Thượng đỉnh Nga - Triều: Chuyên gia nói gì về cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Kim? 

Q.T
Hiện chưa thể khẳng định về thượng đỉnh Nga - Triều, song nếu diễn ra thì đây là chuyến công du đầu tiên của ông Kim đến Nga. Các chuyên gia quốc tế phân tích về “phương thức mới” của ông Kim Jung-un, về “thông điệp” từ động thái mới này của Triều Tiên.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh nga trieu chuyen gia noi gi ve cuoc gap giua tong thong putin va chu tich kim Sputnik hé lộ địa điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Triều
thuong dinh nga trieu chuyen gia noi gi ve cuoc gap giua tong thong putin va chu tich kim Nga muốn tăng cường vai trò đối với đàm phán hạt nhân Triều Tiên

Kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội vào cuối tháng 2/2019, người ta thấy Bình Nhưỡng hầu như tránh các cuộc tiếp xúc và gặp gỡ. Thế nhưng, giờ thì nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang “sửa soạn” bước ra khán đài chính trị quốc tế. Lần này là cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Vậy ông Kim muốn đánh tín hiệu gì với Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế khi “xoay” về Nga thay vì Trung Quốc?

Nga - “Phương thức mới” của ông Kim Jong-un?

Không giống như sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa có chuyến thăm Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi trở về nước từ Hà Nội, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2 mà không đạt thỏa thuận nào với Mỹ. Việc vắng bóng cuộc tham vấn với Chủ tịch Trung Quốc chắc hẳn chứa đựng một thông điệp rõ ràng, trong khi ngay hồi tháng 3/2018, hai nước Trung - Triều nhấn mạnh tiếp tục tiến hành các cuộc “trao đổi cấp cao”.

Thay vào đó, những gì chúng ta chứng kiến đến thời điểm này là một loạt động thái giữa Nga và Triều Tiên. Moscow và Bình Nhưỡng duy trì mối quan hệ ngoại giao thân mật vào tháng 11/2018, Nga đã ký một tuyên bố 3 bên với Trung Quốc và Triều Tiên ủng hộ việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Điều đó đã đặt Nga và Trung Quốc “về phe” với Triều Tiên và đối lập với Mỹ, Pháp và Anh - 3 thành viên khác của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vốn đều không thấy có lý do nào để thay đổi cơ chế trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng.

thuong dinh nga trieu chuyen gia noi gi ve cuoc gap giua tong thong putin va chu tich kim
Liệu Nga có phải là “phương thức mới” tiềm tàng đối với Triều Tiên hay không?

Cần lưu ý rằng, trong bài phát biểu Năm mới 2019, ông Kim Jong-un cảnh báo sẽ buộc phải theo đuổi một “phương thức mới” nếu Mỹ không thực hiện “các biện pháp tương ứng” mà cụ thể là dỡ bỏ trừng phạt vì những gì mà Bình Nhưỡng đã thực hiện vào năm 2018, trong đó có việc dỡ bỏ một địa điểm thử hạt nhân và tuyên bố ngừng hoạt động thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa hạt nhân.

Tuần trước, ông Kim Jong-un nói rằng, vẫn còn thời gian cho Mỹ. Ông Kim đã đưa ra một lộ trình kéo dài cho đến cuối năm 2019 để Washington thay đổi lập trường và đưa ra một “quyết định táo bạo” cho hành động của mình. Nếu điều này xảy ra, ông Kim nói rằng, ông sẵn sàng gặp Tổng thống Donald Trump trong Hội nghị thượng đỉnh lần ba.

Liệu Nga có phải là “phương thức mới” tiềm tàng đối với Triều Tiên hay không? Dĩ nhiên, Liên Xô là một nhà bảo trợ chính cho ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Bình Nhưỡng tự thấy mình không còn một cường quốc bảo trợ chính nào bên mình. Trung Quốc lúc ấy vẫn là một quốc gia đang phát triển và trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã trải qua giai đoạn tương đối nguội lạnh và có sự điều chỉnh. Triều Tiên vẫn hoài nghi về những ý định của Trung Quốc cho dù ông Kim Jong-un và ông Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh.

Trong khi đó, kể từ năm 2014, Nga tự tách biệt với phương Tây. Hội nhập kinh tế giữa vùng Viễn Đông của Nga và Triều Tiên hứa hẹn những lợi ích nếu các biện pháp trừng phạt hiện nay đối với Bình Nhưỡng được cởi bỏ. Hiện có nhiều người dân Triều Tiên làm việc tại Nga, đem lại một nguồn thu tài chính quan trọng cho chính quyền Bình Nhưỡng. Và việc đảm bảo nguồn tài chính này có thể tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với ông Kim Jong-un.

