UNCLOS 1982: Cơ sở pháp lý bảo đảm hòa bình trên Biển Đông

Quang Đào
TGVN. Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) chính thức có hiệu lực, đồng thời kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn và nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Công ước tới Ban Thư ký LHQ (27/7/1994 - 27/7/2019). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Thụy Sỹ
unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong Việt kiều tại Đức hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông
unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong

Việt Nam luôn tôn trọng và nhất quán chủ trương giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Với Việt Nam, quan điểm nhất quán là tuân thủ chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình là xu hướng tất yếu không thể phủ nhận và được tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Đó cũng là quan điểm lập trường của Việt Nam. Trong nỗ lực bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn ở Biển Đông, UNCLOS 1982 được xem là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất.

Hiến pháp về biển và đại dương

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea hay UNCLOS) năm 1982 được thông qua ngày 30/4/1982 đánh dấu kết quả của 9 năm đàm phán của Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc (LHQ), từ năm 1973 đến năm 1982 nhằm xây dựng một văn kiện pháp lý quốc tế mới về biển và đại dương, phù hợp với lợi ích chung của các quốc gia.

Ngày 20/9/2007, một tòa án trọng tài thành lập dưới UNCLOS 1982 đã ra phán quyết về một tranh chấp biên giới trên biển từ lâu giữa Guyana và Suriname.

Ngày 12/7/2016 tòa án trọng tài quốc tế ở Hà Lan ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc do vi phạm các điều khoản của UNCLOS trong phiên tòa khởi kiện bởi Philippines.

Được coi như “Hiến pháp về biển và đại dương”, UNCLOS 1982 gồm 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục, quy định một cách toàn diện về quy chế pháp lý của các vùng biển cũng như các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia dù có biển, không có biển hay gặp bất lợi về mặt địa lý trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển và đại dương. Văn kiện này không chỉ kế thừa các điều ước quốc tế về biển trước đó mà còn pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế cũng như những xu hướng phát triển mới của việc sử dụng và khai thác biển và đại dương.

UNCLOS 1982 ra đời đánh dấu sự hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong sử dụng biển, quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau. Công ước đã đặt ra cơ sở để xác định các vùng biển và căn cứ cho các quốc gia xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và tiến hành các hoạt động trên biển. Việc Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải chấp thuận sự điều chỉnh cả gói (package deal) và không cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào, ngoại trừ những tuyên bố cụ thể theo quy định của Công ước, bảo đảm việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Công ước.

Với vai trò là “Hiến pháp của biển và đại dương”, UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc xây dựng các văn kiện pháp lý khác về biển và đại dương. Trước hết, phải kể đến Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa. Các điều ước quốc tế khác về biển và đại dương đều ít nhiều căn cứ vào quy định của UNCLOS 1982 do tính chất toàn diện, bao trùm của Công ước.

unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong
UNCLOS 1982 được cọi như “Hiến pháp về biển và đại dương”

Bên cạnh các chế định về quy chế pháp lý các vùng biển, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, UNCLOS 1982 cũng quy định cơ chế bắt buộc nhằm giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia trong giải thích và áp dụng Công ước. Theo quy định tại Phần XV của Công ước, khi phát sinh tranh chấp, các quốc gia cần giải quyết một cách hòa bình, bằng các biện pháp do các bên lựa chọn như đối thoại, đàm phán, hòa giải… Nếu các biện pháp trên không đem lại giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS, cơ quan được thành lập bởi Công ước) hoặc tòa trọng tài, tòa trọng tài đặc biệt.

Việt Nam với UNCLOS 1982

Việt Nam là một trong 107 quốc gia ký Công ước tại Montego Bay, Jamaica ngay sau khi văn kiện này được mở ký và là một trong những quốc gia phê chuẩn sớm, trước khi Công ước có hiệu lực. Điều này thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào một trật tự pháp lý mới về biển và đại dương.

Ngày 25/7/2019, trả lời câu hỏi liên quan đến hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, "Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

Đồng thời, Nghị quyết còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng liên quan đến vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày Công ước chính thức có hiệu lực, đồng thời đánh dấu 25 năm Việt Nam phê chuẩn và nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Công ước tới Ban Thư ký LHQ. Cùng với UNCLOS 1982, Việt Nam cũng gia nhập các Hiệp định thực thi Công ước, bao gồm Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa.

Là thành viên UNCLOS 1982, Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà tại đó Việt Nam được hưởng những quyền lợi đối với vùng biển và tài nguyên theo quy định của Công ước là khoảng gần 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.

