Trung Đông: Làm sao để chấm dứt bạo lực tôn giáo?

Đó là câu hỏi được đánh giá là bức thiết đối với tình hình Trung Đông hiện nay. Ông Moha Ennaji* đã đi tìm câu trả lời trong bài viết trên Project Syndicate, ngày 8/12.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung dong lam sao de cham dut bao luc ton giao Những tay súng trở về từ Trung Đông: Nỗi lo của châu Âu
trung dong lam sao de cham dut bao luc ton giao Triển vọng hòa bình Trung Đông trở nên xa vời

Sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan, bạo lực và nội chiến ở Trung Đông kể từ sau cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập năm 2011 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân và phúc lợi xã hội của nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng các chính phủ ủng hộ hòa bình, kiến tạo thịnh vượng và bảo vệ con người đang là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết.

Tâm lý đánh đồng

Tính đến nay, tình trạng bạo lực ở Trung Đông đã khiến khoảng 180.000 người Iraq và 470.000 người Syria thiệt mạng, 6,5 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Những người tị nạn này, bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em, thường bị tra tấn trong các nhà tù hay bị lạm dụng trong các trại tạm cư.

Theo Trung tâm Nghiên cứu chính sách Syria, một nửa trong số những người tị nạn là trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi. Thực tế này được đánh giá là sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự phát triển của quốc gia Trung Đông này trong tương lai. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ước tính, 2,1 triệu trẻ em đang sống ở Syria và 700.000 em đang tị nạn ở nước ngoài không được đến trường.

trung dong lam sao de cham dut bao luc ton giao
Cảnh đổ nát tại Aleppo, Syria. Nguồn: (Reuters)

Có thể nói, những tổn thất về con người nói trên là biểu hiện của một vấn đề sâu sắc hơn: mâu thuẫn tôn giáo ở Trung Đông, cụ thể là Hồi giáo. Trái với suy nghĩ của số đông, các tín đồ Hồi giáo không cho rằng tôn giáo của họ bản chất đã mang tính bạo lực.

Khi theo dõi tin tức ở phương Tây, người ta dễ hiểu tại sao Hồi giáo lại chịu nhiều sự chỉ trích đến thế. Từ sự tàn bạo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq, các cuộc tấn công đẫm máu của al-Qaeda cho đến các vụ hành quyết dã man phụ nữ ngoại tình theo luật Sharia ở Afghanistan, bạo lực ở Trung Đông... đều được quy kết cho nguyên nhân tôn giáo. Vì vậy, Hồi giáo thường được nhìn nhận như một mối đe dọa nghiêm trọng.

Tuy nhiên, như nhà triết học Canada Charles Taylor giải thích, nguy hiểm thực sự không phải ở bản thân Hồi giáo, mà là “tâm lý đánh đồng”. Các phần tử Hồi giáo cực đoan chỉ chiếm chưa đầy 0,5% số người Hồi giáo trên toàn thế giới. Dù vậy, hình ảnh về những kẻ thánh chiến đang dần đại diện cho Hồi giáo trong mắt truyền thông phương Tây, và điều này ảnh hưởng xấu đến các tiến trình phát triển chính trị ở Trung Đông.

Bỏ qua những bản chất tốt đẹp của Hồi giáo, truyền thông phương Tây đang củng cố một quan điểm cứng nhắc và áp đặt: Hồi giáo đồng nghĩa với bạo lực. Trên thực tế, quan niệm này đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi ở Mỹ và châu Âu, theo Michael Griffin trong cuốn sách “Nhà nước Hồi giáo và việc viết lại lịch sử”.

Các giải pháp chính sách

Hiện nay, nhiều người tán thành với lý thuyết “sự va chạm văn hóa” của cố Giáo sư Đại học Harvard Samuel Hungtington, cho rằng Hồi giáo mâu thuẫn với xã hội hiện đại. Tuy nhiên, luận điểm của Huntington đã bỏ qua những ý tưởng và ảnh hưởng của những người tiên phong cải cách Hồi giáo – như Muhammad Abdul (1) và Jamaleddin al-Afghani (2), vốn có tác động đến tận ngày nay.

trung dong lam sao de cham dut bao luc ton giao
Theo Huntington, thế giới được chia thành các khu vực tôn giáo và mâu thuẫn thường xảy ra tại "biên giới" giữa những khu vực này. (Nguồn: Blogspot)

Một trong những ảnh hưởng sâu rộng nhất của các nhà cải cách nói trên là sự hình thành trào lưu “salafi”, theo đó nhấn mạnh nhà nước hiện đại đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cộng đồng Hồi giáo. Ngày nay, các nhà tư tưởng Hồi giáo, như Abdolkarim Soroush (Iran), Tahar Haddad (Tunisia), Fazlur Rahman (Pakistan)... vẫn tiếp tục nghiên cứu sự kết nối giữa tư tưởng Hồi giáo và các giá trị hiện đại. Mặc dù những kẻ cực đoan luôn phủ nhận ý kiến của những nhà tư tưởng Hồi giáo này, song quan điểm của họ vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến các tầng lớp tín đồ trên toàn thế giới.

