Tin thế giới 8/3: Công ty quân sự tư nhân Wagner tiến bước ở Bakhmut, Thủ tướng Australia tới Ấn Độ

Minh Vương
EU thảo luận cấp đạn dược cho Ukraine, Trung Quốc phản đối bà Thái Anh Văn thăm Mỹ, Syria có thể trở lại Liên đoàn Arab…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga quyết không để vụ việc 'chìm xuồng', kéo ra HĐBA; Mỹ bác cáo buộc phá hoại. (Nguồn: Twitter)
Nga và châu Âu tiếp tục tranh cãi về vụ nổ tại Dòng chảy phương Bắc năm ngoái. (Nguồn: Twitter)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Lính Wagner tuyên bố kiểm soát phía Đông Bakhmut: Ngày 8/3, trong bản ghi âm do bộ phận báo chí của Wagner đăng trên Telegram, ông Yevgeny Prigozhin, người sáng lập công ty quân sự tư nhân này nói: “Các đơn vị của công ty quân sự tư nhân Wagner đã nắm quyền kiểm soát phía Đông Bakhmut. Mọi thứ ở phía Đông sông Bakhmut hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Wagner".

Theo Reuters, nếu thông tin trên là đúng, điều đó có nghĩa là lực lượng Nga đã kiểm soát gần một nửa thành phố Bakhmut.

Hồi tuần trước, ông Prigozhin cho biết lực lượng của ông “trên thực tế bao vây” thành phố. Lực lượng của công ty Wagner đã dẫn đầu cuộc tấn công vào Bakhmut. Tuy nhiên, nhân vật này đã nhiều lần xung đột với Bộ Quốc phòng Nga khi phàn nàn rằng các binh sĩ dưới quyền ông bị “bỏ đói” về đạn dược. (Reuters)

* EU thảo luận về việc cấp đạn dược cho Ukraine: Phát biểu trước cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 8/3, ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao của EU nêu rõ: “Điều đầu tiên cần làm là sử dụng những gì chúng ta có. Nếu các quốc gia thành viên EU sẵn sàng cung cấp thêm, tôi sẽ rất vui. Nhưng hôm nay, chúng ta hãy thực tế và thực dụng, đồng thời thảo luận về những điều hiện có thể áp dụng”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur đã thúc giục EU cần nhanh chóng quyết định về các quỹ mới để cùng mua đạn dược cho Ukraine. Ông nói: “Khi chúng ta mang lại số tiền mới này, điều này cũng sẽ làm tăng năng lực của ngành công nghiệp. Dù sao, đó cũng là điều chúng ta cần cho tương lai, rằng các ngành công nghiệp châu Âu có khả năng sản xuất nhiều đạn pháo hơn".

Dự kiến, các bộ trưởng quốc phòng sẽ thảo luận về kế hoạch đẩy nhanh cung cấp đạn 155 mm cho Ukraine, để chống lại các đợt tấn công của Nga, cũng như lên kế hoạch đặt hàng nhiều loại đạn hơn.

* Thụy Sỹ phản đối xuất khẩu vũ khí sang Ukraine: Phát biểu bên lề các phiên họp tại Liên hợp quốc, Tổng thống Thụy Sỹ Alain Berset nhấn mạnh: “Thảo luận về hoạt động xuất khẩu vũ khí... trong khi chúng tôi có khung pháp lý ở Thụy Sỹ là không khả thi. Với chính phủ và Hội đồng Liên bang, chúng tôi bắt buộc và mong muốn duy trì khuôn khổ pháp lý và làm việc trong khuôn khổ pháp lý này”.

Trước đó, Berlin cho phép Tập đoàn Quốc phòng Đức Rheinmetall mua xe tăng Leopard cũ của Thụy Sỹ, song đảm bảo rằng chúng sẽ không được gửi tới Ukraine. (AFP)

* Canada đào tạo hỗ trợ y tế cho quân đội Ukraine: Ngày 7/3, nước này thông báo sẽ triển khai các kỹ thuật viên và trợ lý y tế từ Lực lượng Vũ trang Canada tới Ba Lan để huấn luyện các thành viên của quân đội Ukraine. Tuyên bố cùng ngày nêu rõ: “Canada đã triển khai 7 kỹ thuật viên y tế và trợ lý y tế của Lực lượng Vũ trang Canada (CAF) từ các đơn vị Dịch vụ y tế Canada đến Ba Lan, nơi họ sẽ huấn luyện các thành viên của Lực lượng Vũ trang Ukraine những kỹ năng cần thiết để cứu người hiệu quả trong các tình huống chiến đấu”.

