TIN LIÊN QUAN | |
Hậu trưng cầu ý dân Thổ Nhĩ Kỳ: Khi quyền lực không là tất cả | |
Thổ Nhĩ Kỳ chia rẽ sâu sắc sau trưng cầu ý dân |
Lời chúc mừng ý nghĩa
Ngày 16/4 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý quan trọng nhất trong lịch sử. Và giấc mơ của Tổng thống Tayyip Erdogan về quyền lực áp đảo trong nền chính trị Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã trở thành hiện thực với 51,5% cử tri nói “có”. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mới, dự kiến sẽ được bầu vào năm 2019, sẽ có quyền hạn lớn chưa từng có so với những người đứng đầu Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trước đó.
Tuy nhiên, các đảng đối lập tại Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức phản đối kết quả này và giới quan sát quốc tế cũng bày tỏ mối quan tâm của họ. Bác bỏ mọi lời phê bình và chỉ trích về chiến thắng của ông, Tổng thống Erdogan tuyên bố: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đi con đường của chúng tôi. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc bầu cử dân chủ nhất mà khó có thể thấy tại bất cứ đâu ở phương Tây".
Những người ủng hộ Tổng thống Erdogan ăn mừng chiến thắng của phe mình trong cuộc trưng cầu ngày 16/4. (Nguồn: AFP) |
Những lời phát biểu cứng rắn và đầy tự tin này của Tổng thống Erdogan khó có thể thuyết phục được chính quyền các nước phương Tây, duy chỉ có Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên chúc mừng chiến thắng này của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Nhà Trắng, qua cuộc điện đàm 45 phút, ông Trump đã gửi lời chúc mừng tới ông Erdogan, đồng thời hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các vấn đề khu vực, bao gồm cả những thách thức ở Syria và Iraq. Bên cạnh đó, ông Trump cũng cảm ơn người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ cuộc tấn công tên lửa của Mỹ vào Syria hồi tuần trước nhằm đáp trả cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học của lực lượng chính phủ Syria đối với thường dân Syria.
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận tại Washington trong bối cảnh nhiều nhà quan sát đã đề nghị chính phủ Mỹ nên lên tiếng thừa nhận sự phản đối và mối quan tâm của phe đối lập với kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Thổ Nhĩ Kỳ. Giải thích về cuộc điện đàm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết: "Chúng tôi bàn luận với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ các quyền cơ bản và tự do của tất cả công dân”. Mặc dù những động thái không nhất quán không phải là điều mới mẻ trong mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sắc thái của chính quyền Trump trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ đang dần thay đổi.
Sự sẵn lòng hợp tác từ hai phía
Vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá một cách tiếp cận mới đối với Thổ Nhĩ Kỳ của chính quyền Trump, nhưng sau khi Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đến Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Erdogan mới đây đã tuyên bố sẽ thăm Washington vào giữa tháng 5.
Tất cả điều này cho thấy một thông điệp và chiến lược mạch lạc của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong chuyến thăm sắp tới, chính quyền của ông Erdogan sẽ làm thế nào để cùng hợp tác với Nhà Trắng giải quyết các thách thức và khác biệt? Và ai sẽ là người gây ảnh hưởng nhất trong việc đưa ra các quyết sách đối ngoại với Thổ Nhĩ Kỳ của Mỹ? Đây là những câu hỏi cần được làm sáng tỏ. Trong bối cảnh Phó Tổng thống Mike Pence đi đầu trong quan hệ Mỹ - Nhật và cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Jared Kushner tập trung vào ổn định hòa bình Trung Đông, giới quan sát đang thắc mắc rằng liệu ai trong Nhà Trắng sẽ sở hữu mối quan hệ với Erdogan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan mới đây đã có cuộc điện đàm kéo dài 45 phút. (Nguồn: Asbarez) |
Có thể nói, mối quan hệ giữa Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ luôn luôn “sôi động” và phản ánh đúng thời khắc lịch sử. Từ đỉnh cao là chuyến đi đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2009, khi ông đề cập tới mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ như một "đối tác kiểu mẫu", cho đến mức thất bại sau cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/7 năm ngoái khi Ankara yêu cầu dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen - người bị nghi là chủ mưu của đảo chính, sống lưu vong tại Mỹ kể từ những năm 1990. Mối quan hệ này lại một lần nữa được cân nhắc dưới thời Tổng thống Trump.
Ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, tầm quan trọng về địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ khiến Mỹ không thể bỏ qua. Là láng giềng của Iraq, Iran và Syria, Ankara nằm giữa một trong những khu vực trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ coi chính quyền Trump là một khởi đầu mới và là cơ hội lớn để tăng cường hợp tác song phương. Ankara đang đặt ra hy vọng cao hơn với chính quyền Mỹ mới sau nhiều năm theo đuổi sự ủng hộ từ chính quyền của Tổng thống tiền nhiệm Obama. Giờ đây, Tổng thống Erdogan đã bày tỏ sự sẵn lòng hợp tác với chính quyền Trump để thực hiện chính sách Mỹ "hướng tới hành động" ở Trung Đông nhiều hơn.
Đức muốn Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là thành viên NATO Sau khi đa số dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ gia tăng quyền lực cho Tổng thống Recep Erdogan, Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Đức ... |
EU hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm sự đồng thuận nội bộ Liên minh châu Âu (EU) đã hối thúc Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm một thỏa thuận sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ... |
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố xem xét lại quan hệ với EU Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ cân nhắc họp các quan chức cao cấp của chính phủ để xem xét lại ... |