Khi Liên Xô bán tàu chiến để mua nước ngọt

Pepsi là một trong những công ty có quan hệ đặc biệt với Liên Xô trong những năm 1970. Công ty giải khát nổi tiếng của Mỹ từng có hợp đồng mua bán dài hạn với Liên Xô theo phương thức thanh toán lấy hàng đổi hàng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khi lien xo ban tau chien de mua nuoc ngot Loạt ảnh các máy bay chở khách huyền thoại một thời của Liên Xô
khi lien xo ban tau chien de mua nuoc ngot Những dấu vết một thời Liên Xô
khi lien xo ban tau chien de mua nuoc ngot
Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev thưởng thức Pepsi tại Triển lãm Quốc gia Mỹ ở Moscow, tháng 7/1959.

Từ “Cuộc tranh luận trong bếp”…

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã nhất trí tổ chức các cuộc triển lãm ở hai quốc gia nhằm thúc đẩy giao lưu văn hoá và sự hiểu biết lẫn nhau. Triển lãm của Liên Xô diễn ra tại thành phố New York vào tháng 6/1959. Một tháng sau, Mỹ tổ chức triển lãm tại công viên Sokolniki ở thủ đô Moscow. Tại đây, Mỹ đã quảng bá văn hóa, công nghệ cũng như các sản phẩm tiêu dùng, từ ô tô, đồ uống đến nghệ thuật, thời trang và kiến trúc. Nhiều nhà tài trợ và doanh nghiệp lớn nổi tiếng của xứ cờ hoa như Disney, Dixie Cup Inc, IBM, Pepsi… đều có gian hàng trưng bày sản phẩm.

Ngày 24/7/1959, trước khi triển lãm Moscow chính thức khai mạc, Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã mời nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tham quan các gian hàng. Họ dừng lại trước một căn bếp - nơi trở thành “hiện trường” cho cuộc tranh luận nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh. Căn bếp này do các nhà thiết kế Mỹ dựng lên với đầy đủ tiện nghi như máy rửa bát, máy nướng bánh mì, máy xay sinh tố… dường như là để “khoe” mọi người dân Mỹ đều có thể sở hữu căn bếp như thế. Lãnh đạo Liên Xô tỏ ý không vừa lòng, nói rằng các gia đình Liên Xô cũng có những thứ này. Cuộc tranh luận bắt đầu, chủ đề được mở rộng đến các vấn đề chính trị như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản, chiến tranh hạt nhân... Ngày hôm sau, "Cuộc tranh luận trong bếp" (Kitchen Debate) là tin tức xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo Mỹ. Và điều thú vị nhất của “Cuộc tranh luận trong bếp” là sau khi nó kết thúc, Nixon và Khrushchev cùng uống Pepsi. Một nhiếp ảnh gia đã bắt được khoảnh khắc Nixon và Khrushchev đứng cạnh nhau trong khi nhà lãnh đạo Liên Xô thưởng thức nước ngọt có ga của một thương hiệu phương Tây, còn Donald M. Kendall - thành viên hội đồng quản trị của Tập đoàn Pepsi - đứng bên cạnh và đang rót một cốc khác.

khi lien xo ban tau chien de mua nuoc ngot
Một công nhân đang kiểm tra các chai Pepsi trong nhà máy gần Bucharest (Romania), tháng 11/1989. (Nguồn: Getty Images)

Theo Atlas Obscura, việc ông Khrushchev đến gian hàng Pepsi và uống thứ nước ngọt này đã được phía Mỹ sắp đặt. Tối hôm trước, ông Kendall tiếp cận Phó Tổng thống Nixon tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow. Là người phụ trách bộ phận quốc tế của Pepsi, Kendall đã đưa ra một quyết định táo bạo, bất chấp sự phản đối của các lãnh đạo khác trong công ty, đó là tài trợ và tham gia triển lãm. Để chứng minh chuyến đi đáng giá, ông đã nói với Nixon rằng “phải dí một cốc Pepsi vào tay của Khrushchev”. Và khi nhận thấy lãnh đạo Liên Xô đổ mồ hôi, Kendall đã mời ông một cốc Pepsi mát lạnh.

… đến thương vụ đặc biệt

Đối với Kendall, việc ông Khrushchev uống cốc nước có biểu tượng Pepsi là một thành công. Bức ảnh ông Khrushchev lần đầu tiên thưởng thức Pepsi được sử dụng như biểu tượng quảng cáo của hãng trên khắp thế giới. Sáu năm sau triển lãm, Kendall nắm giữ cương vị Giám đốc điều hành, còn Pepsi thì trở thành tập đoàn phương Tây đầu tiên được phép kinh doanh tại Liên Xô.

Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận cho phép Pepsi được hoạt động kinh doanh tại Liên Xô có hiệu lực vào năm 1972, một vấn đề được đặt ra là phương thức thanh toán giữa hai bên. Thời điểm đó, đồng Ruble không có giá trị trên thị trường quốc tế và không thể quy đổi ra ngoại tệ. Một giải pháp được đưa ra là Pepsi cung cấp đồ uống giải khát, thức ăn nhanh, còn Liên Xô sẽ thanh toán bằng Vodka Stolichnaya - thương hiệu rượu lâu đời của nước này. Sau đàm phán, Pepsi trở thành nhà phân phối độc quyền Vodka Stolichnaya tại Mỹ.