Mặc dù vậy, Moscow sẽ không bao giờ là lực đỡ kinh tế quan trọng đối với Bình Nhưỡng như vai trò của Bắc Kinh. Ông Shin Beom-chul, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách châu Á tại Seoul, đánh giá: “Nga không có đủ tiền để hỗ trợ Triều Tiên. Họ không phải là Trung Quốc”. Ông Beom-chul giải thích, ưu tiên hàng đầu của Moscow là thúc đẩy kinh tế của vùng Primorsky - tỉnh biên giới duy nhất với Triều Tiên. Và cũng trong bối cảnh này thì hoạt động tương tác giữa Nga và Triều Tiên nổi lên sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội.

Cụ thể, cuối tháng 3, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin về cuộc gặp giữa các nhóm nghị sĩ của cả Nga và Triều Tiên, một buổi tiếp đón do Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng chủ trì và chuyến thăm Triều Tiên của phái đoàn Quốc hội Liên bang Nga. Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) khẳng định, Nga là một quốc gia láng giềng của Triều Tiên và mối quan hệ Nga - Triều là mối quan hệ thân thiết trải qua lịch sử lâu dài. KCNA nêu rõ: “Hai nước có chung mục tiêu là phản đối sự can thiệp và sức ép bên ngoài, đồng thời bảo vệ chủ quyền”.

Cuộc gặp thượng đỉnh sẽ mang thông điệp gì?

Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi có thông tin về việc ông Kim có thể sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thời gian tới, trước khi có cuộc gặp với ông Tập Cận Bình sau hội nghị thượng đỉnh Hà Nội.

Một cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Triều sẽ tạo dịp để ông Kim Jong-un “đánh tiếng” rằng, ông có những đối tác tiềm năng khác nếu Mỹ không sẵn sàng thực hiện những gì mà Bình Nhưỡng coi là nghĩa vụ theo tuyên bố được ký kết giữa ông Trump và ông Kim sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore.

Theo ông David Maxwell, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Cơ quan nghiên cứu bảo vệ các nền dân chủ, rõ ràng Nga cũng giống như Trung Quốc, là một "người chơi" quan trọng trong việc né tránh các biện pháp trừng phạt. Ông Kim Jong-un chắc chắn muốn tận dụng mối quan hệ này. Maxwell bình luận trên ABC News: “Ông Kim nghĩ rằng, ông Putin sẽ ủng hộ các mục tiêu của ông ấy, vì Chủ tịch Triều Tiên tin rằng, Tổng thống Nga sẽ muốn đóng vai trò là nhân vật phá hoại các lợi ích của Mỹ ở khu vực”. Theo chuyên gia này, một cuộc gặp tiếp theo với một nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục nâng cao tính hợp pháp của Chủ tịch Kim Jong-un trong nền chính trị nội bộ, đồng thời giúp ông Kim “tỏa sáng” trên khán đài chính trị quốc tế sau Thượng đỉnh lần 2.

Theo ông Shin Beom-chul, dù tầm ảnh hưởng kinh tế của Nga đối với Triều Tiên không thể bằng Trung Quốc, nhưng cấp độ ảnh hưởng có thể sẽ thay đổi. Lý do như một quan chức cấp cao của Hàn Quốc thừa nhận, Nga lâu nay là một bên trung gian cho Hàn Quốc để chuyển tải thông điệp đến chính quyền Triều Tiên. Seoul từ lâu đã sử dụng các đại sứ quán của Nga và Trung Quốc ở Bình Nhưỡng để đảm bảo kênh liên lạc với Triều Tiên.

thuong dinh nga trieu chuyen gia noi gi ve cuoc gap giua tong thong putin va chu tich kim
Trò chơi chính trị mà ông Kim Jong-un muốn phô diễn trong cuộc gặp với ông Putin là việc Nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn thể hiện rằng, ông có thể “bật dậy” sau khi bị ông Trump khước từ tại cuộc gặp Hà Nội và rằng ông có những người bạn ngoài Trung Quốc. (Nguồn: Getty)

Theo giới phân tích, trò chơi chính trị mà ông Kim Jong-un muốn phô diễn trong cuộc gặp với ông Putin là việc Nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn thể hiện rằng, ông có thể “bật dậy” sau khi bị ông Trump khước từ tại cuộc gặp Hà Nội và rằng ông có những người bạn ngoài Trung Quốc. Chuyên gia Shin nói: “Chuyến thăm Nga là đòn bẩy cho ông Kim Jong-un khi đàm phán với ông Trump. Vai trò của Nga chỉ là trao cho ông Kim một đặc ân chính trị”.

