Trung Đông: Thoả thuận thế kỷ hay thất bại thế kỷ?

Dịch Dung
TGVN. Ông Trump đang toan tính một “Thỏa thuận thế kỷ” nhằm giải quyết dứt điểm xung đột kéo dài nhiều thập kỷ giữa Palestine và Israel. Nhưng liệu kế hoạch vĩ đại này của ông có khả thi nếu không có sự tham gia của người Palestine? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung dong thoa thuan the ky hay that bai the ky Loay hoay với 20 câu hỏi về 'Thỏa thuận thế kỷ' của ông Donald Trump
trung dong thoa thuan the ky hay that bai the ky Thủ tướng Palestine: Không có lý do gì để ủng hộ "Thỏa thuận thế kỷ" của Mỹ
trung dong thoa thuan the ky hay that bai the ky Khi hòa bình trở nên quá xa xỉ ở Gaza
trung dong thoa thuan the ky hay that bai the ky
Liệu "Thoả thuận thế kỷ" của Tổng thống Trump có giải quyết được xung đột đã kéo dài nhiều thập kỷ giữa Israel và Palestin.

Chín tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên cáo với thế giới là Mỹ sẽ đưa ra sáng kiến và kế hoạch mới để giải quyết dứt điểm cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Ông Trump ngợi ca đấy là "Thoả thuận thế kỷ". Tác giả và người chịu trách nhiệm thực hiện sáng kiến này không phải là ai khác mà chính là Jared Kushner – con rể của ông Trump.

Từ đó đến nay, chi tiết về tài liệu chiến lược này vẫn được phía Mỹ giữ kín. Trong tháng 6 tới, phía Mỹ sẽ tổ chức một hội nghị kinh tế ở Bahrain nhằm vận động nguồn tài chính để thực thi kế hoạch nói trên, hy vọng sẽ thu về được khoảng 70 tỷ USD. Cũng theo phía Mỹ, trong tháng 6, phía Mỹ sẽ chính thức công bố "Thoả thuận thế kỷ".

Từ bỏ giải pháp hai nhà nước

Từ những phát biểu và hành động cho đến nay của ông Trump liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel và Palestine và với ý đồ của Mỹ trong việc tổ chức hội nghị quốc tế này có thể nhận diện ra được về cơ bản, hình hài và nội dung mấu chốt của ý tưởng lớn nói trên của ông Trump và con rể Jared Kushner cũng như tính khả thi của nó.

Cuộc xung đột Israel - Palestine đã dai dẳng từ lâu. Cho tới nay đã có nhiều sáng kiến và ý tưởng giải pháp. Hoà ước Oslo tưởng đã thành công nhưng rồi cũng không đưa lại giải pháp chính trị hoà bình cho cuộc xung đột.

Những ý tưởng giải pháp cho đến nay đều dựa trên nguyên tắc là có nhà nước Israel và nhà nước Palestine cùng tồn tại trong hoà bình (mô hình giải pháp hai nhà nước), tức là phải đảm bảo hình thành nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ cho người Palestine.

Những vấn đề cần phải được giải quyết ổn thoả và lâu bền là Israel rút khỏi những vùng lãnh thổ đã chiếm đóng trái phép, là quy chế pháp lý cho thành phố Jerusalem, là quyền hồi hương về Israel của những người Palestine đã bị buộc phải tỵ nạn ở nơi khác, là những khu định cư mà Israel đã xây dựng cho người do thái trên phạm vi khu vực lãnh thổ dành cho người Palestine. Nếu không giải quyết được những vấn đề nói trên thì không thể có được giải pháp chính trị hoà bình cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Bên ngoài hỗ trợ tài chính và viện trợ kinh tế để Palestine xây dựng nhà nước và phát triển kinh tế chỉ là vấn đề thuộc giai đoạn tiếp theo, cho dù vô cùng quan trọng.

Cách tiếp cận bằng tiền

Bây giờ, cái gọi là "Thoả thuận thế kỷ" của ông Trump và con rể có cách tiếp cận giải pháp hoàn toàn khác. Chính thức thì chưa nhưng trong thực chất chính quyền của ông Trump khích lệ thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ bỏ ý tưởng về mô hình giải pháp hai nhà nước hoặc làm cho mô hình giải pháp này hoàn toàn không còn có thể khả thi được nữa.