Với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả UNCLOS 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng, trong đó luôn đề cao nguyên tắc công bằng để tìm ra giải pháp hợp lý.

Mặt khác, Việt Nam luôn tích cực đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Theo đó, khi bàn về vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiên trì yêu cầu “tôn trọng pháp luật quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”, coi đây như một nguyên tắc để giải quyết và xử lý các tranh chấp liên quan đến biển đảo. Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN.

Trong bối cảnh phức tạp hiện nay ở Biển Đông, việc tôn trọng và tuân thủ đầy đủ UNCLOS 1982 càng có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực. UNCLOS 1982 có tầm quan trọng không thể phủ nhận trong đời sống pháp luật quốc tế hiện nay. Văn kiện này đã thực sự trở thành căn cứ pháp lý vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia và xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Là một quốc gia ven biển, Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện Công ước, kể từ khi trở thành một quốc gia thành viên của Công ước 25 năm trước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel phát biểu ngày 26/7/2019: “Các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai phớt lờ luật pháp quốc tế. Theo UNCLOS 1982, các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ngoài ra, các hành vi của Trung Quốc còn đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực”
unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong

Myanmar, Indonesia kêu gọi các bên tôn trọng UNCLOS 1982

Ngay sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Myanmar và Indonesia đã đưa ra tuyên bố riêng, ...

unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong

Malaysia, Ấn Độ kêu gọi các bên tôn trọng tối đa UNCLOS

Lời kêu gọi này của Malaysia và Ấn Độ được đưa ra sau khi phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài được công ...

unclos 1982 co so phap ly bao dam hoa binh tren bien dong

UNCLOS 1982: Hiến chương về đại dương

Tuy có những hạn chế nhất định, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là một trong các cơ chế tài phán ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng khi chiến đấu cơ của Mỹ bay qua không phận quốc gia láng giềng Guyana trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung.
Xác định trận chung kết Europa League, Europa Conference League 2023/24

Xác định trận chung kết Europa League, Europa Conference League 2023/24

Bayer Leverkusen nối dài chuỗi kỷ lục bất bại lên con số 49, thẳng tiến đến trận chung kết Europa League, sẽ gặp Atalanta để tranh ngôi vương.
Quy định về sử dụng giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID từ ngày 1/6/2024

Quy định về sử dụng giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID từ ngày 1/6/2024

Cho tôi hỏi việc sử dụng giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID từ ngày 1/6/2024 được quy định thế nào? - Độc giả Bảo Đức
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu

Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu

Giới chuyên gia nhận định, nền kinh tế Mỹ đang hoạt động tương đối tốt, đặc biệt là khi so sánh với hầu hết các nền kinh tế phương Tây ...
Apple trình làng mẫu iPad Pro mỏng nhất lịch sử

Apple trình làng mẫu iPad Pro mỏng nhất lịch sử

Tại sự kiện trực tuyến Let Loose tối 7/5 (theo giờ Việt Nam), Apple đã ra mắt loạt sản phẩm mới, trong đó có mẫu iPad Pro màn hình OLED ...
Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai

Nhiều năm trôi qua, những bài học lớn, mang tính nguyên tắc, quy luật từ Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris vẫn nguyên giá trị...
Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng khi chiến đấu cơ của Mỹ bay qua không phận quốc gia láng giềng Guyana trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung.
Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc và Hungary quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh của thời đại mới.
Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ đã thay thế khoảng 80 binh sĩ ở Maldives bằng đội ngũ nhân viên dân sự theo yêu cầu của Tổng thống nước chủ nhà Mohamed Muizzu.
Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cho rằng, chiến dịch quân sự lớn của Israel tại Rafah sẽ không thúc đẩy mục tiêu đánh bại phong trào Hamas của người Palestine ở Dải Gaza.
Tổng thống Ukraine cách chức lãnh đạo Vệ binh quốc gia, cựu tổng tư lệnh quân đội phải xuất ngũ

Tổng thống Ukraine cách chức lãnh đạo Vệ binh quốc gia, cựu tổng tư lệnh quân đội phải xuất ngũ

Tổng thống Ukraine đã cách chức người đứng đầu Vệ binh quốc gia, lực lượng phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt nhằm vào nhà lãnh đạo này trong tuần.
Điểm tin thế giới sáng 10/5: Malaysia mua tàu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, tập trận không quân ở CH Czech

Điểm tin thế giới sáng 10/5: Malaysia mua tàu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, tập trận không quân ở CH Czech

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/5.
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động