Theo đó, đội ngũ huấn luyện y tế này sẽ tham gia khóa đào tạo do Ba Lan dẫn đầu, tập trung vào kỹ năng y tế chiến thuật tiên tiến, khả năng sống sót trong chiến đấu, dự kiến bắt đầu vào tháng 3 tới. Đây là động thái hỗ trợ mới nhất của Ottawa cho Kiev trong cuộc xung đột với Moscow. Kể từ tháng 2/2022, Canada đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 1 tỷ CAD (726,9 triệu USD) cho Ukraine. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Quốc gia châu Âu phản đối xuất vũ khí sang Ukraine, Mỹ-Pháp bàn việc áp 'cái giá phải trả' lên Nga

Đông Nam Á

* Indonesia nỗ lực thu hút vốn đầu tư vào thủ đô mới: Ngày 8/3, giới chức Indonesia cho biết, nước này đang triển khai nhiều chính sách nhằm cắt giảm thuế và nới lỏng đối với quản lý thu hồi đất theo quy định mới nhằm thu hút thêm nguồn lực đầu tư thủ đô mới Nusantara, ước tính trị giá lên tới 34 tỷ USD. Theo quy định mới ban hành của chính phủ ngày 6/3, Indonesia sẽ cắt giảm thuế doanh nghiệp đối với các khoản đầu tư ít nhất 10 tỷ Rupiah (tương đương 650.745 USD), giảm thuế thu nhập cho các cá nhân làm việc ở đó, và các đặc quyền khác được cung cấp trong thời hạn tối đa là 30 năm. Bên cạnh đó, Indonesia cũng sẽ không áp dụng thu thuế đối với các ngân hàng khi đầu tư vào Nusantara.

Hiện Indonesia đang “trải thảm đỏ” thu hút các nhà đầu tư để hiện thực hóa tầm nhìn của Tổng thống Joko Widodo về một thành phố hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là chỉ với 20% ngân sách nhà nước. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Đông Nam Á và nỗi lo nước biển dâng

Nam Á

* Thủ tướng Australia thăm Ấn Độ: Ngày 8/3, Thủ tướng Anthony Albanese đã bắt đầu chuyến thăm chính thức tới đất nước Nam Á. Trước chuyến thăm này, Bộ Ngoại giao nước chủ nhà cho biết: “Ấn Độ và Australia chia sẻ mối quan hệ nồng ấm và thân thiện dựa trên các giá trị chung và nguyên tắc dân chủ. Quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước được nâng lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện, tháng 6/2020. Chuyến thăm của Thủ tướng Albanese được kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện”.

Theo lịch trình, ngày 8/3, Thủ tướng Albanese đã tới thành phố phía Tây Ahmedabad ở bang Gujarat, quê hương Thủ tướng Narendra Modi, nơi hai nhà lãnh đạo sẽ thực hiện một số hoạt động ngoại giao. Ngày hôm sau, ông Albanese sẽ tới Mumbai và trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên lên tàu sân bay INS Vikrant, mới được đưa vào phiên chế Hải quân Ấn Độ tháng 9/2022.

Ngày 10/3, hai nhà lãnh đạo sẽ chính thức hội đàm. Đây là cuộc họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh thường niên được hai nước thống nhất năm 2022. Phái đoàn doanh nghiệp đi cùng Thủ tướng Albanese sẽ tham gia Diễn đàn CEO Australia-Ấn Độ.

Cựu cao ủy Ấn Độ tại Australia Navdeep Sur cho biết thương mại, đầu tư, quốc phòng, giáo dục và chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng là khía cạnh quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Ông cho biết mối quan hệ này cũng rất quan trọng trong nhóm Bộ tứ: “Bộ tứ hiện đang nổi lên như một tiếng nói khá quan trọng để chống lại các mối đe dọa… Nếu chúng ta muốn giảm bớt sự phụ thuộc của quốc gia và của thế giới vào Trung Quốc... thì việc hợp tác với nhau là điều quan trọng”. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Thu nhập bình quân đầu người tại Ấn Độ tăng gấp đôi chỉ trong 9 năm

Đông Bắc Á

* Chủ tịch Trung Quốc nói về năng lực giải quyết rủi ro chiến lược: Phát biểu với phái đoàn quân sự, ngày 8/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi nước này cần có hệ thống nâng cao khả năng giải quyết rủi ro chiến lược, duy trì lợi ích chiến lược và đạt được các mục tiêu chiến lược. Ông cũng nhấn mạnh về khả năng phục hồi của ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng. (Reuters)

