Website của Đảng Cộng sản Brazil ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Người

Chu An
Nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021), Chủ tịch Quỹ Maurício Grabois, thuộc Đảng Cộng sản Brazil (PCdoB) José Renato Rabelo đã có bài đăng trên website của Đảng về cuộc đời và sự nghiệp giải phóng đất nước của Hồ Chủ tịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo của Đảng Cộng sản Brazil ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Người
Ảnh chụp màn hình bài viết ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh trên website của Đảng Cộng sản Brazil.

Bài viết ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng mẫu mực, một thiên tài có khả năng kiểm soát không chỉ quyền lực đế quốc đối với đất nước của mình, mà còn có ảnh hưởng đến phong trào tiến bộ và tiên tiến trên thế giới. Qua đó, Đảng Cộng sản Brazil coi Chủ tịch Hồ Chí Minh như một “nghệ nhân” xuất sắc và thể hiện sự coi trọng đối với di sản chính trị cách mạng của vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Dưới đây là nội dung bài viết của Chủ tịch Quỹ Maurício Grabois, thuộc PCdoB José Renato Rabelo:

Ngày 19/5/2021, nhân dân Việt Nam và các nhà cách mạng trên thế giới kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890, tại làng Kim Liên, thuộc miền Trung Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đấu tranh giành độc lập dân tộc, đương đầu với ba đế quốc Pháp, Nhật và Mỹ. Di sản của Người vẫn còn hiện hữu và ngày nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện mang hình mẫu của một nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, công nghiệp và dân chủ.

Kể từ năm 1911, khi làm đầu bếp cho một tàu chở hàng của Pháp, Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều ngày trên bờ biển Brazil, trong khu phố Santa Tereza, ở Rio de Janeiro. Bác Hồ khi đó nhận thức được điểm nối giữa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa đế quốc.

Ông sống tại London tới năm 1915 thì rời sang Pháp và thành lập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1917. Giữa những cuộc tranh luận và khủng hoảng tư tưởng của người Pháp về vai trò của Pháp tại châu Á và châu Phi, Hồ Chí Minh đã mạnh dạn vạch trần bản chất phản động của việc Pháp chiếm đóng bán đảo Đông Dương.

Nhận thức được vai trò của đất nước mình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc quốc tế, năm 1923, ông lên đường sang Liên Xô, nơi ông tốt nghiệp chuyên ngành chiến thuật quân sự và trở thành thành viên của Quốc tế Cộng sản.

Hồ Chí Minh tham gia Quốc tế Cộng sản

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh hay Nguyễn Ái Quốc (một trong 174 mật danh bí mật của ông) đã tham gia phiên họp thứ 22 của Đại hội V Quốc tế Cộng sản, vào ngày 1/7/1924, nơi Hồ Chủ tịch đã có bài phát biểu sau vị Lãnh đạo Quốc tế Cộng sản và Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Manuilski. Ông Manuilski cũng chính là người đã chỉ trích hoạt động thiếu hiệu quả của Đảng Cộng sản Pháp trong việc tuyên truyền ở các thuộc địa và thậm chí ở Paris ủng hộ nền độc lập thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu: “Tôi rất vui khi được bổ sung những lời phê bình của đồng chí Manuilski. Chín nước tư bản, đó là Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italy, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha và Hà Lan, cùng có dân số là 320 triệu và 657 nghìn người và diện tích là 11 triệu và 470 nghìn km2. Các quốc gia này khai thác một miền thuộc địa kéo dài hơn 55 triệu và 500 nghìn km2, với dân số 560 triệu người. Do đó, các nước thuộc địa lớn gấp 5 lần và có lượng dân số ít hơn hẳn các nước đi chiếm đóng.

Vì vậy, các đảng của chúng ta tại Anh và Pháp phải có một chính sách tích cực và năng động hơn đối với các nước thuộc địa; nếu không khẩu hiệu “hành động hàng loạt” sẽ không có tác dụng. Nói cách khác, cho đến ngày nay chúng vẫn không hoạt động. Báo chí của Đảng chưa làm nổi bật được vấn đề nghiêm trọng”.

Sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương

Tại Liên Xô, Hồ Chí Minh được cử sang Quảng Châu, Trung Quốc, nơi Người tổ chức phong trào cách mạng trong những người Việt Nam lưu vong. Vào thời điểm đó, Người buộc phải rời khỏi đất nước khi chính quyền địa phương bắt đầu đàn áp các hoạt động cộng sản trong khu vực.

