Thế giới mong chờ sự thay đổi

Năm 2016 chứng kiến rất nhiều “bất ngờ” trong đời sống chính trị quốc tế, từ Brexit, bầu cử ở Philippines, bầu cử ở Mỹ, sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của các nước lớn, nhỏ... đến nỗ lực hòa giải ở Colombia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the gioi mong cho su thay doi Thủ tướng Abe không chắc có thể thuyết phục ông Trump về TPP
the gioi mong cho su thay doi Quan hệ Mỹ-Ấn sẽ được tăng cường dưới thời Donald Trump?

Khi nhìn lại, chúng ta có thể thấy đó không hẳn là những bất ngờ. Đó là xu hướng đòi đổi thay quyết liệt, xóa đi những gì không còn phù hợp với thực tiễn.

Những sự kiện ngoài dự đoán

Nền chính trị Mỹ chuyển động theo chiến dịch tranh cử kéo dài cả một năm trời, trong đó “ngày phán xét” được chọn là ngày 8/11. Theo luật Mỹ, ứng cử viên trong các đảng chính trị như Dân chủ hay Cộng hòa phải tranh cử qua bầu cử sơ bộ trên phạm vi toàn quốc để chọn một ứng cử viên, đại diện cho đảng của mình ra tranh cử Tổng thống.

Tham gia bầu cử sơ bộ năm nay, đảng Cộng hòa có 17 ứng cử viên, trong đó tỷ phú Donald Trump được coi như ngoài tầm ngắm vì không có chút kinh nghiệm chính trị nào. Trong khi đó, đảng Dân chủ có 6 ứng cử viên với ứng cử viên nặng ký nhất là bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Mỹ, một chính trị gia lão luyện và có nhiều kinh nghiệm tranh cử. Nhưng ông Trump, với những khẩu hiệu tranh cử giải tỏa nỗi bất bình cũng như đáp ứng khao khát muốn thay đổi của cử tri, đã trở thành ứng viên của đảng Cộng hòa. Thậm chí, ông Trump còn thắng áp đảo đối thủ Hillary Clinton trong ngày bầu cử chính thức 8/11 mặc cho kết quả những cuộc thăm dò dư luận  trước đó cho thấy đường vào Nhà Trắng của ông không hề sáng sủa.

the gioi mong cho su thay doi

Không chỉ thua trong cuộc đua đến ghế Tổng thống, thất bại của đảng Dân chủ còn thể hiện ở việc đảng Cộng hòa đã nắm toàn bộ quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Phải chăng những thay đổi, tiến bộ mà ông Obama hứa hẹn như khẩu hiệu tranh cử “Change we need” (Sự thay đổi mà chúng ta cần) năm 2008 không đủ để khiến cử tri Mỹ hài lòng và họ buộc phải có một sự lựa chọn khác?

Trước đó vài tháng, ứng cử viên Rodrigo Duterte cũng bất ngờ trở thành Tổng thống mới của Philippines. Một người vốn là thị trưởng của một thành phố, chưa từng có kinh nghiệm quản trị ở cấp quốc gia, không ít lần “vạ miệng” lại chiến thắng trước những ứng cử viên giàu kinh nghiệm và được Tổng thống đương nhiệm khi đó ủng hộ. Trong khi ứng viên giàu kinh nghiệm như Mar Roxas rất khó để tiếp xúc với người dân và có xu hướng tiếp nối chính sách của Tổng thống cũ, việc ông Duterte tập trung vào tuyên chiến với tham nhũng và tội phạm đã nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri là dân thường - những người quá chán nản với tệ nạn tham nhũng, tội phạm và không nhận được nhiều lợi ích từ quá trình phát triển kinh tế. Đa số người dân Philippines muốn sự thay đổi.

