Nga-Mỹ tìm cách ổn định chiến lược. |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga-Mỹ lên kế hoạch tổ chức đối thoại ổn định chiến lược
Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan ngày 23/9 thông báo Geneva sẽ chủ trì vòng đàm phán tiếp theo các cuộc tham vấn ổn định chiến lược Nga-Mỹ vào tuần tới.
Phát biểu trong hội nghị đầu tư của Phòng Thương mại Mỹ tại Nga, ông Sullivan nêu rõ: "Sau hội nghị thượng đỉnh Geneva giữa các Tổng thống Joe Biden và Vladimir Putin, Mỹ và Nga đã tham gia một vài cuộc đối thoại, đối thoại ổn định chiến lược, mà tôi chắc chắn tất cả các bạn đều biết... sẽ tiếp tục vào tuần tới tại Geneva".
Theo nhà ngoại giao này, Moscow và Washington tiếp tục đối thoại an ninh mạng. (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ: Nga nên cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine càng nhanh càng tốt |
Nga diễn tập tấn công bằng tên lửa Bastion trên Biển Đen
Ngày 23/9, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Hạm đội Biển Đen của nước này đã tiến hành diễn tập tấn công bằng các hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion.
Thông báo của bộ nêu rõ các cuộc diễn tập của các nhóm tác chiến hệ thống tên lửa Bastion của Hạm đội Biển Đen được thực hiện tại khu huấn luyện Opuk ở Crimea.
Trong các cuộc diễn tập, các máy bay không người lái đã được sử dụng để theo dõi các tàu mục tiêu giả định là kẻ thù ở tuyến xa.
Sau đó, các tiểu đoàn trang bị tên lửa Bastion đã phóng hỏa lực vào các mục tiêu giả định. Các tổ hợp Bastion đã phá hủy hoàn toàn các mục tiêu giả định ở Biển Đen.
Hoạt động này diễn ra trùng thời điểm Mỹ và các nước Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tổ chức tập trận chung tại Ukraine và dự kiến kéo dài đến ngày 1/10. (TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
Nga mang 'biểu tượng sức mạnh trên biển' đến trung tâm Thái Bình Dương tập trận |
Ukraine không định cắt đứt quan hệ với Nga
Tờ Slovodel dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba phát biểu trong chuyến thăm Mỹ rằng, cắt đứt quan hệ giữa Kiev và Moscow sẽ là một bước đi không hợp lý và thiếu cân nhắc.
Theo quan điểm của ông Dmitry Kuleba, nếu Ukraine muốn thực hiện một bước như vậy thì nên thực hiện ngay từ năm 2014.
Ông Kuleba lưu ý rằng ông là người ủng hộ các hoạt động tích cực trong chính trị. Tuy nhiên, trong tình huống này, sự khắc nghiệt có thể xảy ra sẽ không mang lại kết quả mà ngược lại, sẽ cho thấy sự kém hiệu quả của chiến lược đối ngoại của Ukraine.
TIN LIÊN QUAN | |
Vụ ám sát ở Ukraine: Tổng thống Zelensky mỉa mai, lý do Nga nói đáng tiếc |
Mỹ định tiếp tục trừng phạt Nga
Ủy ban Quy tắc của Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật khuyến nghị áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 35 công dân Nga mà theo Washington là có liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền.
Trong số danh sách các cá nhân Mỹ áp đặt trừng phạt có Thủ tướng Mikhail Mishustin, Thư ký báo chí của Tổng thống Dmitry Peskov, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov, Giám đốc Lực lượng cận vệ quốc gia Nga Rosgvardia Viktor Zolotov, Giám đốc Cơ quan Điều tra Alexander Bastrykin, Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko, Thị trưởng thành phố Moskva Sergei Sobyanin.
Ngoài ra, doanh nhân Roman Abramovich, những người đứng đầu hai tập đoàn Rosneft và Gazprom Igor Sechin và Alexey Miller, Tổng biên tập MIA Rossiya Segodnya và Đài truyền hình RT Margarita Simonyan, Tổng giám đốc Truyền hình Kênh Một Konstantin Ernst cùng một số công dân khác của Nga cũng có thể bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới.
