi lớn về mặt mô hình” và thực sự bước vào kỷ nguyên đối kháng toàn diện, không chỉ về kinh tế, quân sự, mà các lĩnh vực như khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa, thị trường nội địa và hệ thống quản lý kinh tế... đều có xu hướng đối đầu và đối kháng.
Nhân tố nguy hiểm nhất trong quá trình xấu đi của quan hệ Mỹ-Trung ngày nay chính là bị tình cảm và chính trị hóa, đặc biệt là Chính phủ Mỹ liên tục bôi nhọ Trung Quốc nhằm “đẩy trách nhiệm”. Rất có khả năng quan hệ Mỹ-Trung sẽ “không có xấu nhất, chỉ xấu hơn”.
Quang hệ Mỹ-Trung sẽ “không có xấu nhất, chỉ xấu hơn”. |
Thứ ba, đại dịch Covid-19 đã mang lại những thăng trầm chưa từng thấy trong tư tưởng chính trị và xã hội trong 30 năm qua kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã toàn cầu hóa các giá trị và thực tiễn của chủ nghĩa tự do, được thể hiện trong toàn cầu hóa việc phân bổ các yếu tố thị trường, cấu hình cấu trúc của chuỗi giá trị và chuỗi công nghiệp, cũng như cơ cấu quản trị xã hội và chính trị toàn cầu của các quốc gia và thiết lập các vấn đề xuyên quốc gia và cơ chế quản trị.
Sự bùng phát của Covid-19 không chỉ thách thức nghiêm trọng đối với các cơ chế quản trị khu vực như Liên minh châu Âu, mà do chủ nghĩa dân túy “nước Mỹ trước tiên” nên quản trị toàn cầu dựa trên các quy tắc của hệ thống quốc tế hiện nay bị suy yếu nghiêm trọng.
Để đối phó với dịch bệnh, mối quan hệ giữa chính phủ, xã hội và cá nhân đang trải qua những điều chỉnh lớn. “Chủ nghĩa dân tộc mới” tăng cường khả năng can thiệp và phân bổ nguồn lực của chính phủ đang nhận được sự chú ý trên toàn thế giới.
Thứ tư, Covid-19 đang định hình lại hướng đi của dư luận toàn cầu, dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài ngoại; tự do, mở cửa và xuyên quốc gia theo chủ nghĩa toàn cầu cũng như tương tác xã hội xuyên khu vực đang phải đối mặt với thách thức và hạn chế nghiêm trọng.
Điều này tiếp tục thúc đẩy thêm sự ngăn chặn lẫn nhau, cạnh tranh chiến lược giữa các nền kinh tế lớn và mở rộng gồm cả về kinh tế, xã hội và dư luận. Mặt trận mới giữa các quốc gia cảnh giác và ngăn chặn các giá trị và khái niệm của nhau đang hình thành.
Một số nước Châu Phi chịu ảnh hưởng của dư luận phương Tây đã hưởng ứng với “thuyết kỳ thị Trung Quốc”, phương tiện truyền thông phương Tây cũng nhân cơ hội yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các khoản nợ của các nước châu Phi, một số dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường đã bị đình trệ.
Làm gì và như thế nào để chung sống an toàn với Covid-19? |
Đại dịch Covid-19 có thể hình thành “hiệu ứng tác động” theo 4 giai đoạn, đó là khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, khủng hoảng kinh tế và sinh kế, khủng hoảng xã hội và khủng hoảng chính trị có thể xảy ra ở một số nước.
Tác động hiện đang ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai, và đang trong giai đoạn chuyển sang giai đoạn thứ ba, nhưng giai đoạn thứ tư vẫn chưa xuất hiện. Đại dịch sẽ thay đổi thế giới theo hướng có xác suất cao như sau:
Thế giới có thể bước vào “thời kỳ chiến quốc mới”, các chiến tuyến cạnh tranh, phòng ngừa và cảnh giác giữa các quốc gia sẽ tiếp tục mở rộng và kéo dài. Trước đây, chúng ta thường nói về “đơn cực” và “đa cực”. Covid-19 sẽ làm cho khái niệm “cực” mờ đi chưa từng thấy.
