Thượng đỉnh NATO: Gừng già có còn cay

Phan Quân
TGVN. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bước vào cái tuổi “xưa nay hiếm” trong bối cảnh trắc trở và thách thức bủa vây, đe dọa tới sự tồn vong của khối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh nato gung gia co con cay Tổng Thư Ký Stoltenberg: NATO không muốn làm kẻ thù của Trung Quốc
thuong dinh nato gung gia co con cay Sinh nhật NATO tuổi 70: Liệu có vui?
thuong dinh nato gung gia co con cay
Lãnh đạo 29 nước thành viên chụp ảnh lưu niệm tại London, Anh nhân 70 năm thành lập NATO. (Nguồn: MooseGazette)

Ngày 3-4/12, lãnh đạo 29 nước thành viên tụ hội về London (Anh) tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập NATO và có cuộc “Thượng đỉnh” nhỏ nhằm tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề lớn mà khối đang phải đối mặt. Bản thân NATO và các nước thành viên cũng không chính thức gọi đây là Thượng đỉnh và chủ trương nhấn mạnh vào yếu tố kỷ niệm. Họ lo rằng tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ NATO hiện nay, đặc biệt là giữa Mỹ và phần còn lại sẽ khiến cuộc gặp hàng năm của lãnh đạo các nước NATO trở thành vở bi hài kịch thường niên trên chính trường thế giới.

Kẻ tung người hứng

Lo ngại này là có cơ sở bởi ngay ngày đầu tại Anh, trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích phát ngôn NATO đang “chết não” của người đồng cấp là “lời sỉ nhục ác ý”, dù chính ông từng nhiều lần chỉ trích NATO “lỗi thời”. Thú vị hơn, Tổng thống Donald Trump còn cho rằng Pháp đang gặp khó về kinh tế và cần NATO hơn bao giờ hết. Thậm chí, trong cuộc trò chuyện, ông Trump đã đi quá giới hạn khi bông đùa về việc sẽ hồi hương các chiến binh Hồi giáo cực đoan là người Pháp, khiến ông Macron bực mình.

Ông Trump cũng không bỏ qua Đức khi cáo buộc chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel đang “phạm lỗi”, dù trong thời gian gần đây, Berlin đã có nhiều tín hiệu cho thấy sẵn sàng đáp ứng mục tiêu chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho ngân sách quốc phòng của NATO.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng có cuộc họp báo kéo dài tới 50 phút về vô vàn chủ đề. Đây đã trở thành chủ đề bàn tán và châm biếm giữa lãnh đạo các quốc gia thành viên NATO, cụ thể là Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng nước chủ nhà Boris Johnson. Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập NATO, vốn được thiết kế với những cuộc giao lưu, tiệc tùng và đánh golf nhằm gia tăng tính đoàn kết nội khối, lại đang là nơi thể hiện rõ hơn cả sự rạn nứt giữa các thành viên, đặc biệt là Mỹ và phần còn lại.

Tuy nhiên, ông Trump cũng không phải buồn lâu, bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã sớm tiếp bước. Nhà lãnh đạo này được cho là đã “tống tiền” NATO khi khẳng định sẽ cản trở kế hoạch phòng thủ vùng Baltic cho đến khi khối chính thức coi Đơn vị Bảo vệ người Kurd (YPG) là “khủng bố” và ủng hộ chiến dịch tấn công của Ankara tại Syria. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc gặp bên lề với lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức và Anh nhằm thảo luận, tìm kiếm đồng thuận về thiết lập khu vực an toàn tại Đông Bắc Syria. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng bởi phản ứng trước đó từ các đồng minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ là tương đối gay gắt. Do đó, có thể coi sự hiện diện của ông Trump và ông Erdogan là nguyên nhân chính dẫn đến chia rẽ ngày một sâu sắc tại NATO.

thuong dinh nato gung gia co con cay
Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 4/12 tại khách sạn và khu nghỉ dưỡng Grove, thành phố Watford, phía Bắc London, Anh. (Nguồn: New York Times)