Trên thực tế, các học giả Hồi giáo nói trên cũng thừa nhận tôn giáo cũng phần nào góp phần tạo nên tình trạng bạo lực ở Trung Đông. Các hành động bạo lực, vốn phổ biến và đa dạng ở khu vực, được hình thành từ nhiều yếu tố bao gồm mâu thuẫn quan điểm tôn giáo, truyền thống văn hóa, sắc tộc, chiến tranh, sự đấu đá chính trị… Tuy nhiên, như đã nói ở trên, về bản chất, Hồi giáo không kích động bạo lực, chiến tranh. Nhiều tổ chức đang lợi dụng danh nghĩa Hồi giáo để thực hiện các âm mưu có lợi cho mình.

Điều Trung Đông cần hiện nay là các chính sách phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề có thể gây ra mâu thuẫn tôn giáo, chẳng hạn như tạo ra các cơ hội giáo dục bình đẳng, tạo công ăn việc làm, xử lý tình trạng tham nhũng… Những chiến lược này có thể giúp nâng cao tiến trình dân chủ hóa, sự phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội dân sự cũng như cải thiện môi trường truyền thông đại chúng. Điều quan trọng là các chính phủ ở khu vực không nên “Hồi giáo hóa” mọi vấn đề, mà tốt hơn là phát triển các giải pháp chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.

Trong số vấn đề kể trên, giáo dục là yếu tố then chốt quyết định thành công. Các chương trình đào tạo cần mang tính tổng hợp hơn, mở rộng kiến thức của học sinh về tôn giáo và văn hóa. Bên cạnh đó, các trường học cần giữ sự khách quan trước áp lực của chính phủ và giáo hội, đồng thời nêu cao tinh thần tự do tôn giáo.

Cuối cùng, năng lực của chính phủ trong việc giải quyết bạo lực tôn giáo cũng là việc không được xem nhẹ. Trừ phi các nhà lãnh đạo có thể dung hòa giữa chính sách và tôn giáo, bạo lực sẽ không bao giờ kết thúc.

* Ông Moha Ennaji là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đối thoại liên văn hóa và người tị nạn (Morocco) và là Giáo sư Văn hóa học tại Đại học Fez (Morocco). Các cuốn sách của ông mới xuất bản bao gồm “Những biên giới mới của sự di cư của người Hồi giáo ở Bắc Mỹ và châu Âu”, “Cộng đồng người Hồi giáo Morocco ở châu Âu”.

Bài viết trên phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

---

[1] Muhammad Abdul (1849-1905), người Ai Cập, là nhà luật học Hồi giáo, học giả tôn giáo và nhà cải cách tự do. Ông được xem là một trong những người xây dựng nên “chủ nghĩa hiện đại Hồi giáo” – còn được gọi là Neo-Mu’tazilism.

[2] Jamaleddin al-Afghani (1839-1897), người Thổ Nhĩ Kỳ, là nhà hoạt động chính trị và nhà tư tưởng Hồi giáo. Ông cũng là người góp phần hình thành nên “chủ nghĩa hiện đại Hồi giáo”.

trung dong lam sao de cham dut bao luc ton giao Ông Trump cần quan tâm đến Trung Đông

Đánh giá Trung Đông vẫn là một khu vực có ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh của Mỹ, trong một bài viết trên Project Syndicate ...

trung dong lam sao de cham dut bao luc ton giao Xung đột Trung Đông xóa sổ thành tựu phát triển của cả một thế hệ

Đó là nhận định của Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đưa ra ngày 16/9.

trung dong lam sao de cham dut bao luc ton giao Tìm đồng thuận để cứu Trung Đông

Các nhà lãnh đạo ở Trung Đông cần nhanh chóng giảm căng thẳng và tìm kiếm sự đồng thuận.

Quang Chinh (theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Mỹ: Thời tiết khắc nghiệt kéo dài, lốc xoáy mạnh, mưa đá nghiêm trọng

Mỹ: Thời tiết khắc nghiệt kéo dài, lốc xoáy mạnh, mưa đá nghiêm trọng

Nước Mỹ trải qua 10 ngày liên tiếp xảy ra lốc xoáy, số trận lốc xoáy được dự báo sẽ tiếp tục tăng, thời tiết khắc nghiệt kéo dài tới ...
Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Cần Thơ theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 7/5/2024.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5 - kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. SXMN 6/5. xổ số miền ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 7/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động