Thúc đẩy ngoại giao truyền thống, Tổng thống Biden quyết không lãng phí thời gian vì Covid-19

Phương Hà
Nhờ hoạt động sản xuất vaccine Covid-19 và chương trình tiêm chủng được thúc đẩy mạnh mẽ, Tổng thống Biden đang có cơ hội thúc đẩy các hoạt động đối ngoại trực tiếp thay vì trực tuyến để từng bước hiện thực hóa chính sách đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thúc đẩy ngoại giao truyền thống, Tổng thống Biden quyết không lãng phí thời gian vì Covid-19
Tổng thống Biden cho rằng việc tăng cường quan hệ giữa các cá nhân các nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng. (Nguồn: AP)

Ưu thế của tương tác "face to face"

Đại dịch Covid-19 đã hạn chế đáng kể việc đi lại quốc tế, ảnh hưởng tới hoạt động đối ngoại của nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ.

Hoạt động đối ngoại của Washington thời gian qua đa phần được thực hiện thông qua tương tác trực tuyến. Tuy nhiên, không chỉ Washington, hầu hết các quốc gia đều cảm thấy rằng ngoại giao phi truyền thống (trực tuyến) không thể thay thế hình thức ngoại giao truyền thống (face to face) do hình thức ngoại giao truyền thống chứa đựng nhiều giá trị mà ngoại giao phi truyền thống không thể có được.

Tin liên quan
Ngoại giao Mỹ ‘trở lại Ngoại giao Mỹ ‘trở lại' dưới thời Tổng thống Joe Biden

Ngoại giao truyền thống tạo điều kiện thuận lợi cho sự gắn kết giữa cá nhân các nhà lãnh đạo, tạo môi trường xây dựng lòng tin giữa các quốc gia. Quan trọng hơn, hình thức gặp gỡ trực tiếp giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được quan điểm của đối phương, từ đó đưa ra chiến lược đối ngoại phù hợp.

Khi gặp nhau, các nhà lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc phát đi những tín hiệu như hòa bình, giảm bớt sự nghi ngờ hay tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh, giúp các quốc gia đối địch cải thiện hoặc phát triển quan hệ.

Nhờ hoạt động sản xuất vaccine Covid-19 và tiêm chủng nhanh chóng, hoạt động đối ngoại cấp cao của Washington đang dần trở lại bình thường. Đặc biệt, sau 6 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ, Tổng thống Joe Biden đã tích cực tương tác với các đồng minh, đối tác và đối thủ cạnh tranh chiến lược của Washington.

Ông Biden đã phát đi những thông điệp chính sách của nước Mỹ thông qua Hội nghị thượng đỉnh NATO, Hội nghị thượng đỉnh G7, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga, Hội nghị cấp cao APEC và Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới được tổ chức vào tháng 10.

Xây dựng lòng tin qua quan hệ cá nhân

Hoạt động đối ngoại cấp cao của Tổng thống Biden có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy, ông luôn muốn tương tác trực tiếp với các nhà lãnh đạo khác.

Trước hết, chính quyền Tổng thống Biden muốn tái tạo lòng tin với các đồng minh và đối thủ cạnh tranh của Mỹ. Ông Biden tin rằng "trong quan hệ quốc tế, tất cả các vấn đề chính trị đều mang tính cá nhân và cuối cùng đều dựa trên sự tin tưởng. Các mối quan hệ cá nhân cũng là phương tiện duy nhất để xây dựng lòng tin".

Bên cạnh đó, Tổng thống Biden luôn cố gắng tìm kiếm một điểm đồng trong lợi ích với các quốc gia hơn là chỉ áp đặt các lợi ích của nước Mỹ. Vì vậy, ông luôn muốn trao đổi thẳng thắn để xác định lợi ích, mối quan tâm và kỳ vọng của đối tác, để cả hai bên có thể dễ dàng tìm thấy điểm chung, vượt qua những khác biệt và hợp tác cùng có lợi.

Đặc biệt, chính quyền Tổng thống Biden muốn sắp xếp các hoạt động ngoại giao một cách chuyên nghiệp, điều mà chính quyền cựu Tổng thống Trump đã không quan tâm tới.

Ông Biden muốn khẳng định lại vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế thông qua việc cải thiện quan hệ với các đồng minh và đối tác, đồng thời gây áp lực lên các đối thủ cạnh tranh của Mỹ thông qua đối thoại và đàm phán.