Dự luật được đưa ra với tính chất là văn bản sửa đổi dự thảo ngân sách quốc phòng tài khóa 2022. Nếu được Quốc hội thông qua, dự luật cũng sẽ chỉ mang tính chất tư vấn, còn việc áp đặt các biện pháp trừng phạt sẽ do chính phủ Mỹ quyết định. (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Bị Mỹ áp trừng phạt, Nga gay gắt: 'Không bằng chứng, kiêu ngạo, không thể chấp nhận được' |
Mỹ lên kế hoạch thành lập quỹ toàn cầu ứng phó các đại dịch trong tương lai
Giới chức Mỹ cho biết Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự định kêu gọi các chính phủ và công ty trên thế giới tài trợ để thành lập một quỹ y tế toàn cầu trị giá 10 tỷ USD nhằm ứng phó với các đại dịch có thể bùng phát trong tương lai.
Một quan chức cấp cao trong Nhà Trắng cho biết Phó Tổng thống Harris sẽ đưa ra lời kêu gọi chính thức tại một cuộc họp trực tuyến diễn ra ngày hôm nay, bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 ở New York , đồng thời sẽ công bố Mỹ đóng góp 250 triệu USD khởi động nỗ lực này. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tuyên bố về chống phân biệt chủng tộc |
Tổng thống Mỹ-Pháp điện đàm giảm căng thẳng
Ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhằm giảm căng thẳng, sau khi một cuộc khủng hoảng ngoại giao bùng nổ liên quan đến AUKUS.
Cuộc gọi kéo dài 30 phút, sau đó một tuyên bố chung giữa Mỹ và Pháp cho biết ông Macron và ông Biden "nhất trí rằng tình hình sẽ có lợi từ các cuộc tham vấn cởi mở giữa các đồng minh về những vấn đề có lợi ích chiến lược đối với Pháp và các đối tác châu Âu của chúng ta".
Trong cuộc gọi của họ, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý gặp mặt trực tiếp vào cuối tháng tới tại châu Âu. Ông Biden đã lên kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 ở Rome vào cuối tháng 10 và một quan chức cho biết giả định là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ diễn ra ở đó.
Ông Macron cũng cho phép Đại sứ Pháp tại Mỹ trở lại sau khi triệu hồi ông để tham vấn ở Paris. (AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Truyền thông Pháp: Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược 'Nước Anh toàn cầu' |
Trung Quốc ngừng tài trợ các dự án than đá, Mỹ hoan nghênh
Tại Khóa họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ chấm dứt ủng hộ các dự án sử dụng than đá ở nước ngoài. Tuyên bố này được đưa ra sau các tuyên bố tương tự của Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bên lề Khóa họp, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington hoan nghênh thông báo trên, song cho rằng Trung Quốc cần hành động nhiều hơn nữa. Mỹ mong muốn Trung Quốc sẽ công bố các bước đi bổ sung có thể thực hiện được để tiếp tục giảm bớt lượng khí thải ngay trong nước này. (AP)
TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Trung Quốc có lao đao trước 'bom nợ' Evergrande? |
Trung Quốc phản đối Đài Loan gia nhập CPTPP
Ngày 23/9, Trung Quốc đã phản đối Đài Loan gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thông báo muốn trở thành một thành viên của hiệp định thương mại này.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ: "Chúng tôi mạnh mẽ phản đối sự tiếp cận của khu vực Đài Loan với bất cứ hiệp ước hay tổ chức chính thức nào".
Đài Loan đã vận động hành lang nhiều năm qua để xin gia nhập và ngày 23/9 thông báo chính thức nộp đơn xin gia nhập. Người phát ngôn chính phủ Đài Loan La Bỉnh Thành tuyên bố: "Đài Loan không thể bị ở ngoài thế giới và phải hội nhập với nền kinh tế khu vực". (AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Đài Loan (Trung Quốc) xin gia nhập CPTPP |
Australia xem xét đơn xin gia nhập CPTPP của Đài Loan
Ngày 23/9, Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan thông báo nước này sẽ xem xét đơn của Đài Loan xin gia nhập Hiệp định CPTPP trên cơ sở “đồng thuận” với các nước thành viên khác.