Dùng thách thức để xóa bất đồng

Song may mắn thay, những thách thức mà NATO đang phải đối mặt ở bên ngoài lại có thể đóng vai trò gắn kết rạn nứt ngày một lớn giữa các thành viên trong khối. Một trong số đó chính là Nga. Phát biểu trước và trong Lễ Kỷ niệm, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết khối “nhận thấy rõ Nga vẫn không ngần ngại sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia láng giềng tại Ukraine và Georgia”. Tuy nhiên, ông khẳng định khối tin tưởng rằng có thể đối thoại với Nga, nhằm kiểm soát vũ khí chiến lược, ngăn ngừa một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Điều được ông Stoltenberg đề cập là tương đối rõ ràng: Mỹ, Nga và các nước sử dụng vũ khí chiến lược cần sớm đàm phán, tìm kiếm thỏa thuận thay thế Hiệp ước các Lực lượng Tầm trung (INF) Mỹ đã đơn phương rút khỏi và gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Tấn công Chiến lược (START), vốn sẽ hết hạn vào tháng 2/2021. Nhận định này được nhiều quốc gia thành viên hưởng ứng: Tương tự như ông Stoltenberg, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng NATO cần cứng rắn khi cần thiết, song sẵn sàng đối thoại một khi Nga từ bỏ việc theo đổi các chính sách đối ngoại hung hăng.

Tuy nhiên, diễn biến đáng quan tâm hơn cả là việc ông Stoltenberg đề cập “hàm ý an ninh” từ sự trỗi dậy của Trung Quốc tới NATO. Năng lực quân sự ngày một lớn của Trung Quốc, trong đó có các tên lửa với tầm bắn vươn tới Mỹ và châu Âu khiến các đồng minh NATO phải cùng giải quyết vấn đề. Ông Stoltenberg khẳng định NATO không coi Trung Quốc là kẻ thù, mà chỉ muốn “phân tích, nhận thức và đối phó một cách tương xứng với thách thức mà Trung Quốc đặt ra”.

Nhận định này có thể chứa hàm ý như sau. Thứ nhất, NATO đang nối tiếp Mỹ và các quốc gia châu Á đánh giá toàn diện Trung Quốc như cường quốc đứng thứ hai thế giới, đặc biệt là về mặt quân sự, với nền quốc phòng hiện đại cùng vũ khí chiến lược. Thứ hai, thách thức từ Bắc Kinh đối với an ninh của NATO không chỉ xuất phát từ quân sự, mà còn hiện hữu trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Gần đây, các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh giác hơn khi tiếp nhận các khoản đầu tư từ Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và mạng 5G do lo ngại có thể tác động tiêu cực tới an ninh quốc gia và khu vực. Thứ ba, cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy từng nói: “Đi kèm với sức mạnh là trách nhiệm” – NATO muốn gửi một lời cảnh báo tới Bắc Kinh về cách nước này sử dụng tiềm lực quân sự to lớn, nhằm tránh mọi đụng độ và xung đột về lợi ích chiến lược. Trung Quốc cần chứng minh vị thế quốc tế bằng cách tuân thủ nghĩa vụ quốc tế, cư xử như một nước lớn, đặt bút ký vào các thỏa thuận về kiểm soát vũ khí chiến lược như INF hay START.

NATO đã đón nhận tuổi 70 của mình trong tâm thế chẳng mấy yên bình. Ở bên ngoài, thách thức đến từ Nga và Trung Quốc, chủ nghĩa khủng bố, Hồi giáo cực đoan còn đó. Nội khối, bất đồng về lợi ích, chủ nghĩa biệt lập đe dọa chút đoàn kết sót lại giữa các quốc gia thành viên. Cân bằng, tận dụng những thách thức để duy trì tính gắn kết, mở rộng ảnh hưởng là nhiệm vụ mà tổ chức ở tuổi “xưa nay hiếm” sẽ phải hoàn thành, để thiên hạ thấy rằng “gừng càng già càng cay, thế càng gay càng mạnh”.

thuong dinh nato gung gia co con cay

Phiên điều trần đúng thời điểm Thượng đỉnh NATO, Tổng thống Mỹ chỉ trích "trò chơi khăm"

TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đảng Dân chủ sắp xếp lịch tiến hành phiên điều trần luận tội trùng với ...

thuong dinh nato gung gia co con cay

Thượng đỉnh NATO: Tránh đối đầu, cầu đối thoại

TGVN. Lãnh đạo các quốc gia thuộc khối Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) chắc chắn không muốn lặp lại kỷ niệm buồn vào ...

thuong dinh nato gung gia co con cay

Hội nghị đặc biệt 70 năm NATO sẽ diễn ra vào tháng 12

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 6/2 tuyên bố, lãnh đạo của 29 quốc gia thành ...

Xem nhiều

Đọc thêm

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết, để xuất hiện tự tin trước ống kính ở Miss Universe 2024, mỗi ngày cô thường dậy từ 4h sáng.
Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024 sắp có kết quả, tính toán của tỷ phú Elon Musk đối với cựu Tổng thống Trump liệu có kết quả? Nếu Phó Tổng thống Harris ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam.
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS) được thành lập năm 1996.
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là 'địa chỉ đỏ' về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động