Có thể thấy được là Thoả thuận thế kỷ của ông Trump và con rể không bao hàm, không định hướng tới và càng không dựa trên nguyên tắc là phải có hai nhà nước của Israel và Palestine hoặc có đấy nhưng với hình hài và nội dung mà người Palestine không thể chấp nhận được.

Với hội nghị ở Bahrain, người ngoài có thể thấy là ông Trump và con rể chủ trương dùng tiền của để mua lấy sự đầu hàng của người Palestine ở Trung Đông. Cách tiếp cận của ông Trump và con rể ở đây xem ra là cùng Israel và một số đồng minh khác nữa trong khu vực dồn ép Palestine vào đường cùng để buộc Palestine phải chấp nhận "Thoả thuận thế kỷ" kia. Tức là kế hoạch của ông Trump làm cho người Palestine phải từ bỏ ý chí đấu tranh vì nhà nước độc lập riêng để đổi lấy những cải thiện về kinh tế, tiếp tục tồn tại như lâu nay trong hình hài của một thực thể chính trị đặc biệt chứ không thể có được nhà nước độc lập riêng với chủ quyền và lãnh thổ như mọi quốc gia bình thường khác trên thế giới hiện tại.

Có thật sự khả thi?

Câu hỏi được đặt ra ngay ở đây là "Thoả thuận thế kỷ" này có thật sự khả thi không hay sẽ trở thành "Thất bại thế kỷ"?

Xưa nay, Mỹ luôn đóng vai trò quyết định trong quá trình giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Kể từ khi chứng tỏ nghiêng lệch hẳn về phía Israel, bất chấp cả luật pháp quốc tế và nhiều đồng minh chiến lược, ông Trump đã làm cho nước Mỹ không còn đủ khách quan để có thể đảm trách bất cứ vai trò trung gian hoà giải nào giữa Israel và Palestine.

Chừng nào còn như thế thì chừng ấy ông Trump không thể có được sự tham gia của Palestine vào ý tưởng hay sáng kiến hoặc kế hoạch của Mỹ. Palestine không tham gia thì mọi ý tưởng giải pháp cho cuộc cung đột đã bị thất bại ngay từ khi nó chưa được công bố.

Người Palestine cũng còn sẽ không chấp nhận đánh đổi khát vọng về nhà nước độc lập riêng để lấy những khoản tiền như 70 tỷ USD trong khuôn khổ Thoả thuận thế kỷ của ông Trump và con rể. Không có cái giá nào cho độc lập tự do của các dân tộc cả. Cho nên kể cả khi ông Trump có được thêm nhiệm kỳ cầm quyền nữa ở nước Mỹ thì Thoả thuận thế kỷ của ông và con rể rồi cũng chung số phận như những sáng kiến giải pháp trước đó của những người tiền nhiệm.

trung dong thoa thuan the ky hay that bai the ky Ngoại trưởng Maliki: Palestine không Jerusalem như cơ thể không có trái tim

Ngoại trưởng Palestine Riyad Maliki khẳng định, Palestine không Jerusalem như cơ thể không có trái tim. Nếu nước này không được công nhận là ...

trung dong thoa thuan the ky hay that bai the ky Mỹ có ý định trao chủ quyền một số khu vực ở Đông Jerusalem cho Palestine

Ngày 8/3, báo Hayom của Israel cho biết, theo kế hoạch hòa bình của Mỹ với tên gọi “thỏa thuận thế kỷ”, người Palestine sẽ ...

trung dong thoa thuan the ky hay that bai the ky Cơ hội nào cho "Thỏa thuận Thế kỷ" của Tổng thống Trump?

Kế hoạch Hòa bình Trung Đông mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đề xuất khó có thể mang lại hòa bình cho Israel ...

Dịch Dung

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

Quan Văn Chuẩn thừa nhận mắc sai lầm dẫn đến tình huống U23 Việt Nam phải nhận bàn thua trước U23 Iraq, dừng chân ở tứ kết VCK U23 châu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel ...
Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu Meta tiếp tục giảm khiến cho tài sản ròng của Mark Zuckerberg “bốc hơi” hơn 18 tỷ USD. Nhưng ông chủ ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động