Đến cuối những năm 1980, người dân Liên Xô đã tiêu thụ một lượng Pepsi rất lớn. Năm 1988, Pepsi phát quảng cáo thương mại đầu tiên trên truyền hình địa phương với sự tham gia của “ông hoàng nhạc Pop” Michael Jackson. Đây cũng là thời điểm thăng hoa của thương mại hai nước khi hãng rượu Vodka Stolichnaya trở nên phổ biến tại thị trường Mỹ, và nó khiến Pepsi nảy sinh tham vọng có một cuộc thương lượng mới.

khi lien xo ban tau chien de mua nuoc ngot
Người dân tham quan Triển lãm Quốc gia Mỹ ở Moscow năm 1959. (Nguồn: Pinterest)

Mua nước ngọt bằng tàu chiến

Mùa Xuân năm 1989, Mỹ và Liên Xô đã ký thỏa thuận đáng chú ý với phương thức thanh toán đặc biệt hơn. Liên Xô bàn giao cho tập đoàn nước giải khát 17 tàu ngầm cũ (mỗi chiếc khoảng 150.000 USD) và ba tàu chiến bao gồm một khu trục hạm, một tuần dương hạm và một khinh hạm. Pepsi cũng mua các tàu chở dầu mới của Liên Xô để cho thuê hoặc bán dầu cùng công ty đối tác Na Uy. Đổi lại, Pepsi có thể tăng gấp đôi số lượng nhà máy tại Liên Xô. Ông Kendal đã chế nhạo Brent Scowcroft - Cố vấn an ninh quốc gia dưới thời chính quyền Tổng thống George H.W Bush - rằng Pepsi “đang giải giáp Liên bang Xô-Viết còn nhanh hơn” chính quyền Mỹ.

Ngày 9/4/1990, Pepsi ký hợp đồng thương mại trị giá lên tới 3 tỷ USD với Liên Xô kèm theo phương thức thanh toán là tàu chiến. Với hợp đồng mới này, Liên Xô chuyển nhượng cho Pepsi 10 chiếc tàu. Đây là thỏa thuận hợp tác thương mại có một không hai, khi Liên Xô mua sản phẩm từ một nước tư bản, được coi như kẻ thù lớn nhất khi đó, và biến một công ty giải khát bất ngờ trở thành “cường quốc hải quân”. Pepsi hy vọng hợp đồng khổng lồ này sẽ tạo ra cú hích mở rộng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn tại thị trường Liên Xô đầy tiềm năng. Pepsi thậm chí còn đưa thêm chuỗi nhà hàng Pizza Hut vào Liên Xô và tin rằng nó cũng sẽ có triển vọng tốt như mặt hàng nước ngọt.

Thế nhưng, khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào năm 1991 thì thỏa thuận hấp dẫn này cũng không còn được duy trì. Theo Los Angeles Times, chuỗi Pizza Hut đã bị rơi vào thế khó khi nguồn nhập phô-mai đến từ Lithuania. Bên cạnh đó, Pepsi cũng chuyển từ đóng chai thủy tinh sang chai nhựa để cân bằng ngân sách nhưng công ty cung cấp nhựa lại được đặt ở Belarus. Tương tự, những chiếc tàu của Pepsi bị mắc kẹt ở Ukraine, một quốc gia mới độc lập, cũng muốn được chia phần trong thương vụ mua bán này. Sau khi mối làm ăn với Liên Xô bị hủy, trong nhiều tháng, Pepsi cố gắng kéo lại doanh thu nhưng thay vì phải đối phó với một nước duy nhất, họ phải làm việc với 15 quốc gia khác nhau. Tồi tệ hơn khi hãng nước giải khát Coca-Cola nhân cơ hội này tràn vào thị trường Liên Xô cũ, còn Pepsi thì đang cố gắng trụ lại bằng mọi cách.

Nga vẫn là thị trường lớn thứ hai của Pepsi ngoài Mỹ nhưng phong độ của họ đã không còn như trước. Pepsi đã mất đi lợi thế khi không còn là hãng nước ngọt có ga độc quyền, bởi chỉ sau vài năm, Coca-Cola đã thay thế Pepsi là thương hiệu nước giải khát phổ biến nhất tại Nga. Vào năm 2013, ngay cả các bảng quảng cáo Pepsi trên quảng trường Pushkin cũng đã bị tháo dỡ xuống.

khi lien xo ban tau chien de mua nuoc ngot Giải mật Chiến dịch Hoa Tuyết: Thảm họa ở Liên Xô cũ

Tháng 9/1954, không chỉ Liên Xô mà cả thế giới đều hay tin: Trên thảo nguyên Tozkoje, Liên Xô đã thử nghiệm loại bom hạt ...

khi lien xo ban tau chien de mua nuoc ngot Xe tự hành Mặt Trăng “tự phục hồi” sau 40 năm

Theo Gizmag, sau 40 năm mất tích, tàu tự hành thám hiểm Mặt Trăng Lunokhod 1 của Liên Xô (cũ) bất ngờ đáp trả các ...

khi lien xo ban tau chien de mua nuoc ngot Lãnh tụ Xô Viết Nikita Khrushchev thăm Mỹ: Chuyện kể sau 50 năm

50 năm trước, vào ngày 3/8/1959, giữa lúc quan hệ Liên Xô - Mỹ đang căng thẳng thì Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Nikita ...

An Bùi (tổng hợp)

Đọc thêm

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Từ 5/5, 5 cảng hàng không như Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất chính thức triển khai thu phí tự động không dừng với ...
Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu... với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục ...
Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Jannik Sinner lẽ ra sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải đấu Rome Master sau khi vô địch Australian Open vào tháng 1/2024.
Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Ngày 5/5, Triều Tiên tuyên bố những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất ...
Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5, tuần này gần như là tuần 'trượt dốc không phanh' của giá dầu.
Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Ngày 5/5, Triều Tiên tuyên bố những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất bại.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Güler trả lời CNN.
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động