Vì sao ông Biden vẫn chưa thể đảo ngược chính sách chống Trung Quốc?

Thái Bình
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với giới truyền thông trên cương vị mới, Đại diện Thương mại Mỹ Catherine Tai nhấn mạnh, Mỹ vẫn có ý định duy trì mức thuế quan mà cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt, dù cộng đồng doanh nghiệp đang yêu cầu chính quyền Biden đảo ngược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia cho rằng, ông Biden sẽ duy trì chính sách của người tiền nhiệm với Trung Quốc. (Nguồn:
Chuyên gia cho rằng, ông Biden sẽ duy trì chính sách của người tiền nhiệm với Trung Quốc. (Nguồn: Financial Times)

Sẽ không có sự "nới lỏng" từ chính quyền Biden

Trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 370 tỷ USD - tức là với gần như tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Động cơ thúc đẩy điều này là mục tiêu giảm mất cân bằng cán cân thương mại.

Thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc đã tăng 336 tỷ USD trong vòng 18 năm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ đang thua thiệt trong hợp tác thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại chính của Mỹ.

Tin liên quan
Tổng thống Biden: Mỹ không cần một cuộc xung đột với Trung Quốc, tôi sẽ không làm như ông Trump Tổng thống Biden: Mỹ không cần một cuộc xung đột với Trung Quốc, tôi sẽ không làm như ông Trump

Năm 2020, kim ngạch thương mại song phương ước tính khoảng 580 tỷ USD. Theo tính toán của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, hoạt động thương mại song phương đã đem lại hơn 900.000 việc làm cho người Mỹ tính đến năm 2015.

Biểu thuế không giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại của Mỹ. Đó là sự thật. Trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, thâm hụt thương mại so với Trung Quốc đã giảm từ 419 tỷ USD xuống 311 tỷ USD.

Nhưng đồng thời, Mỹ bắt đầu thay thế các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế bằng hàng nhập khẩu từ các nước khác và kết quả là thâm hụt thương mại tổng thể của Mỹ trong cùng giai đoạn thậm chí còn tăng lên, từ 481 tỷ USD năm 2016 lên 679 tỷ USD vào năm 2020.

Trong khi đó, ông Donald Trump đã nhiều lần “khoe khoang” rằng Kho bạc Mỹ nhận được hàng tỷ USD từ thuế quan đánh vào sản phẩm của Trung Quốc. Trong tài khóa 2020, Hải quan Mỹ đã thu được 74,4 tỷ USD tiền thuế từ các nhà nhập khẩu, cao hơn gấp đôi số tiền thu được trước khi ông Trump nhậm chức. Tuy nhiên, số tiền này buộc phải trả cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.

Bà Catherine Tai lưu ý, không có gì ngạc nhiên khi doanh nghiệp yêu cầu hủy bỏ tất cả các loại thuế quan. Dù vậy, Đại diện Thương mại Mỹ đã chỉ ra rủi ro từ việc hiện thực hóa yêu cầu này. Thứ nhất, các tác nhân kinh tế chưa sẵn sàng cho những thay đổi chính sách mạnh mẽ như vậy và có thể xuất hiện mối đe dọa đối với ổn định tài chính. Ngoài ra, bà Tai cho biết thuế quan mang lại cho Mỹ thêm lợi thế trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.

Ông Jiang Yuechun, cộng tác viên Trung tâm Kinh tế Thế giới và Phát triển, Viện các vấn đề quốc tế, cho rằng chính quyền mới đang cố gắng duy trì tính liên tục, bất chấp những lời hùng biện trong chiến dịch tranh cử.

Ông nói: “Hiện quan hệ Mỹ-Trung phần lớn tiếp tục xu hướng đã được thiết lập dưới thời chính quyền Trump. Không có thay đổi nghiêm trọng. Chính sách của ông Biden là sự tiếp nối chính sách của ông Trump, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân quyền và hệ tư tưởng. Do đó, trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như kinh tế và thương mại, cũng không nên mong đợi bất kỳ sự ‘nới lỏng’ nào từ ông Biden. Lý do chính xuất phát từ điểm này”.

Trung Quốc vẫn đứng vững

Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi khả về việc liệu thuế quan có thực sự có tác động đối với Trung Quốc và có phải là một cơ chế thực thi hiệu quả đến như vậy hay không.

Ví dụ, theo thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” giữa Mỹ và Trung Quốc cách đây 14 tháng, Trung Quốc đã cam kết tăng nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức năm 2017 trong vòng 2 năm.

Thống kê thương mại cho thấy, hiện tại Trung Quốc mới chỉ thực hiện được hơn 30% nghĩa vụ này. Rõ ràng đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến thương mại. Trong bối cảnh khủng hoảng, hầu hết các quốc gia, kể cả Trung Quốc, đã đặt ra những ưu tiên mới là cần phải giải cứu, trước hết là nền kinh tế của chính họ.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng Trung Quốc, với tư cách nền kinh tế thứ hai trên thế giới, mặc dù có mối liên hệ chặt chẽ với Mỹ, vẫn không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của Washington.

