Những dự án khổng lồ trên “Con đường tơ lụa mới"

Với những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ xây dựng ở nước ngoài, Trung Quốc đang nuôi hy vọng làm sống lại Con đường tơ lụa hàng ngàn năm trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung du an khong lo tren con duong to lua moi Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung: Được và mất
nhung du an khong lo tren con duong to lua moi BRICS sẽ trở thành bá chủ thế giới

Tại diễn đàn hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” tổ chức tại Bắc Kinh gần đây, trước sự chứng kiến của 30 nhà lãnh đạo thế giới, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ và tốn kém mà Trung Quốc muốn thực hiện ở nước ngoài.

Được lần đầu tiên nhắc đến vào tháng 9/2013, đến nay dự án “Con đường tơ lụa mới” đã đi vào triển khai và sẽ bao gồm 5 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ, nhằm kết nối về mặt thương mại và văn hóa giữa phương Đông - phương Tây.

Đường xe lửa cao tốc Trung Quốc - châu Âu

Một trong những dự án đầu tiên được nhắm đến là việc xây dựng hệ thống đường xe lửa cao tốc từ Trung Quốc sang châu Âu. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng 20 đường tàu chở hàng kết nối trực tiếp với các thành phố châu Âu như London, Madrid, Rotterdam và Warsaw, trong đó tuyến đường sắt Trung Quốc - Madrid đã hoạt động được hơn 1 năm là đường tàu dài nhất thế giới.

nhung du an khong lo tren con duong to lua moi
Trung Quốc muốn làm sống lại Con đường tơ lụa 2.000 năm trước đây bằng đường xe lửa cao tốc. (Nguồn: Getty)

Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình vừa công bố một đợt đầu tư mới nhất trị giá 70 tỷ USD cho dự án tàu cao tốc Trung Quốc - châu Âu. Mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc là tối ưu hóa mạng lưới đường sắt này để thay thế vận tải đường biển.

Ngoài ra, tuyến đường cao tốc dài 7.000 km Bắc Kinh – Moscow cũng sẽ được nâng cấp để rút ngắn thời gian đi xuống còn 30 tiếng. Theo các chuyên gia, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025, với tổng chi phí lên tới 242 tỷ USD.

Mạng lưới tàu cao tốc ở châu Á

Tại châu Á, Trung Quốc đang sở hữu hai dự án tàu cao tốc mang tầm vóc thế giới.

Mạng lưới tàu liên Á của Bắc Kinh sẽ kết nối thành phố Côn Minh (Trung Quốc) với Vientiane (Lào) và mạng lưới đường sắt của Myanmar. Nếu thuận lợi, Trung Quốc sẽ tiếp tục kế hoạch kết nối đường sắt với Thái Lan, Campuchia và Việt Nam nhằm tạo thành một mạng lưới tàu liên Á, nối liền với các nước Đông Nam Á còn lại. Đây là một dự án vô cùng tốn kém khi chỉ riêng tàu cao tốc từ Côn Minh đến Vientiane đã tiêu tốn tới 7 tỷ USD.

Trong khi đó, với chi phí 5,9 tỷ USD, tuyến đường sắt Jakarta - Bandung sẽ là đường tàu cao tốc đầu tiên ở Indonesia và sẽ giúp kết nối giữa thủ đô đất nước này với một trong những trung tâm kinh tế chính trên đảo Java.

nhung du an khong lo tren con duong to lua moi
Mô hình triển lãm dự án đướng sắt Jakarta - Bandung của Indonesia do Trung Quốc xây dựng. (Nguồn: Getty) 

Hành lang Trung Quốc - Pakistan

Một dự án đầy tham vọng khác của chính quyền Bắc Kinh trong chiến lược “Con đường tơ lụa mới” là Hành lang Trung Quốc - Pakistan. Dự án nhằm mục đích kết nối khu vực phía Tây của Trung Quốc với Biển Arab và Ấn Độ Dương.

Theo kế hoạch, hành lang kinh tế 3.000 km này sẽ kéo dài từ cảng Gwadar (Pakistan) đến thành phố Kasgar (Trung Quốc). Ước tính, dự án sẽ có trị giá lên tới 55 tỷ USD, bao gồm việc hiện đại hóa đường bộ, đường sắt, đường ống dẫn và các dự án cơ sở hạ tầng khác.

Việc thực hiện dự án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tiếp cận với biển mà không phải chở hàng qua eo biển Malacca, nơi thường xuyên có cướp biển hoạt động và thời tiết không thuận lợi.

Cảng Colombo

Không chỉ tập trung phát triển các dự án trên bộ, các hải cảng cũng được Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng.

Vì vậy, Bắc Kinh đã không ngại bỏ ra 1,4 tỷ USD để xây dựng cảng Colombo, nằm trong khu vực thủ đô của Sri Lanka. Mặc dù quá trình thi công từng bị gián đoạn do Chính phủ Sri Lanka đang có xu hướng xích lại gần hơn với Ấn Độ, nhưng những khúc mắc giữa hai bên đã được giải quyết trong những quốc đàm phán gần đây.

nhung du an khong lo tren con duong to lua moi
Chính phủ Sri Lanka trao dự án xây cảng Colombo cho một công ty Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Các dự án ở châu Phi

Cuối cùng, Trung Quốc cũng không quên đầu tư vào "lục địa đen" khi xây dựng tuyến đường sắt nối liền giữa thủ đô Nairobi (Kenya) và thành phố Mombasa trên bờ biển. Dự án này là một phần của mạng lưới giao thông trong tương lai ở Đông Phi, kết nối các thành phố của Kenya với thủ đô của Uganda, Nam Sudan, Rwanda và Burundi.

Bắc Kinh cũng đang tiến hành xây dựng một mạng lưới đường sắt khác kết nối giữa các thành phố tại châu Phi có đông người Trung Quốc với các thủ đô châu Phi khác. Trung Quốc đã khánh thành đường tàu nối thủ đô Addis Ababa của Ethiopia với thủ đô của Djibouti nằm trên Biển Đỏ, nơi các công ty Trung Quốc đang xây dựng một trung tâm dịch vụ hậu cần hàng hải lớn với chi phí lên tới 13,8 tỷ USD.

Việc theo đuổi hàng loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho thấy Trung Quốc đang mong muốn biến quốc gia này thành trung tâm giao thương của thế giới, qua đó đóng một vai trò cốt lõi trong hệ thống chính trị và kinh tế toàn cầu.

nhung du an khong lo tren con duong to lua moi Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường”

Ngày 15/5, Hội nghị bàn tròn các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và ...

nhung du an khong lo tren con duong to lua moi Chủ tịch nước gặp song phương bên lề Diễn đàn “Vành đai và Con đường"

Chiều 14/5, nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ ...

nhung du an khong lo tren con duong to lua moi AIIB chấp thuận thêm 7 thành viên mới

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc hậu thuẫn đã chấp thuận thêm 7 thành viên mới, một ...

Phạm Triệu Lập (theo BBC)

Đọc thêm

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel ...
Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu Meta tiếp tục giảm khiến cho tài sản ròng của Mark Zuckerberg “bốc hơi” hơn 18 tỷ USD. Nhưng ông chủ ...
Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực hôm nay (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Ngày 26/4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp ông Michal Safianik, Trưởng đoàn Ban công tác Á-Úc (COASI) thuộc Hội đồng châu Âu.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động