Nhân tố phá vỡ sự độc quyền năng lượng ở Trung Á của Trung Quốc

New Delhi đang nỗ lực phá vỡ sự thống trị của Bắc Kinh ở Trung Á, điều mà cường quốc này vẫn liên tục củng cố.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc EU-Trung Á đạt thỏa thuận hợp tác mới
nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Trung Á

Hồi sinh các chính sách kết nối

Trên thực tế, Trung Á là một khu vực nhận được sự ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ, bởi không chỉ có diện tích rộng lớn và nhiều sự kết nối với các nền văn minh cổ xưa, khu vực này còn có những lợi thế to lớn về kinh tế, an ninh và năng lượng.

Tuy nhiên, việc suốt một thời gian dài vừa qua, Trung Quốc tự do tăng cường sự hiện diện, cùng việc thiếu những kết nối trực tiếp giữa Ấn Độ và Trung Á, đã khiến khu vực này không còn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của New Delhi. Chính sách Kết nối Trung Á mà cựu Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ E.Ahamed công bố năm 2012 đã không thể tạo ra những động lực mới do các thách thức cố hữu này.

Mặc dù vậy, những diễn biến gần đây đã giúp Ấn Độ vượt qua rào cản để kết nối với khu vực lân cận rộng lớn này. Chuyến thăm Trung Á vào năm 2015 và thăm Iran hồi tháng 5/2016 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ bắt đầu tiến trình gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý trong quan hệ Ấn Độ và Trung Á.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani năm 2015. (Nguồn: Reuters)

Những chuyến thăm Trung Á của ông Modi là nhằm tìm kiếm các phương hướng hợp tác mới và việc Thủ tướng Ấn Độ ký kết Thỏa thuận Chabahar với Iran đã hồi sinh Chính sách Kết nối Trung Á của Ấn Độ với việc mở thêm nhiều tuyến đường giao thương qua Pakistan.

Những thỏa thuận này không chỉ giúp Ấn Độ tiếp cận các nền cộng hòa ở Trung Á mà còn cho phép các quốc gia này tiếp cận cảng Chabahar để thúc đẩy tối đa các lợi ích kinh tế. Đó chính là cơ hội để New Delhi phá vỡ sự thống trị của Bắc Kinh ở Trung Á, điều mà cường quốc này vẫn liên tục củng cố.

Bên cạnh mối quan hệ mới được củng cố về mặt chính trị và kinh tế với Trung Á, việc thúc đẩy quan hệ song phương bình đẳng với Iran và việc trở thành thành viên của SCO sẽ giúp Ấn Độ thúc đẩy các mục tiêu an ninh năng lượng, bằng cách đa dạng hóa nguồn cung từ Tây Á.

“Nhân tố thay đổi cuộc chơi”

Hơn nữa, việc Ấn Độ tích cực tham gia Câu lạc bộ Năng lượng SCO, Liên minh Kinh tế Á-Âu và “Chiến lược Năng lượng châu Á” (theo đề xuất của Kazakhstan) có thể trở thành “nhân tố thay đổi cuộc chơi”. Đặc biệt, các quốc gia Trung Á, như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan đều là những nước giàu năng lượng.

Theo Báo cáo Thống kê Năng lượng Toàn cầu 2016 của tập đoàn năng lượng BP, Turkmenistan hiện đang đứng đầu Khu vực Trung Á (CAR) và xếp thứ tư trên thế giới về trữ lượng khí đốt. Trong khi đó, Uzbekistan và Kazakhstan có trữ lượng khí đốt đứng thứ hai và ba trong khu vực. Kazakhstan cũng đứng thứ 12 trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ. Tajikistan và Kyrgyzstan có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, song chỉ có chưa đến 10% tiềm năng đã và đang được khai thác.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani năm 2015. (Nguồn: AP)

Biết được giá trị của các nguồn năng lượng dồi dào ở khu vực này, SCO đã đưa ra ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Năng lượng SCO vào năm 2006 nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng sâu sắc hơn giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, cơ chế hợp tác với Trung Quốc trên thực tế rất kém hiệu quả, và điều này khiến câu lạc bộ này khó có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Nguyên nhân chính là bởi Trung Quốc không hứng thú với việc thiết lập và phát triển một trung tâm năng lượng trong khu vực. Mục tiêu của quốc gia này là tìm kiếm các nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của riêng nước này bằng cách quyết tâm mua lại các nguồn dầu mỏ và khí đốt.

Tư cách thành viên SCO cho phép Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo sự hợp tác về năng lượng sâu rộng và mạnh mẽ hơn giữa các nhà khai thác năng lượng và khách hàng, thông qua việc kết nối Trung Á và Nam Á. Điều này cũng tạo điều kiện để Iran linh hoạt hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển của Câu lạc bộ Năng lượng SCO khi trở thành trung tâm mua bán năng lượng với việc mở cảng Chabahar.

Sự phát triển của câu lạc bộ này sẽ giúp thúc đẩy một số dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Trung Á và Iran, bao gồm đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ và Hành lang Vận tải Bắc Nam. Bên cạnh đó, câu lạc bộ này có thể tìm kiếm nguồn đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực thủy điện và hóa dầu, các lĩnh vực mà Ấn Độ cũng có thế mạnh. Trong chuyến thăm Trung Á của ông Modi, Turkmenistan đã nhất trí mở rộng hợp tác năng lượng và học hỏi kinh nghiệm của các công ty dầu khí Ấn Độ về đào tạo, thiết kế, xây dựng, khai thác và sản xuất.

Kazakhstan, nước khai thác dầu mỏ và khí đốt lớn nhất Trung Á, cũng ủng hộ “Chiến lược Năng lượng Trung Á” nhằm đưa ra một giải pháp toàn diện cho vấn đề an ninh năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng cường hiệu quả khai thác năng lượng và bảo vệ môi trường. Xét tới khía cạnh này, CAR có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác sản sinh năng lượng sạch giữa các nước thành viên nói riêng và toàn khu vực nói chung.

Việc Ấn Độ gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ đem lại một lợi thế lớn hơn cho quốc gia này trong việc hội nhập với các quốc gia thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (CIS).

Có thể nói, Trung Á, nơi từng chứng kiến sự cạnh tranh “một mất một còn” giữa nhiều quốc gia bên ngoài, có thể sẽ là một sân chơi hợp tác năng lượng sau khi Ấn Độ gia nhập SCO. Điều này chắc chắn sẽ nhận được phản ứng tích cực của nhiều quốc gia trong khu vực.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Khởi đầu mới của Ấn Độ tại Trung Á

Ngoài việc thể hiện phong cách ngoại giao tích cực, chuyến thăm năm nước Trung Á (Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Tajikistan) của Thủ tướng ...

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Nga – Mỹ:“Canh bạc” ở Trung Á

Mátxcơva đã có một canh bạc chính trị mạo hiểm với tân Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua việc ép đồng minh Kyrgyzstan đóng ...

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Khuôn mặt mới của Trung Á

Lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, Trung Á được xem như một thực thể. Sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng ...

Thu Hiền (tổng hợp)

Đọc thêm

Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Biết cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone, người dùng có thể đăng nhập vào không chỉ một mà nhiều tài khoản Gmial trên điện thoại từ đó dễ dàng ...
Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Những video review (giới thiệu) quán ăn, địa điểm vui chơi ngày càng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội và được đông đảo người dùng tham khảo.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động