Tuy nhiên, ông Tehan tuyên bố rằng đơn xin gia nhập của Đài Loan sẽ cần Australia can dự cấp cao với vùng lãnh thổ này để đảm bảo sự nhất quán trong “chính sách một Trung Quốc” mà Canberra đã thiết lập lâu nay.
Để tham gia CPTPP, cả Trung Quốc và Đài Loan đều cần sự chấp thuận của tất cả 11 quốc gia thành viên. (Kyodo)
TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc gia nhập CPTPP: Có thực sự xa vời? |
Đại sứ Trung Quốc nói không muốn đối đầu với Mỹ
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương cảnh báo Bắc Kinh sẽ không tham gia vào các nỗ lực chung để xuống thang căng thẳng, trừ khi Washington có động thái nhằm ngăn cạnh tranh giữa hai cường quốc trở thành đối đầu.
"Cạnh tranh từ phía Mỹ thường diễn ra dưới hình thức đối đầu, đặc biệt là về các vấn đề lớn liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Nếu điều này không thay đổi, nó sẽ làm suy yếu các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự tin cậy và hợp tác lẫn nhau giữa hai nước", ông Tần phát biểu tại sự kiện do Quỹ George H.W. Bush China và Trung tâm Carter đồng tổ chức hôm 22/9.
Ông Tần cho rằng một trong số các vấn đề mà Mỹ và Trung Quốc cần phải cùng nhau giải quyết là khủng hoảng môi trường, đồng thời nói thêm rằng cả 2 nước phải tôn trọng các cam kết về khí hậu bằng "hành động thực tế". (SCMP)
TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ phản ứng thế nào khi Trung Quốc xin gia nhập CPTPP? |
Australia-Pháp tranh cãi vì một bức thư
Ngày 23/9, Australia đã phủ nhận lời khẳng định từ Pháp rằng Canberra đã tái cam kết một hợp đồng trị giá 60 tỉ USD để mua các tàu ngầm Pháp trong một bức thư được gửi ngay trước khi Canberra thông báo sẽ mua các tàu ngầm từ Mỹ và Anh thay thế.
Đầu tuần này, trên mạng xã hội Twitter, người phát ngôn Bộ Các lực lượng Vũ trang Pháp Herve Grandjean thông báo nhận được một bức thư gửi cho Paris vào ngày Australia-Anh-Mỹ thông báo thành lập liên minh an ninh AUKUS, nói rằng hài lòng với tiến triển của chương trình. Người phát ngôn Grandjean đăng tải dòng tweet nêu rõ: "Tóm lại: Tiến tới việc triển khai giai đoạn tiếp theo của hợp đồng".
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Australia ngày 23/9 cho biết bức thư được gửi vào ngày trước khi thông báo không bao gồm cam kết mới. Một người phát ngôn của bộ này nêu rõ: "Bức thư không đề cập hay cho phép bắt đầu giai đoạn tiếp theo của chương trình, vẫn tùy thuộc vào việc chính phủ Australia công bố các quyết định".
Bức thư đề ngày 15/9 nói với nhà thầu quốc phòng Pháp Naval Group rằng Canberra đã chính thức rút khỏi việc đánh giá lại đã bắt đầu hồi tháng Một. Còn Naval Group cho hay Australia đã chấm dứt hợp đồng với những lí do "thích hợp". (Reuters)
| Tin thế giới 22/9: Pháp đanh thép - ghế này là của chúng tôi! Tổng thống Belarus tính chuyển giao vài quyền lực? AUKUS là cú sốc với NATO? Tin đồn Pháp đánh đổi "ghế" ở HĐBA, vụ ám sát chấn động ở Ukraine, dư luận quốc tế quanh AUKUS, Thủ tướng Ấn Độ ... |
| Tin thế giới 21/9: Nga nói Mỹ chộp được món hời sau vụ AUKUS; Pháp tìm đến Ấn Độ sau cú sốc bị phản bội? Đức cảnh tỉnh EU Nga nhận định về thỏa thuận AUKUS, quan hệ Pháp-Australia, Mỹ-EU, quan hệ Nga-phương Tây, bầu cử Hạ viện Nga, tổng tuyển cử Canada, Thượng ... |