Trung - Nhật cạnh tranh đường sắt

Trung Quốc và Nhật Bản đang cạnh tranh để giành các dự án đường sắt tại khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó, các nước trong khu vực có quyền lựa chọn mà không cần nhượng bộ những quốc gia đầu tư quá nhiều hoặc phải hy sinh các lợi ích chiến lược khác, bao gồm cả an ninh, để có được hỗ trợ phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung nhat canh tranh duong sat Hàn - Trung - Nhật tiến hành vòng đàm phán FTA lần thứ 10
trung nhat canh tranh duong sat Biển Đông “hâm nóng” cuộc đấu Trung - Nhật

Theo ước tính của Ngân hàng  Phát triển châu Á (ADB) để duy trì đà tăng trưởng kinh tế, khu vực Đông Nam Á phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khoảng 8.000 tỷ USD tính đến năm 2020, trong đó có đầu tư vào hệ thống đường sắt. Trong cuộc chiến giành các hợp đồng đầu tư vào hệ thống đường sắt này, Trung Quốc muốn sử dụng nguồn vốn dự trữ dồi dào, những dự án đầu tư chiến lược và mạo hiểm nhằm hoàn thiện một phần dự án tuyến đường sắt châu Á dài 1.700km nối liền Singapore với Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam). Còn Tokyo lại đang cố gắng tận dụng thế mạnh là công nghệ đường sắt cao cấp của họ.

Nhu cầu lớn

Cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á hiện không phù hợp với tiềm năng thương mại của khu vực. Ở bán đảo Đông Dương, địa hình đồi núi, khí hậu khắc nghiệt cùng với tình trạng kinh tế lạc hậu gây ra bởi các cuộc xung đột ở thế kỷ 20 đã cản trở việc mở rộng mạng lưới đường sắt, điều rất cần thiết để xoá bỏ các rào cản thương mại và mở rộng thị trường trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Các quốc gia quần đảo như Indonesia và Philippines đối mặt với những thách thức kết nối nghiêm trọng hơn. Hiện nay, khu vực này sử dụng các khổ đường sắt đa dạng, làm hạn chế tốc độ và khả năng kết nối giữa các đường biên giới.

trung nhat canh tranh duong sat
Mô hình tàu đường sắt cao tốc Trung Quốc triển lãm ở Jakarta, Indonesia.

Mạng lưới đường sắt hiện đại có thể giúp khắc phục một số vấn đề của khu vực. Các đường vận chuyển tốc độ trung bình và đường sắt cao tốc trên 360 km/giờ giúp loại bỏ tắc nghẽn và thúc đẩy phát triển thương mại dọc theo các tuyến đường sắt. Mạng lưới này cũng giảm bớt sự căng thẳng ở các thành phố quá đông đúc và giúp giải quyết sự bất bình đẳng kinh tế và bất ổn định của khu vực.

Tuyến đường sắt cao tốc dài 350 km nối liền Kuala Lumpur (Malaysia) và Singapore được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác kinh tế cho hai nước, là chìa khóa cho mục tiêu hội nhập khu vực rộng lớn hơn.

Một khi được đưa vào vận hành, nó sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển giữa hai thủ đô xuống còn 90 phút, nhanh hơn các chuyến bay giá rẻ. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn tất sau năm 2020 trải qua một năm đấu thầu, một năm thiết kế và 5 năm xây dựng. Tuyến đường sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ về thương mại và kinh doanh bởi vì Singapore là điểm đến của nhiều nguồn đầu tư và là nơi có hải cảng bận rộn thứ hai trên thế giới, kết nối Singapore với các nước láng giềng triển vọng của khu vực.

Những đối thủ đáng gờm

Đối với cả Bắc Kinh và Tokyo, các dự án đường sắt Đông Nam Á hứa hẹn triển vọng kinh tế đáng kể, tạo ra cơ hội cho các công ty của hai nước trong các lĩnh vực khác. Một điểm chung trong đấu thầu về dự án đường sắt là các nhà thầu luôn đưa ra các dự án phát triển phụ trợ. Các tuyến cao tốc thường có chi phí đầu tư ban đầu lớn nên các nhà đầu tư rất chú trọng đến việc đảm bảo lợi ích lâu dài.

Năm 2014, xuất khẩu thiết bị đường sắt Trung Quốc, bao gồm tàu điện ngầm đô thị, thiết bị đường sắt nhẹ cũng như đầu máy xe lửa vận tải hạng nặng và xe lửa tốc độ cao đạt 4, 36 tỷ USD, tăng 22,6 %  so với năm 2013. Bắc Kinh cũng muốn nâng cao danh tiếng ngành công nghiệp đường sắt của họ và hy vọng kích thích thị trường nước ngoài đối với hàng hóa của mình.

trung nhat canh tranh duong sat
Các công nhân Việt Nam đang bảo trì đường sắt trên cầu Long Biên. Ảnh: AFP.