Triển vọng Thượng đỉnh Nga - Triều

Nếu Nga thực sự là một phần trong “phương thức mới” của ông Kim Jong-un thì chúng ta sẽ chứng kiến một thượng đỉnh Kim - Putin diễn ra và đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên với nhà lãnh đạo Nga. Hãng tin ABC News dẫn lời giới phân tích cho rằng, cuộc gặp Kim - Putin diễn ra vào thời điểm then chốt khi Kim Jong-un muốn duy trì kho vũ khí hạt nhân của mình, đồng thời muốn nới lỏng sức ép trừng phạt kinh tế.

Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ theo dõi sát sao các động thái Nga - Triều. Cụ thể, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun tới Nga trong hai ngày 17 và 18/4 vừa qua nhằm thăm dò quan điểm của Kremlin trước thềm thượng đỉnh Putin - Kim.

Hiện chưa có nhiều chi tiết cụ thể về thượng đỉnh Nga - Triều, song đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông Kim đến Nga. Hiện cũng chưa rõ hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau ở địa điểm cụ thể nào, nhưng lựa chọn có khả năng xảy ra nhất là thành phố cảng Vladivostok ở vùng Viễn Đông, nơi ông Kim Jong-il đã đến vào năm 2011.

Trong khi đó, Japan Times nói rằng, ông Putin sẽ tham dự Diễn đàn “Vành đai và con đường” tại Bắc Kinh ngày 26-27/4 và cuộc gặp Putin - Kim có thể diễn ra ngay trước diễn đàn này, có thể vào ngày 24/4. Còn một nguồn tin khác lại nói rằng, cuộc gặp Putin - Kim có thể diễn ra sau diễn đàn.

Hãng tin Tass (Nga) đầu tháng 3 cho biết, Moscow và Bình Nhưỡng đang thảo luận chuyến công du của ông Kim Jong-un đến Nga thông qua “các kênh ngoại giao” và sẽ được quyết định “trong tương lai gần”. Quan ngại về sự suy giảm tầm ảnh hưởng và sự liên lạc với Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuần trước đã có cuộc gặp với ông Trump tại Nhà Trắng để duy trì đà ngoại giao. Ông Moon Jae-in cũng tuyên bố, sẵn sàng tổ chức thượng đỉnh lần thứ tư với Kim Jong-un để “cứu vãn” các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng.

thuong dinh nga trieu chuyen gia noi gi ve cuoc gap giua tong thong putin va chu tich kim Điện Kremlin tiết lộ lịch trình dự kiến của thượng đỉnh Nga - Triều

Ngày 19/4, Điện Kremlin đã tiết lộ những nét chính của cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ...

thuong dinh nga trieu chuyen gia noi gi ve cuoc gap giua tong thong putin va chu tich kim Yonhap: Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể lại chọn tàu hỏa để đến Nga

Các nguồn thạo tin ngày 18/4 tiết lộ, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ di chuyển bằng tàu hỏa tới thành ...

thuong dinh nga trieu chuyen gia noi gi ve cuoc gap giua tong thong putin va chu tich kim Ngày 23/4, quan chức Triều Tiên sẽ đến Nga chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh

Ngày 18/4, một quan chức Chính phủ Nga cho biết một nhóm nhân viên an ninh Triều Tiên dự kiến sẽ đến Vladivostok ở vùng ...

(tổng hợp từ The diplomat, ABC News, Japan Times)

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

XSBD 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 3/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 3/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 3/5 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 3/5/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 3/5. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/5/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/5/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 3/5. Lịch âm hôm nay 3/5/2024? Âm lịch hôm nay 3/5. Lịch vạn niên 3/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất OECD đi đầu trong thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất OECD đi đầu trong thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Ngày 2/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) năm 2024 và có 2 bài phát biểu quan trọng.
Đề nghị OECD phối hợp cùng Việt Nam tập trung triển khai hai trọng tâm hợp tác quan trọng

Đề nghị OECD phối hợp cùng Việt Nam tập trung triển khai hai trọng tâm hợp tác quan trọng

Chiều 2/5 theo giờ địa phương, tại Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann.
Vietlott 3/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 3/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 3/5 - xổ số Vietlott Mega 3/5. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 3/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 3/5/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động