* Trung Quốc quan ngại về kế hoạch của bà Thái Anh Văn tại Mỹ: Ngày 8/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc “quan ngại sâu sắc” và yêu cầu Mỹ làm rõ về thông tin này. Trước đó, văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) cho biết bà Thái có thể “quá cảnh” Mỹ trong chuyến thăm nước ngoài. Đồng thời, có thông tin cho rằng, bà sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại Washington. (Reuters)

* Hàn Quốc kêu gọi Anh tác động tới Triều Tiên: Ngày 8/3, Bộ trưởng Thống nhất Kwon Young Se đã gặp Đại sứ Anh tại Triều Tiên David Ellis và Đại sứ Anh tại Hàn Quốc Colin Crooks ngày 8/3. Hai bên đã thảo luận về các vấn đề liên Triều cùng các vấn đề an ninh khác trên bán đảo Triều Tiên. Viện dẫn mối quan hệ ngoại giao giữa London với Bình Nhưỡng, ông Kwon đã yêu cầu Anh nâng cao vai trò thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, quay trở lại bàn đàm phán. Hai bên hy vọng Đại sứ quán Anh tại Triều Tiên sẽ sớm hoạt động trở lại sau thời gian đóng cửa do dịch Covid-19 và cam kết hợp tác với cộng đồng quốc tế để giải quyết các vấn đề hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng. (Yonhap)

* Hàn Quốc bỏ xét nghiệm Covid-19 với du khách từ Trung Quốc: Ngày 8/3, Seoul thông báo sẽ không yêu cầu xét nghiệm Covid-19 trước khi khởi hành với du khách đến từ nước láng giềng bắt đầu từ ngày 11/3 tới. Đây là động thái mới nhất nhằm nới lỏng các lệnh kiểm soát biên giới đối với du khách từ Trung Quốc.

Trước đó, Hàn Quốc đã áp đặt một số biện pháp hạn chế đối với hành khách từ Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh dỡ bỏ chính sách Zero Covid. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã dần nới lỏng các biện pháp này do tình hình dịch bệnh ở láng giềng "hạ nhiệt". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên tuyên bố sẽ 'đường đường chính chính' làm một việc, cảnh báo có thể coi động thái của Mỹ là 'lời tuyên chiến'

Châu Âu

* G7 sẽ xem xét việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga trong tháng 3: Ngày 7/3, phát biểu bên lề hội nghị năng lượng quốc tế CERAWeek diễn ra tại thành phố Houston, bà Elizabeth Rosenberg, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về chống tài trợ khủng bố và tội phạm tài chinh, cho biết: “Tất cả những gì tôi có thể nói là Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đang có kế hoạch đánh giá lại mức giá trần đối với dầu thô của Nga vào tháng 3”. (Sputnik)

* Nga, Đức lên tiếng về cuộc tấn công Dòng chảy phương Bắc: Ngày 8/3, RIA (Nga) dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ:: “Rõ ràng, các tác giả của cuộc tấn công muốn chuyển hướng chú ý. Đây là hành động cố ý làm nhụt tinh thần trên truyền thông. Làm thế nào các quan chức Mỹ có thể giả định bất cứ điều gì mà không tiến hành điều tra”. Theo ông Peskov, các nước góp vốn dự án Dòng chảy phương Bắc cần thực hiện điều tra khẩn cấp, minh bạch.

Trong khi đó, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với đài Deutschlandfunk (Đức) cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã cảnh báo về các cáo buộc vội vàng sau khi truyền thông phát đi thông tin tình báo cho rằng, thủ phạm tấn công nhằm vào đường ống Dòng chảy phương Bắc hồi năm ngoái là một nhóm thân Ukraine. Ông nói: “Đó cũng có thể là một hành động được dàn dựng nhằm đổ lỗi cho Ukraine, một lựa chọn được đưa ra trong các thông tin truyền thông”. (Reuters)

* Bộ trưởng Nội vụ Anh phản bác chỉ trích vào luật chống nhập cư mới: Theo dự luật vừa được đề xuất ngày 7/3, chính phủ Anh sẽ cấm tất cả những người nhập cảnh bất hợp pháp xin tị nạn và chuyển họ đi nơi khác, chẳng hạn như Rwanda, nhằm ngăn chặn hàng nghìn người di cư vượt qua eo biển Manche trên thuyền nhỏ. Các tổ chức nhân quyền, bao gồm Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho rằng, kế hoạch này sẽ khiến nước Anh trở thành một quốc gia ngoài vòng pháp luật theo các công ước của châu Âu và Liên hợp quốc về tị nạn.

