Thượng đỉnh G7: Không còn là “café hòa tan”

Minh Vương
TGVN. Sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng nhiều tuyên bố, đề xuất táo bạo của ông đã khiến Hội nghị Thượng đỉnh các nước phát triển (G7) trở nên thú vị, song cũng khó đoán hơn rất nhiều. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Pháp bác tin mời Tổng thống Iran tham dự hội nghị thượng đỉnh G7
thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Tổng thống Putin sẽ thăm Pháp trước thềm thượng đỉnh G7
thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan
Tổng thống Mỹ Donald Trump giữa vòng vây lãnh đạo các nước thành viên G7 tại Canada tháng 6/2018. (Nguồn: Time)

Khi nhắc đến G7, người Việt Nam sẽ nhớ đến hai thứ: Một là café hòa tan, hai là Hội nghị Thượng đỉnh thường niên quy tụ các nước phát triển trên thế giới, bao gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italy và Canada.

Thú vị thay, hai khái niệm tưởng chừng xa vời này đã có lúc giống nhau. Cũng như café hoà tan dễ dàng tan trong nước nóng chỉ sau vài lần khuấy, hầu hết các ý tưởng được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 từ năm 2016 trở về trước đều “xuôi chèo mát mái”, với Mỹ là người dẫn dắt.

Hương vị mới Donald Trump

Tuy nhiên, sự yên bình đó đã chấm dứt vào năm 2017, với sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Taormina (Italy), ông chủ Nhà Trắng đã phá vỡ tiền lệ khi thể hiện bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề, nổi bật là thương mại và biến đổi khí hậu. Điều này thể hiện rõ trong Văn kiện chung, với trích đoạn: “Mỹ đang trong quá trình xem xét là chính sách về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris, do đó không tham gia đồng thuận trong những vấn đề này”. Ông Trump cũng tập trung chỉ trích thâm hụt thương mại của Mỹ giữa các nước thành viên, đặc biệt là Đức, khiến Thủ tướng Angela Merkel “nóng mặt”, khẳng định chỉ trích của ông Trump là “không phù hợp” và sẽ thảo luận với nhà lãnh đạo Mỹ về vấn đề này.

Tuy nhiên, rõ ràng là thảo luận giữa hai bên đã không diễn ra suôn sẻ. Bất đồng về quan hệ thương mại giữa Mỹ và các thành viên còn lại một lần nữa được đẩy lên cao trào tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2018 tại Charlevoix, La Malbaie (Canada), với bức ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng lãnh đạo các nước G7 “bao vây” Tổng thống Donald Trump với thái độ gay gắt. Đáp lại, người đứng đầu Nhà Trắng đã có phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề thương mại, trước khi đột ngột rời G7 về nước sớm, từ chối ký vào bản thỏa thuận chung.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2019 diễn ra từ ngày 24 – 26/8 tại thành phố Biarritz, vùng Nouvelle-Aquitane (Pháp) dự kiến sẽ không là ngoại lệ. Những tuyên bố “gây sốc” của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chuyến thăm “tình cờ” của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Pháp vài ngày trước G7 cùng quan hệ thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Mỹ và các nước thành viên hứa hẹn một Thượng đỉnh đầy sóng gió.

Một G7 rất khác

Không sóng gió sao được, khi thế giới đang tiếp tục xoay vần nhanh và khó lường – chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, Liên minh châu Âu (EU) chênh vênh trước Brexit, chủ nghĩa dân tuý tiếp tục “tung hoành” tại châu Âu, an ninh mạng cùng sự trỗi dậy của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia đang ngày một kiểm soát, với nhiều điểm nóng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thiếu vắng hai ông lớn Nga và Trung Quốc, tìm kiếm giải pháp cho từng đó vấn đề là bất khả thi, nhất là khi Mỹ đang cho thấy khác biệt quan điểm ngày một lớn với các quốc gia còn lại.

Vấn đề đầu tiên trong số đó chính là chủ nghĩa bảo hộ và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Quãng thời gian “ăn miếng trả miếng” trên mọi lĩnh vực giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến thị trường tài chính thế giới chịu nhiều quả đắng. Tuy nhiên, khi Tổng thống Donald Trump đang nắm thế chủ động và cần tìm kiếm một thoả thuận thương mại có lợi, lấy đó làm bàn đạp cho chiến dịch tái tranh cử sắp tới, Mỹ sẽ chưa dừng bước.

Song đòn thương chiến của Washington không chỉ dừng lại ở Bắc Kinh và đang có dấu hiệu được áp dụng đối với các quốc gia khác, dù đó có là đồng minh chiến lược hay truyền thống. Ngay cả nước chủ nhà G7 là Pháp cũng đang đứng trước nguy cơ phải hứng chịu thuế xuất khẩu rượu vang, sau khi Paris áp thuế 3% đối với các mặt hàng điện tử nhập khẩu, ảnh hưởng tiêu cực đến các tập đoàn công nghệ Mỹ. Điều các nước thành viên G7 khi đó có thể làm chỉ là hạn chế tối đa thiệt hại về lợi ích.