Cấu trúc quốc tế sẽ không còn là cấu trúc phân phối quyền lực đơn giản với các “cực” là chính mà sự cảnh giác, phòng ngừa và xung đột lợi ích sẽ trở nên cụ thể và toàn diện hơn.
Đây sẽ là khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong đó trật tự quốc tế thiếu một lực lượng lãnh đạo chủ đạo, “xung đột và đấu tranh công khai hay ngấm ngầm” giữa các quốc gia diễn ra trong nhiều lĩnh vực, nhiều mặt trận và nhiều khía cạnh.
Nhiều cơ chế hợp tác đa phương do Trung Quốc tích cực khởi xướng BRICS, SCO và cơ chế hợp tác kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới và những vấn đề mới. Các nước BRICS và các nền kinh tế mới nổi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Sự mất giá đồng tiền của Nam Phi, Brazil và Ấn Độ trong 2 tháng qua là một mối lo ngại.
Cơ cấu quyền lực và lợi ích của thế giới sẽ được cơ cấu lại trong tương lai? Làm thế nào để chúng ta vượt qua được “thời kỳ chiến quốc này? Thách thức là chưa từng có.
Trong cấu trúc quốc tế mới, sự cảnh giác, phòng ngừa và xung đột lợi ích sẽ trở nên cụ thể và toàn diện hơn. |
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có thể bước vào giai đoạn mới khốc liệt hơn. Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu bước vào “Chiến tranh lạnh mới” chưa? Vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận, nhưng đánh giá từ xu hướng hiện nay, quan hệ Mỹ-Trung có lẽ chỉ còn một bước là đến “Chiến tranh lạnh mới”.
Nếu chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục “bôi nhọ” Trung Quốc để che đậy những sai lầm trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh và vì tranh cử, thì Trung Quốc và Mỹ sẽ khó thoát khỏi bóng ma “Chiến tranh lạnh mới” thời kỳ hậu dịch.
Sự khác biệt lớn nhất giữa “Chiến tranh lạnh mới” và chiến tranh lạnh cũ là hệ thống quốc tế sẽ không đơn giản tập hợp và phân hóa lại. Trung Quốc và Mỹ vẫn sẽ có các giao điểm giao thoa về kinh tế và thương mại, nhưng đối đầu toàn diện là không thể tránh khỏi.
“Chiến tranh lạnh mới” không phải là điều Trung Quốc mong muốn và cũng không phù hợp với lợi ích chiến lược của Trung Quốc, nhưng nếu chính quyền Trump khăng khăng áp đặt “Chiến tranh lạnh mới” thì Trung Quốc cũng không có lối thoát.
Trật tự kinh tế thế giới có thể được cải tổ lại trên quy mô lớn và việc điều chỉnh quá trình toàn cầu hóa sẽ là tất yếu. Số người nghèo trên thế giới đã không ngừng giảm từ năm 1990 đến nay, nhưng dịch bệnh viêm phổi mạch vành mới sẽ làm tăng số người nghèo trên thế giới tăng thêm 400 - 600 triệu người và con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng.
Cùng với hạn hán toàn cầu và khả năng tái phát của dịch bệnh, sẽ có gần 40 quốc gia trên thế giới đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi cục diện phát triển toàn cầu hiện nay.
ASEAN hậu Covid-19: Nhận diện thế giới, hành xử khôn ngoan TGVN. Biến động là điều không thể tránh khỏi nhưng sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, có những lĩnh vực mà khu vực ... |
Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương: Cục diện đang dịch chuyển và sự đối lập trong chi tiêu quốc phòng TGVN. Nhiều nước trong khu vực Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương, đặc biệt là Bộ Tứ (Quad) đang có những động thái chiến lược trước hành ... |
Hậu dịch Covid-19, một trật tự thế giới khó đổ vỡ nhưng 'khó mà như xưa' TGVN. Câu hỏi mấu chốt ở đây là, đại dịch Covid-19 có làm đảo lộn ít nhất một trong hai yếu tố cấu thành nên ... |