Trình bày dự thảo luật trước quốc hội ngày 7/3, Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman đã đính kèm một lá thư cho các nghị sĩ, đồng thời thừa nhận, bà chưa thể xác nhận liệu luật này có tuân thủ luật nhân quyền châu Âu hay không.

Tuy nhiên, trong phỏng vấn phát sóng trên đài Sky News (Anh) cùng ngày, bà Braverman khẳng định chính phủ Anh có quyền ngăn chặn những người di cư bằng đường biển, với số lượng có thể vượt quá 80.000 người năm nay. Quan chức này tuyên bố: “Chúng tôi rất tự tin rằng các biện pháp đã công bố ngày hôm qua (7/3) tuân thủ các nghĩa vụ luật pháp quốc tế”. Bà cũng khẳng định luật mới không vi phạm pháp luật và nhận được sự ủng hộ từ “đại đa số” người dân Anh. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Pháp đưa năng lượng hạt nhân trở lại châu Âu: 'Ngả mũ' với biệt tài của Paris

Trung Đông-Châu Phi

* Saudi Arabia đề cập khả năng Syria trở lại Liên đoàn Arab: Ngày 7/3, phát biểu trong một sự kiện ở London, Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud nói rằng cần đối thoại với Syria, đặc biệt để giải quyết tình trạng nhân đạo ở nước này. Ông nhấn mạnh: “Can dự theo trật tự để giải quyết những quan ngại là điều cần làm. Và điều này có thể dẫn đến việc Syria quay trở lại Liên đoàn Arab. Nhưng vào lúc này, tôi cho rằng còn quá sớm để thảo luận về vấn đề này”. (Reuters)

* Iran ủng hộ việc nối lại quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Phát biểu trong cuộc báo với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 8/3, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian nói: “Cộng hòa Hồi giáo ủng hộ đưa quan hệ giữa Ankara và Damascus trở lại trạng thái bình thường”. Tháng Một vừa qua, trong cuộc họp báo với ông Amirabdollahian đang ở thăm Damascus, Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chấm dứt sự hiện diện quân sự tại Syria để hai bên có thể đạt mối quan hệ hợp tác đầy đủ. (Reuters)

Thỏa thuận ngũ cốc: Ukraine bắt đầu đàm phán gia hạn nhưng không phải với Nga

Thỏa thuận ngũ cốc: Ukraine bắt đầu đàm phán gia hạn nhưng không phải với Nga

Ngày 7/3, một nguồn tin cấp cao trong chính phủ Ukraine cho biết, nước này đã bắt đầu cuộc đàm phán trực tuyến với các ...

Tình hình Ukraine: Moscow-Kiev vừa trao đổi một việc, Nga tung tuyên bố về việc giành Bakhmut

Tình hình Ukraine: Moscow-Kiev vừa trao đổi một việc, Nga tung tuyên bố về việc giành Bakhmut

Ngày 7/3, Nga và Ukraine cho biết hai nước vừa trao đổi số lượng lớn tù nhân, cũng là cuộc trao đổi mới nhất sau ...

Muốn chặn tham vọng hạt nhân Iran, Thủ tướng Israel phát tín hiệu sẵn sàng đối đầu quân sự?

Muốn chặn tham vọng hạt nhân Iran, Thủ tướng Israel phát tín hiệu sẵn sàng đối đầu quân sự?

Ngày 21/2, phát biểu tại Hội nghị an ninh Hertog tại Tel Aviv, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận định, răn đe quân sự thực ...

Tổng thống Hàn Quốc sẽ thăm Mỹ, chứng minh 'Seoul đang trở lại'

Tổng thống Hàn Quốc sẽ thăm Mỹ, chứng minh 'Seoul đang trở lại'

Ngày 7/3, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ đến Mỹ dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống nước ...

Thủ tướng Australia chuẩn bị đến Mỹ, dự định sẽ hoàn thành một điều đã mong chờ từ lâu

Thủ tướng Australia chuẩn bị đến Mỹ, dự định sẽ hoàn thành một điều đã mong chờ từ lâu

Ngày 8/3, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, ông sẽ đến Mỹ và hội đàm song phương với Tổng thống Joe Biden sau chuyến ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung ...
Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động