Vụ khủng bố ngày 11/9 đã thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?

Huy Sơn
Trung Quốc đã tận dụng vụ khủng bố 11/9 để hướng sự chú ý của Mỹ sang hợp tác chống khủng bố, song không thể ngăn căng thẳng Mỹ-Trung bùng phát thập kỷ sau đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
buoi-sang-119-toi-te-nhat-trong-lich-su-nuoc-my-1
Vụ tấn công ngày 11/9 tác động tới quan hệ Mỹ-Trung. Ảnh: Đài Tưởng niệm Quốc gia 11/9 tại New York, Mỹ. (Nguồn: AP)

Chớp cơ hội cải thiện

Trước sự kiện 11/9 cách đây 20 năm, quan hệ Mỹ-Trung đã có dấu hiệu rạn nứt, đặc biệt thể hiện rõ qua vụ đánh bom vô tình của Mỹ vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (1999). Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000, ông George W. Bush đã miêu tả Trung Quốc là đối thủ “cạnh tranh chiến lược”. Ít lâu sau, vụ va chạm tháng 4/2001 giữa máy bay quân sự hai bên gần đảo Hải Nam khiến căng thẳng và ngờ vực gia tăng.

Vì vậy, ngay sau vụ khủng bố ngày 11/9, ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy cơ hội để thay đổi tình thế, khi ưu tiên của Mỹ giờ đã chuyển sang cuộc chiến chống khủng bố. Trong bối cảnh đó, Washington cần hỗ trợ của Bắc Kinh tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để có thể phát động một cuộc tấn công nhắm vào Afghanistan.

Tổng Bí thư Giang Trạch Dân là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với ông Bush ngay ngày hôm sau (12/9) gửi lời chia buồn và đề nghị hỗ trợ.

Thiện chí này đã được đền đáp và quan hệ song phương đã có dấu hiệu cải thiện. Năm 2002, Mỹ đồng ý đưa Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) vào danh sách tổ chức khủng bố. Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc hành động tương tự. Washington cũng kiềm chế kêu gọi ủng hộ ủng hộ Đài Loan (Trung Quốc) độc lập.

Tháng 11/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đã loại bỏ ETIM khỏi danh sách khủng bố với lý do nhóm này đã ngừng hoạt động trong thập niên qua. Song theo giới quan sát, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung, Washington lo Bắc Kinh có thể dùng danh nghĩa chống khủng bố cho hành động tại Tân Cương (Trung Quốc).

Thay đổi nhanh chóng

Vụ tấn công ngày 11/9 không chỉ tác động trực tiếp tới quan hệ Mỹ-Trung, mà còn ảnh hưởng tới định hướng chính sách của cả hai quốc gia tới tận ngày nay.

Sau cú sốc ấy, Mỹ đã cải tổ an ninh quốc gia, cơ cấu lại các cơ quan tình báo, đồng thời tập trung nhiều nguồn lực và tài nguyên vào khu vực Trung Đông.

Trong khi đó, Trung Quốc duy trì tăng ngân sách quốc phòng hàng năm ở mức 12%/năm, với ngân sách quốc phòng năm 2021 dự kiến đạt 209 tỷ USD. Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đã khiến Bắc Kinh nhìn rõ sự yếu kém và lạc hậu của Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Từ đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh cải tổ PLA nhằm đương đầu với mọi thách thức bên ngoài đang đe dọa “ổn định xã hội”, vị thế của quốc gia này.

Đồng thời, Bắc Kinh duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, đồng thời chú trọng bảo vệ các dòng chảy thương mại ngày càng tăng của mình trên toàn cầu.

Ngoài ra, Trung Quốc đã tận dụng hiệu quả lực lượng ủy thác và quan hệ nước ngoài, đặc biệt là Pakistan. Từ năm 1999, Bắc Kinh đã sử dụng quan hệ với Islamabad để gây áp lực, buộc Taliban phải vô hiệu hóa các tay súng Duy Ngô Nhĩ đóng tại Afghanistan.