Nhưng Hồ Chủ tịch đã đến Trung Quốc, nơi Người cùng các nhà cộng sản khác đã thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930. Người ở lại Hồng Kông với tư cách là đại diện của Quốc tế và sau đó trở về Việt Nam và bắt đầu tổ chức cuộc kháng chiến.

Sau khi giành được tự do, Hồ Chí Minh vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình là quân sư cho các lực lượng vũ trang của Trung Quốc.

Trong cuộc xâm lược Việt Nam của quân Nhật vào năm 1941, Người đã tổ chức phong trào độc lập dân tộc chống Nhật, được gọi là Việt Minh. Khi Nhật đầu hàng và thua trận năm 1945, Việt Minh lên nắm chính quyền và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội. Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước.

Tuy nhiên, Pháp đã không trao trả độc lập cho Việt Nam và trong 8 năm dài, Việt Minh vẫn tiếp tục chiến đấu với quân Pháp.

Cuối cùng, trong trận Điện Biên Phủ nổi tiếng năm 1954, người Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh đuổi quân Pháp ra khỏi đất nước, chấm dứt 96 năm hiếm đóng thuộc địa.

Tuy nhiên, tại Hội nghị Hòa bình Geneva, nước Việt Nam đã bị chia đôi. Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh và Hồ Chí Minh, bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trong khi miền Nam, liên kết với lợi ích địa chính trị của Mỹ và đặt thủ đô ở Sài Gòn.

Từ năm 1960 trở đi, chiến tranh du kích bùng nổ ở miền Nam nhằm chống lại chế độ ngụy quyền. Hồ Chí Minh lúc này sức khỏe rất yếu và từ trần ngày 2/9/1969, để lại nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo mới như Phan Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Để vinh danh Người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt tên thành phố cổ Sài Gòn là Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch là người sáng lập ra Chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, là linh hồn thực sự của cuộc cách mạng.

Những phẩm chất cá nhân, tấm gương về đức tính giản dị, liêm khiết và quyết tâm cách mạng của Người vẫn còn ảnh hưởng đến các thế hệ của phong trào tiến bộ và tiên tiến trên thế giới ngày nay.

Tư duy quân sự Hồ Chí Minh

Nhận thức cơ bản trong tư duy quân sự của Hồ Chí Minh là quan niệm cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới trong bối cảnh thế giới là cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

Các cuộc đấu tranh ở Việt Nam chống Nhật Bản, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có một tầm quan trọng, tác động đến toàn thế giới. Ví dụ, chiến thắng của Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ đã có một tác động phi thường đối với cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân.

Giai đoạn từ năm 1954 đến cuối những năm 1960 là giai đoạn hơn 40 quốc gia giành độc lập. Cuộc tấn công chống lại chủ nghĩa thực dân đã giải phóng hơn một tỷ người tại hơn 100 quốc gia.

Trước nhận thức của các dân tộc bị áp bức và sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ, các nước đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, buộc phải dùng đến một chủ nghĩa thực dân trá hình: chủ nghĩa thực dân mới.

Do đó, chủ nghĩa thực dân mới tạo thành một chính sách của chủ nghĩa đế quốc nhằm cứu chủ nghĩa thực dân khỏi bị tiêu diệt và ngăn cản các nước giành được độc lập thực sự, ngăn cản phong trào giải phóng dân tộc và xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng quan điểm như đã đề cập ở trên, khi hiểu khái niệm chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mới, Hồ Chí Minh đã phát triển một tư tưởng lớn khác: Cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn liền với đấu tranh giải phóng xã hội.

Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã tìm cách nêu bật sự cần thiết của việc vận dụng sáng tạo các lý thuyết cách mạng ở mỗi nước - theo đặc thù lịch sử và văn hóa của mỗi quốc. Theo định hướng này, có thể khám phá những mâu thuẫn chiến lược giữa các cường quốc, trong đó có khuynh hướng phản động bên trong nội bộ các nước đế quốc xâm lược.

Do đó, có thể phát hiện ra khả năng chiến thắng của một nước nhỏ bị chủ nghĩa thực dân thống trị trước một đế quốc thực dân hùng mạnh, mạnh hơn và được trang bị tốt hơn theo quan điểm quân sự.

Hồ Chí Minh quan niệm kháng chiến là cuộc đấu tranh nổi dậy - cuộc đấu tranh của nhân dân bị áp bức. Cuộc kháng chiến cần tính đến thế mạnh, thời cơ, điều kiện địa hình, khí hậu và sức mạnh đoàn kết toàn dân.