Tin liên quan
Cùng lúc Cùng lúc 'gay gắt' với cả Nga và Trung Quốc, ông Biden đang thực sự muốn gì?

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ, nhưng nếu Mỹ tiếp tục chính sách áp đặt, ông Jiang Yuechun cho rằng Trung Quốc sẽ có thể tìm ra giải pháp thay thế họ. Chuyên gia này nói: “Quan hệ thương mại Trung-Mỹ rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy vậy, nếu Mỹ tiếp tục chính sách ép buộc mù quáng đối với Trung Quốc, chúng tôi sẽ không quá lo lắng. Trung Quốc đã đa dạng hóa đáng kể các mặt hàng xuất khẩu của mình, tiến hành kinh doanh không chỉ với Mỹ, mà còn với châu Âu, Nhật Bản và các nước khác".

Theo chuyên gia này, với tư cách là một cường quốc công nghiệp lớn, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn bộ nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc có thị trường tiêu thụ nội địa lớn nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu, tối ưu hóa nền kinh tế trong nước. Trung Quốc giảm dần phụ thuộc vào xuất khẩu. Và nhu cầu trong nước ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Mặt khác, có vẻ như Mỹ không còn quan tâm nhiều đến các vấn đề thương mại như ông Trump đã làm. Triển vọng phát triển thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trên thực tế rất mơ hồ sau các cuộc đàm phán ở Alaska, khi các bên đưa ra những tuyên bố khá cứng rắn.

Xét đến các tuyên bố mới nhất của Đại diện Thương mại Mỹ, có thể kết luận rằng cuộc chiến thương mại đang dần mang tính chất bình thường và chậm chạp, mỗi bên sẽ điều chỉnh theo tình trạng này.

Mỹ tăng cường "bắt tay" với đồng minh chính trị

Trong cuộc trò chuyện với Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Margaret Vestager, bà Catherine Tai đã nhấn mạnh sự quan tâm của Mỹ trong việc phát triển các mối quan hệ thương mại tích cực và hiệu quả hơn với Liên minh châu Âu (EU).

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã đưa ra tuyên bố sau hội đàm, trong đó lưu ý rằng hai quan chức này đã đồng ý phối hợp trong các vấn đề ưu tiên như biến đổi khí hậu, kinh tế kỹ thuật số, cũng như tăng cường hợp tác giữa Mỹ và châu Âu để xây dựng mối quan hệ kinh tế với các nền kinh tế lớn phi thị trường như Trung Quốc.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang xem xét khả năng áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm của châu Âu trong trường hợp các nước EU không đồng ý với Washington về việc đánh thuế Google. Brussels đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các công ty kỹ thuật số và Internet của Mỹ hoạt động tại thị trường châu Âu phải nộp thuế tại các khu vực tài phán của châu Âu.

Trong khi đó Trung Quốc cũng đang cố gắng đa dạng hóa chính sách thương mại của mình và “không tự nhốt mình” với Mỹ.

Năm ngoái, các nước ASEAN lần đầu tiên chiếm vị trí dẫn đầu về thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước châu Á.

Theo hướng châu Âu, Trung Quốc đã đạt được các thỏa thuận về hiệp định đầu tư nhưng vẫn chưa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Chính quyền Trung Quốc cũng tuyên bố rằng Bắc Kinh đang xem xét khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nếu tất cả các kế hoạch của Trung Quốc trở thành hiện thực, Bắc Kinh sẽ trở thành nhân tố chủ chốt trong hầu hết các sáng kiến thương mại thế giới, trong khi Mỹ sẽ ngày càng đóng vai trò ít quan trọng hơn đối với Trung Quốc và đối với thương mại thế giới nói chung.

TIN LIÊN QUAN
Nhân sự cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nói gì về Trung Quốc?
Không phải ông Trump, Tổng thống Mỹ Biden mới là đối thủ đáng sợ của ông Tập
Chính quyền Tổng thống Joe Biden duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Chính quyền Tổng thống Biden muốn hợp tác với cả Nga và Trung Quốc, thay đổi nhiều trong chính sách hợp tác nước ngoài
Hé lộ chính sách đối ngoại của chính quyền ông Biden ở một số 'điểm nóng'
(theo Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đánh giá cao về sự hợp tác giữa Việt Nam-Singapore, quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và PAP.
Việt Nam luôn sát cánh, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẽ bùi với Lào trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội

Việt Nam luôn sát cánh, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẽ bùi với Lào trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội

Thủ tướng đề nghị Lào tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống của người dân Lào.
Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam-Lào thường xuyên trao đổi cấp cao nhưng mỗi lần gặp là một lần đặc biệt đều vì mục tiêu làm sâu sắc hơn quan ...
Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu quốc gia Việt Nam Kiều Duy choáng ngợp khi tham quan siêu du thuyền gần một tỷ USD mới cập cảng quốc tế Cái Mép, Bà Rịa - ...
Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Hai người đàn ông tìm thấy 'kho báu' với khoảng 400 đồng xu thời Trung cổ trên một cánh đồng.
Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc Park Jong-jun ngày 10/1 đã từ chức với cáo buộc ngăn chặn việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động