Brexit là một đòn giáng mạnh mà cử tri Anh dành cho những nỗ lực nhất thể hóa Liên minh châu Âu (EU), thể chế liên kết khu vực được đánh giá là hội nhập sâu nhất và thành công nhất trong lịch sử. Người Anh vốn không thực sự thoải mái trong cơ chế hợp tác với EU, bằng chứng rõ nhất là việc đứng ngoài khu vực tự do đi lại Schengen và kiên quyết sử dụng đồng Bảng thay vì gia nhập khối các nước sử dụng đồng Euro. Những nỗi bức xúc, những trải nghiệm cay đắng mà người Anh cho rằng EU mang tới như vấn đề chủ quyền, đóng góp tài chính, việc bị kiểm soát bởi những luật lệ của EU, nỗi lo sợ người nhập cư... là những thực tại mà họ muốn thay đổi hoặc không muốn đối diện. Thế nhưng, sự kiện Brexit có thể mang tới hậu quả cho nước Anh là việc Scotland có thể ly khai. Trong khi đó, hậu quả đối với châu Âu là sự thụt lùi quá trình hội nhập và cũng có thể là điểm khởi đầu cho sự đảo chiều của tiến trình hội nhập ở cấp độ khu vực lẫn toàn cầu.

the gioi mong cho su thay doi

Việc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và EU đều ít nhiều điều chỉnh chính sách đối ngoại không gì khác ngoài lý do họ không chấp nhận những xu hướng, mô hình, hiện trạng của quan hệ quốc tế ngày nay. Mục tiêu tìm cách thay đổi là nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt.

Mỹ không còn xoay trục sang châu Á nhanh như dự kiến mà bắt buộc tập trung các nguồn lực trở lại Trung Đông khi vấn đề xung đột Syria và cuộc chiến chống khủng bố chưa có cách giải quyết. Sự sao lãng của Mỹ trở thành cơ hội để Trung Quốc giành lại ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Nga bất ngờ “làm lành” với Thổ Nhĩ Kỳ và xích lại gần Trung Quốc. Gần đây, EU với chiến lược toàn cầu mới cũng xác định phải năng động hơn, tự chủ hơn về đối ngoại và an ninh. Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi cho thấy sự năng động khi không chỉ “hành động hướng Đông” mà còn chú trọng hợp tác với Mỹ, Nga cùng các đối tác ở vùng Vịnh. Luật an ninh mới của Nhật Bản chính thức có hiệu lực, cho phép nước này triển khai quân đội ra nước ngoài và đóng một vai trò nổi bật hơn trong hoạt động gìn giữ hòa bình và phòng vệ tập thể. Các nước như Thái Lan, Malaysia hay Philippines cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và mục tiêu tối đa hóa lợi ích quốc gia vẫn được đặt lên trên hết.

Thay đổi tiếp theo là xu hướng đi xuống của lực lượng cánh tả trong đời sống chính trị ở Mỹ Latinh. Sau hơn một thập kỷ lựa chọn các chính khách dân túy cánh tả, giờ đây, cử tri các nước Mỹ Latinh như Argentina, Brazil, Ecuador đã hoặc sẽ chuyển sang lựa chọn các nhà lãnh đạo thuộc phái trung dung, thậm chí cánh hữu. Trong khi đó, Venezuela, một thành trì dân túy từng là nhà bảo trợ năng lượng cho một số quốc gia láng giềng, đang sa lầy vào khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị. Sự tồn tại của chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro đang bị thách thức nghiêm trọng. Các chính phủ trên sụt giảm uy tín là do kinh tế khó khăn, dẫn tới hệ quả là các cử tri nói “Không” với đảng cầm quyền. Tình hình kinh tế hiện nay xấu đi đáng kể so với thời kỳ Mỹ Latinh bắt đầu quay sang cánh tả.

Những điểm sáng

Điểm sáng trong những nỗ lực thay đổi thế giới nằm ở những thỏa thuận như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (Hiệp định COP 21) chính thức có hiệu lực sau khi được 195 nước thông qua cách đây gần một năm. Việc Hiệp định COP 21 được thực thi có đóng góp lớn từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tháng 9/2016, Trung Quốc và Mỹ - hai nước có lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới - tuyên bố phê chuẩn Hiệp định COP 21.