Yếu tố cuối cùng này là cơ bản do lòng yêu nước, truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bản lĩnh chính trị và tổ chức đã trở thành bức tường thép thực sự chống lại kẻ thù của Tổ quốc. Nói rộng hơn, cuộc đấu tranh diễn ra trên nhiều mặt cùng một lúc: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao.

Cuối cùng, tư duy quân sự của Hồ Chí Minh dựa trên quan điểm cho rằng xây dựng quân đội cách mạng trước hết là nhiệm vụ chính trị.

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh yêu cầu quân đội phải chịu sự chỉ huy nghiêm minh của Đảng về mọi mặt. Yếu tố quyết định của vấn đề này là phải xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức đảng từ cơ sở đến Trung ương, có đội ngũ cán bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo với quân đội trực tiếp làm công tác chính trị.

Cán bộ chính trị và quân sự phải được thống nhất bằng quan hệ đồng hành và đoàn kết. Hồ Chí Minh quan niệm lấy dân là gốc, là cha đẻ chân chính của quân đội. Vì lý do này, quân đội nên chiến đấu và giúp đỡ nhân dân trong nhiệm vụ của họ.

Và ngược lại, nhân dân là nhân tố then chốt được quần chúng ủng hộ cho các hoạt động quân sự, với sự hỗ trợ quyết định của các tổ chức quần chúng.

Hồ Chí Minh đã nói: “Tất cả các đồng chí từ Trung ương đến các tổ chức cơ sở phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng”, và thực tế lịch sử hàng chục năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho thấy tổ chức đảng luôn đoàn kết nội bộ xuất sắc, ngay cả khi gặp khó khăn trong việc lãnh đạo quần chúng cũng có thể vượt qua.

Ngược lại, nếu không có sự đoàn kết thực sự trong Đảng, sẽ không thể lãnh đạo được phong trào quần chúng, trở nên yếu kém, uy tín giảm sút, mất lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Mối quan tâm này cùng với việc xây dựng, ủng hộ Đảng, Hồ Chí Minh đã tìm cách phát triển tình đoàn kết với các nước láng giềng, với các nước Xã hội chủ nghĩa và với các nước trong cộng đồng quốc tế, kể cả với các phong trào dân chủ, tiến bộ của chính các nước đế quốc. Đây luôn là vấn đề sống còn trong tư duy chính trị và quân sự của nhà lãnh đạo Việt Nam.

Trên thế giới ngày nay, trong công cuộc tìm kiếm hòa bình và chống các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân và đế quốc, ngọn cờ độc lập dân tộc, vì dân chủ và tiến bộ xã hội, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - tinh thần hợp tác quốc tế giữa các dân tộc là cơ bản đang phát triển, được thông qua bởi các đồng chí Việt Nam.

Di sản Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng mẫu mực, có ảnh hưởng đến phong trào tiến bộ và tiên tiến trên thế giới. Ở đây có một điểm khác biệt ở Hồ Chí Minh, đó chính là hoạt động đấu tranh chính trị dựa trên quan niệm khoa học về bản thân cuộc đấu tranh.

Mặt khác, có một câu hỏi được đặt ra: Việt Nam ngày nay ra sao? Mặc dù thực tế rằng hơn một phần tư lãnh thổ Việt Nam không thể được sử dụng cho hoạt động nông nghiệp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cao nhất thế giới trong thập kỷ trước.

Nếu cuộc cách mạng Việt Nam do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là một minh chứng cho năng lực thích ứng của chủ nghĩa Mác với những thực tế khác nhau, thì sự phát triển đất nước Việt Nam gần đây (sau năm 1986) là một biểu hiện của cách đối diện thực tế phi giáo điều này.

Trong cuộc đấu tranh hằng ngày của các dân tộc trên thế giới, tấm gương anh dũng đấu tranh của nhân dân Việt Nam và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước tươi đẹp này chính là di sản của con người vĩ đại và nhà cách mạng mẫu mực Hồ Chí Minh.

Đảng Cộng sản Brazil chúng tôi rất coi trọng di sản mà người nghệ nhân xuất sắc của nền chính trị cách mạng này để lại!

TIN LIÊN QUAN
Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp
Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela dâng hoa tại tượng Bác Hồ ở Đại lộ Bolivar, thủ đô Caracas
Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026: Bốn điểm mới
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mông Cổ
Dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Zalaegerszeg, Hungary
Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile
Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria dâng hoa kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(theo Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động