Không chỉ vậy, Trung Quốc cũng tìm kiếm quan hệ với Taliban khi đề xuất thiết lập các đường bay thẳng tới Afghanistan và xây dựng mạng lưới viễn thông tại đây, hay thậm chí còn thúc đẩy nỗ lực giúp lực lượng này có được sự công nhận của cộng đồng quốc tế.

Căng thẳng tiếp tục

Tuy nhiên, bước vào thập niên thứ hai sau ngày 11/9, giới phân tích cho rằng quan hệ Mỹ-Trung đã căng thẳng trở lại và leo thang chưa từng có trong những năm gần đây, với cạnh tranh toàn diện và sâu sắc trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế tới quân sự.

Triển vọng đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại thời kỳ nồng ấm như sau ngày 11/9, khi ông George W. Bush xuất hiện tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, đã xa vời hơn bao giờ hết.

“Mỹ cần hiểu rằng vị thế toàn cầu của mình bây giờ đã khác. Đồng thời, Trung Quốc nên nhận thức rằng mình sẽ không thể trở thành bá quyền duy nhất trên thế giới”. (PGS. Sean Roberts, Đại học George Washington)

Nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump, sau đó là ông Joe Biden, đã và đang thách thức Trung Quốc, dù là trên mặt trận ngoại giao, thương mại, quân sự hay vấn đề Đài Loan. Đáp lại, với tiềm lực mới, Bắc Kinh tỏ ra ngày càng cứng rắn và sẵn sàng đối đầu khi cần thiết. Cạnh tranh song phương gay gắt, cùng lập trường về mối quan hệ “có tổng bằng không” của một bộ phận chính giới ở cả hai quốc gia đã khiến thế giới lo ngại.

Theo Tiến sỹ Lý Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Brookings (Mỹ), Trung Quốc lo rằng sự rút lui vội vã của lính Mỹ khỏi Afghanistan không chỉ gây bất ổn ở biên giới, mà còn khiến chia rẽ đảng phái tại xứ cờ hoa sâu sắc hơn. Khi đó, phe diều hâu tại Mỹ sẽ có dịp trút giận vào Trung Quốc.

Song ý kiến khác cho rằng hai bên còn nhiều lợi ích chung trong hợp tác chống biến đổi khí hậu, phòng dịch Covid-19, kiểm soát căng thẳng ở Đông Á, hay ngăn Afghanistan trở thành cứ địa mới của chủ nghĩa khủng bố.

Theo PGS. Sean Roberts tại Đại học George Washington (Mỹ), hợp tác chỉ khả thi một khi hai bên nhận thức rõ ràng về tình trạng hiện nay: “Mỹ cần hiểu rằng vị thế toàn cầu của mình bây giờ đã khác. Đồng thời, Trung Quốc nên nhận thức rằng mình sẽ không thể trở thành bá quyền duy nhất trên thế giới”.

Mỹ cảnh báo nguy cơ khủng bố trước thềm dịp tưởng niệm 20 năm sự kiện 11/9

Mỹ cảnh báo nguy cơ khủng bố trước thềm dịp tưởng niệm 20 năm sự kiện 11/9

Ngày 13/8, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã đưa ra một cảnh báo mới về nguy cơ khủng bố trước thềm dịp tưởng ...

HBO ra mắt phim về sự hồi sinh của thành phố New York sau vụ khủng bố ngày 11/9

HBO ra mắt phim về sự hồi sinh của thành phố New York sau vụ khủng bố ngày 11/9

TGVN. WarnerMedia vừa cho biết, đạo diễn gạo cội người Mỹ Spike Lee đang thực hiện một bộ phim tài liệu cho kênh HBO về ...

(theo South China Morning Post)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng Traveller 2021, 2008 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Tìm cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi vì trong một vài trường hợp, người dùng cần ...
Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam 2024 hướng đến việc tìm kiếm một cô gái sở hữu vẻ đẹp bản lĩnh, câu chuyện khác biệt lan tỏa đến cộng đồng.
Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động