Tổng thống Biden: "Trong quan hệ quốc tế, tất cả các vấn đề chính trị đều mang tính cá nhân và cuối cùng đều dựa trên sự tin tưởng. Các mối quan hệ cá nhân cũng là phương tiện duy nhất để xây dựng lòng tin".

Tổng thống Biden đang tìm cách củng cố một liên minh quốc tế gồm các nước lớn có cùng chí hướng, trấn an các đồng minh rằng họ sẽ luôn có sự hỗ trợ của Washington. Ông Biden cũng đã truyền tải một thông điệp rõ ràng tới các đối thủ cạnh tranh chiến lược của Washington, cụ thể là Trung Quốc và Nga rằng Mỹ sẽ phối hợp giữa cạnh tranh, hợp tác với đối đầu để duy trì sự tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Dường như những nỗ lực ngoại giao cấp cao của ông Biden đã đạt được những kết quả ban đầu. Washington dường như đã hiểu hơn về các đối thủ cạnh tranh chiến lược và hình ảnh quốc tế của họ đang được cải thiện.

Một cuộc khảo sát gần đây của Pew Research cho thấy quan điểm có lợi đối với Mỹ đã tăng từ 34% vào cuối nhiệm kỳ tổng thống Trump lên 62%, sau 5 tháng của chính quyền Tổng thống Biden.

Thúc đẩy hợp tác với ASEAN

Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc vẫn chưa giảm nhiệt, Washington cần phải tích cực hơn trong hoạt động đối ngoại ở khu vực châu Á.

Tin liên quan
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Biden: Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Biden: 'Vòng kim cô' siết chặt Trung Quốc?

Với ASEAN, Washington cũng đang thúc đẩy duy trì cam kết trao đổi cấp cao ổn định với khu vực. Tới đây, Tổng thống Biden nên tổ chức các cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, tham gia các hội nghị cấp cao ASEAN và lên chương trình cho các cuộc gặp gỡ trực tiếp trong năm tới.

Trong trao đổi của Mỹ với khu vực cũng nên kèm theo các cam kết hợp tác về cơ sở hạ tầng, đầu tư và đặc biệt là hợp tác chống dịch Covid-19, nguồn cung vaccine.

Ngày 14/7, tại Hội nghị trực tuyến đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh cam kết của chính quyền Tổng thống Biden với chủ nghĩa đa phương, khẳng định Mỹ luôn coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và sẽ dành quan tâm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược năng động, hiệu quả với ASEAN, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

Ngoại trưởng Blinken cho biết Mỹ sẽ tiếp tục đi đầu thúc đẩy nỗ lực toàn cầu ứng phó Covid-19; đã đóng góp 2 tỷ USD trên tổng số 4 tỷ USD cam kết; sẽ cung cấp 500 triệu liều vaccine cho cơ chế COVAX và đang triển khai hỗ trợ 80 triệu liều vaccine cho các nước trên thế giới, trong đó có ASEAN; dành 96 triệu USD giúp ASEAN nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh.

Mỹ tiếp tục tham gia đóng góp trong các cơ chế hợp tác khu vực của ASEAN như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). Mỹ tích cực ủng hộ các nỗ lực của ASEAN trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ thăm Singapore và Việt Nam vào cuối tháng này, trở thành quan chức cấp cao nhất của chính quyền Biden đến châu Á. Chuyến thăm của bà diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Singapore, Việt Nam và Philippines vào cuối tháng 7.

Chiến lược 'ngoại giao Nixon' và nỗ lực tập hợp đồng minh châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Chiến lược 'ngoại giao Nixon' và nỗ lực tập hợp đồng minh châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Giáo sư Melvyn B. Krauss* đã có bài phân tích trên trang Project Syndicate về nỗ lực áp dụng chiến lược "ngoại giao Nixon" của ...

Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Tổng thống Vladimir Putin thực sự muốn gì ở ông Joe Biden?

Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Tổng thống Vladimir Putin thực sự muốn gì ở ông Joe Biden?

"Là một chính khách có lý trí, ông Putin muốn giảm những nguy cơ và thiệt hại mà mối quan hệ đối đầu mang lại", ...

(theo East Asia Forum)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động