Nhỏ Bình thường Lớn

Tiêm vaccine Covid-19 ở Đức: Tự nguyện hay áp lực?

Đối với những người Đức chọn không tiêm phòng vaccine Covid-19, áp lực tài chính có thể gia tăng trong những tháng tới.
Tiêm vaccine Covid-19 ở Đức: Tự nguyện hay áp lực?
Đức đã áp dụng chính sách tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trên 12 tuổi.

Tìm kiếm sự công bằng

Bộ Y tế Đức ngày 22/9 ra quyết định bắt đầu từ ngày 1/11, người lao động Đức không tiêm chủng vaccine Covid-19 sẽ không còn được nhận các khoản trợ cấp vì mất thu nhập trong thời gian phải thực hiện cách ly.

Theo quy định đang được áp dụng, Đức hỗ trợ một khoản tiền cho người lao động chưa tiêm vaccine nhưng phải thực hiện cách ly sau khi họ tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc người mới trở về từ các vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao ở nước ngoài.

Trong khi đó, những người đã tiêm vaccine Covid-19 không bị buộc phải cách ly.

Sau những bước khởi động chiến dịch tiêm chủng chậm chạp, tốc độ tiêm chủng ở Đức trở nên nhanh chóng vào mùa Hè. Gần 56 triệu người Đức đã tiêm một liều vaccine, chiếm hơn 67% dân số, trong khi 52,5 triệu người, chiếm 63%, đã được tiêm chủng đầy đủ.

Nhiều nhà phê bình cho rằng chính sách này được ngầm hiểu là cách chính phủ tìm cách gây áp lực đối với những người chưa tiêm vacccine Covid-19.

Cho đến nay, Đức vẫn chi trả các khoản phí cho công dân phải cách ly và không thể làm việc vì bị nhiễm Covid-19.

Bộ trưởng Y tế Jens Spahn bảo vệ quyết định mới và cho rằng: “Tại sao những người khác phải trả tiền cho ai đó đã quyết định không tiêm chủng?".

Ông Jens Spahn nói: "Đó không phải là áp lực, mà là sự công bằng".

Bộ trưởng Spahn nhấn mạnh rằng, mọi công dân vẫn có quyền lựa chọn không tiêm chủng. Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trung hữu của ông kiên quyết phản đối việc tiêm chủng bắt buộc trên toàn quốc.

Trước đó, ngày 13/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố việc tiêm vaccine dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân.

Bà Angela Merkel giải thích thêm: "Tôi tin chúng ta có thể đạt được sự tin tưởng của người dân bằng chiến dịch quảng bá vaccine và để mỗi người dân, những người đã được tiêm vacine, trở thành đại sứ quảng bá cho chiến dịch tiêm chủng bằng chính trải nghiệm của họ".

Không còn xét nghiệm miễn phí

Từ ngày 11/10, Đức cũng sẽ không áp dụng chính sách xét nghiệm Covid-19 nhanh, miễn phí cho mọi công dân.

Chỉ những người không thể tiêm chủng vì lý do y tế mới được xét nghiệm miễn phí.

Đức áp dụng quy tắc 3G trên toàn quốc từ ngày 23/8. 3G là viết tắt của 3 chữ Geimpfte (người đã tiêm chủng), Genesene (người đã khỏi bệnh) và negativ Getestete (người đã xét nghiệm có kết quả âm tính).

Những người đạt tiêu chuẩn 3G sẽ được tiếp cận bệnh viện, nhà dưỡng lão, thẩm mỹ viện, cơ sở hỗ trợ người tàn tật, hiệu cắt tóc, khách sạn, nhà hàng và các cuộc tụ tập đông người như hội họp, thể thao trong nhà.

Do đó, những người chưa được tiêm phòng nếu muốn đến nhà hàng, rạp hát và một số nơi làm việc cần phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 và phải tự bỏ tiền túi.

Cho đến nay, những người chưa được chủng ngừa ở Đức vẫn được hưởng hầu hết các quyền tự do giống như những người có thẻ xanh vaccine Covid-19, với điều kiện có chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Trong cuộc họp với giới chức y tế 16 bang của nước này ngày 22/9, Bộ trưởng Spahn cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng đại dịch Covid-19 có khả năng kết thúc ở Đức vào đầu năm 2022.

Ông Spahn nói: “Nếu không có biến thể virus mới nào kháng vaccine, điều rất khó xảy ra, thì chúng ta sẽ vượt qua đại dịch vào mùa Xuân và có thể trở lại cuộc sống bình thường”.

Bộ trưởng Y tế Đức cho rằng tiêm phòng là "cách an toàn hơn" để đạt được điều này, nhưng khả năng miễn dịch cộng đồng qua lây nhiễm cũng có thể là một con đường dẫn đến chấm dứt đại dịch.

Mỹ: Mũi vaccine Pfizer thứ 3 sẽ được tiêm cho người từ 65 tuổi và nhóm nguy cơ cao

Mỹ: Mũi vaccine Pfizer thứ 3 sẽ được tiêm cho người từ 65 tuổi và nhóm nguy cơ cao

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 22/9 đã cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 của Pfizer làm mũi tiêm ...

Vì sao vaccine Covid-19 không giúp người tiêm được bảo vệ trọn đời?

Vì sao vaccine Covid-19 không giúp người tiêm được bảo vệ trọn đời?

Một số loại vaccine có tác dụng 5-10 năm, thậm chí bảo vệ trọn đời cho một người khỏi nhiễm bệnh, nhưng vaccine Covid-19 thì ...

(theo DW)