Mục tiêu tìm cách thay đổi là nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt.

Điểm sáng thứ hai là việc Chính phủ Colombia và tổ chức Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) chính thức ký kết Hiệp định Hòa bình sau 4 năm đàm phán. Hiệp định này được cho là sẽ chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài suốt 52 năm qua giữa quân đội Colombia với FARC cũng là cuộc xung đột dai dẳng nhất ở khu vực Tây bán cầu. Sau khi Hiệp định Hòa bình ở Colombia được ký kết, EU nhanh chóng loại bỏ FARC ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington sẽ xem xét khả năng này. Tuy nhiên, điều đáng tiếc đã xảy ra khi Hiệp định này bị đa số cử tri Colombia bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý ngày 2/10, cũng có nghĩa là Hiệp định không có hiệu lực và hai bên sẽ phải đàm phán lại. Dù vậy, cả Chính phủ Colombia lẫn FARC đều cam kết tiếp tục đi theo con đường đàm phán hòa bình, tránh sử dụng bạo lực. Ngày 12/11, hai bên thông báo nhất trí về một hiệp định hòa bình mới với nhiều sửa đổi so với hiệp định đầu tiên.

Trong khi đó, vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại nơi mà Nga gọi là quần đảo Kuril còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc đã có những tiến triển mới khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thống nhất cùng tìm ra phương hướng giải quyết tranh chấp kéo dài hàng chục năm qua và mong muốn hợp tác kinh tế Nga - Nhật sẽ tạo đà để giải quyết xung đột về lãnh thổ.

***

Đã có những thay đổi và nỗ lực thay đổi. Thế giới nói chung đang trong một bước chuyển bởi thực tiễn vượt xa những gì các nhà chiến lược tính toán. Sự chuyển mình của thế giới nói chung và các nước nói riêng, cũng giống như mọi mặt khác của đời sống xã hội, có nét tích cực lẫn tiêu cực. Dù muốn hay không, những thay đổi đó vẫn diễn ra và quan trọng là các nước phải hiểu và thích nghi được với xu hướng đó.

the gioi mong cho su thay doi Thủ tướng Abe không chắc có thể thuyết phục ông Trump về TPP

“Tôi vô cùng thất vọng, chúng ta đang ở một hoàn cảnh rất khó khăn”.

the gioi mong cho su thay doi Quan hệ Mỹ-Ấn sẽ được tăng cường dưới thời Donald Trump?

Không giống như nhiều nước châu Á khác, Ấn Độ lại cho rằng sự thay đổi người cầm cương ở Washington có thể giúp Ấn ...

the gioi mong cho su thay doi Liên kết kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương ra sao khi TPP bị khai tử

Sau những tuyên bố mới đây của Tổng thống đắc cử Donald Trump, có một thực tế không thể phủ nhận là Hiệp định Đối ...

Tuấn Hùng

Đọc thêm

Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt để thay thế cho chiếc 812 Superfast, với mức giá bán 10,78 tỷ đồng và vẫn sử dụng động cơ V12 hút khí ...
Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?
BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

Hãng xe sang của Đức BMW sẽ từng bước ngừng sử dụng chữ 'i' trong tên gọi của những mẫu xe xăng.
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Liverpool vs Tottenham tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h30 ngày 5/5.
Lexus GX 2024 lộ diện tại Việt Nam, ngày ra mắt không còn xa

Lexus GX 2024 lộ diện tại Việt Nam, ngày ra mắt không còn xa

Mới đây, hình ảnh của chiếc Lexus GX 2024 thế hệ hoàn toàn mới đã lộ diện tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ sớm ra mắt khách hàng Việt.
Nhận định, soi kèo Chelsea vs West Ham, 20h00 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Chelsea vs West Ham, 20h00 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Chelsea vs West Ham tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 20h00 ngày 5/5.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Güler trả lời CNN.
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động