Thứ hai, tương lai của Brexit và EU sẽ là một trọng tâm lớn tại Hội nghị lần này. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp tân Thủ tướng Anh Boris Johnson trên đường đến G7 và dự kiến thảo luận về Brexit không thoả thuận. Nếu thành hiện thực, việc London tách khỏi Brussels mà không đạt được một “hợp đồng ly hôn” sẽ giáng đòn chí mạng vào tương lai của khối, khi các trụ cột của EU đều đang có những vấn đề riêng. Với Đức, đó là vấn đề người nhập cư và bồi dưỡng người kế nhiệm Thủ tướng Angel Merkel. Với Pháp, đó là ổn định chính phủ và thu phục lòng người sau phong trào biểu tình Áo vàng. Với Italy, đó là thiết lập một chính phủ mới sau khi liên minh cầm quyền tan rã, Thủ tướng Giuseppe Conte từ chức.

Thứ ba, các vấn đề toàn cầu, từ kiểm soát nền kinh tế số, an ninh mạng, sự trỗi dậy của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia tới biến đổi khí hậu nhiều khả năng cũng sẽ được thảo luận tại sự kiện lần này, song khó tìm được mẫu số chung. Đặc biệt, về biến đổi khí hậu, kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước COP21, Pháp đã trở thành quốc gia dẫn dắt trong vấn đề này. Thượng đỉnh G7 trên đất Pháp có thể là nơi Tổng thống Mỹ và người đồng cấp nước chủ nhà đụng độ một lần nữa.

Thứ tư, G7 Biarritz có thể thảo luận về các điểm nóng, trong đó, tình hình Ukraine, Syria và Iran sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trước thềm G7, Tổng thống Donald Trump từng ngỏ ý muốn mời Nga quay lại G7 vào năm sau và không đối mặt với quá nhiều sự phản đối. Tuy nhiên, điều đó chỉ được cân nhắc một khi đối thoại hoà bình giữa Kiev và Moscow được khởi động và đạt được tiến triển cụ thể. Căng thẳng giữa Nga - Ukraine khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều và khả năng Moscow quay lại G7 vẫn tiếp tục bị bỏ ngỏ.

Giao tranh giữa phe thân Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria đang nóng lên từng giờ, song điều mà các nước G7 có thể làm chỉ là kêu gọi các bên kiềm chế, tuân thủ Thoả thuận Sochi tháng 9/2018 và ngừng bắn.

Song Iran lại là một câu chuyện khác. Trong số các quốc gia G7, chỉ có Anh thể hiện sự ủng hộ đối với Chiến dịch Người Bảo vệ của Mỹ tại Eo biển Hormuz. Nhật Bản dè chừng, còn Pháp và Đức từ chối và tiếp tục mục tiêu thuyết phục Iran tuân thủ Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA). Khác biệt này có thể khiến cho vấn đề Iran một lần nữa nóng lên tại G7 Biarritz sắp tới.

Với thực trạng như vậy, Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Pháp từ 24 – 26/8, thay vì là một diễn đàn để các nước phát triển tìm kiếm điểm chung, xây dựng chính sách trong thế giới đầy biến động, lại trở thành nơi cạnh tranh giữa Mỹ và những người “từng là bạn”.

Sự khác biệt này có thể khiến “cốc café” G7 không còn hòa tan, mất đi cái “chất” mượt mà vốn có, song lại tạo nên một hương vị mới rất riêng, rất thú vị.

Minh Vương

thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Tổng thống Pháp mời Thủ tướng Ấn Độ tham dự hội nghị G7 với tư cách khách mời đặc biệt

Trang mạng Times Now ngày 10/6 đưa tin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công ...

thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Pháp mời Ấn Độ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7

Theo Đại sứ Pháp tại New Delhi (Ấn Độ) Alexander Ziegler, nước này với tư cách là Chủ tịch luân phiên Nhóm các nước công ...

thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Bất đồng với EU, Ngoại trưởng Mỹ không dự hội nghị với Ngoại trưởng G7

Ngày 2/4, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ không tham dự hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 trong tuần ...

Bài viết cùng chủ đề

Thượng đỉnh G7

Đọc thêm

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp minh chứng cho tinh thần vì sự hợp tác phát triển giữa hai nước, hai dân tộc.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/5/2024.
Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quyết tâm tuyên truyền nhằm chấm dứt hoàn toàn hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Serie A vòng 35 - Udinese ...
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Tỷ lệ sinh chạm mức thấp thất, già hóa dân số báo động, Nhật Bản đang phải đứng trước hàng loạt thách thức về kinh tế, an sinh xã hội.
Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm 4/5 tố cáo một loạt vụ tấn công nhằm vào các chính trị gia ở Đức.
Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch giải tán Quốc hội sau thất bại trong cuộc bầu cử phụ

Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch giải tán Quốc hội sau thất bại trong cuộc bầu cử phụ

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không có kế hoạch giải tán Quốc hội, một tuần sau khi Đảng Dân chủ Tự do mất ba ghế trong cuộc bầu cử bổ sung tại Hạ viện.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Phiên bản di động