Đối với Trung Quốc, những lợi ích thu được từ các dự án đường sắt cũng mang tính chiến lược. Trung Quốc bắt đầu đa dạng hóa các tuyến đường thương mại của mình như là một phần của sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”. Hơn nữa, quốc gia này coi thương mại và đầu tư là công cụ để tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài.

Trong khi đó, Nhật Bản xem các dự án đường sắt tại khu vực Đông Nam Á là một cách để thay đổi ngành công nghiệp đường sắt đang dần suy thoái của mình. Nhật Bản đã đưa vào hoạt động đường sắt cao tốc trong hơn 50 năm và cũng đã xuất khẩu công nghệ đường sắt trong suốt thời gian đó.

Tuy nhiên, việc thiếu các cơ hội mới tại các nước láng giềng, cùng với việc đóng cửa một số tuyến đường quốc gia, đã buộc Tokyo phải tìm kiếm các dự án đường sắt ở các vùng xa. Với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đang phát triển cùng các mối quan hệ hiện có ở khu vực là một cơ hội tốt để Nhật đầu tư. Hệ thống đường sắt Shinkansen của Nhật được coi là tiêu chuẩn vàng trong công nghiệp đường sắt, thể hiện niềm kiêu hãnh cho một kỷ lục gần như hoàn mỹ và không có rủi ro nào cho hành khách trong hơn 50 năm qua. Như vậy, với những mục tiêu khác biệt, hai nước đang trở thành những đối thủ đáng gờm của nhau trong cuộc chạy đua giành các dự án đường sắt Đông Nam Á.

Cơ hội từ cạnh tranh

Trong 2 năm qua, Bắc Kinh đã ký kết các thương vụ đường sắt ở Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ Latinh. Năm 2014, Trung Quốc đã chi 40 triệu USD cho quỹ “Con đường tơ lụa mới” để củng cố hệ thống giao thông với các nước láng giềng. Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ giúp Trung Quốc mở rộng hơn các nguồn đầu tư.

Các giao dịch gần đây phản ánh một số lợi thế của Bắc Kinh, đặc biệt là khả năng chống chịu đối với rủi ro. Trong một số giai đoạn của dự án đường sắt Singapore-Côn Minh, Trung Quốc có thể chấp nhận thua lỗ miễn là vẫn phục vụ mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của nước này. Ngược lại, các tập đoàn của Nhật Bản thường rút khỏi các dự án nếu nhận thấy không khả thi về mặt kinh tế.

Bắc Kinh lập luận rằng hệ thống đường sắt của Nhật Bản thích hợp hơn ở các nước khác. Những thế mạnh này đã được thể hiện trong thành công của Tập đoàn đường sắt Trung Quốc năm 2015 khi thắng thầu dự án xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao 142 km ở Indonesia. Trung Quốc cũng đảm bảo rằng họ sẽ đáp ứng các mốc thời gian thi công ngắn hơn, hứa hẹn sẽ hoàn thành vào năm 2019, năm diễn ra cuộc bầu cử của Indonesia.

Tuy nhiên, ở một số địa điểm trong khu vực, tham vọng đường sắt của Trung Quốc cũng gặp chướng ngại. Năm 2012, Philippines đã hủy bỏ một hợp đồng đường sắt trao cho Trung Quốc vào năm 2004 và Nhật Bản tiếp nhận. Chính thái độ thận trọng đối với chính sách quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực đã làm suy yếu ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh, từ đó ảnh hưởng tới các dự án. Ngoài ra, sự tương thích về mặt kỹ thuật cũng là một vấn đề. Ví như việc Lào không thích hợp về mặt địa lý và kinh tế cho dự án đường sắt 7 tỷ USD của Trung Quốc đòi hỏi phải xây dựng 76 đường hầm và 154 cây cầu.

Hiện nay, Nhật Bản đang phải điều chỉnh chiến lược để duy trì cạnh tranh. Năm 2015, Nhật công bố tăng ngân sách viện trợ phát triển lần đầu tiên từ năm 1999, và đa số được dành cho cơ sở hạ tầng. Nhật Bản ủng hộ ADB cho vay và khuyến khích các công ty tư nhân tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, chính sách tiền tệ nới lỏng của Tokyo có thể sẽ đảm bảo rằng các công ty Nhật có nguồn vốn dồi dào mà họ có thể sử dụng để cạnh tranh với các đối tác quốc tế.

Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản đương nhiên là câu chuyện giữa hai cường quốc cạnh tranh lẫn nhau. Nhưng dù ai thắng, đây cũng là cơ hội cho chính phủ các nước khu vực Đông Nam Á hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài khả năng của họ.

trung nhat canh tranh duong sat Nắm bắt các FTA: Chuẩn mới để đo năng lực cạnh tranh

Hội nhập khu vực và toàn cầu đã góp phần biến Việt Nam thành một địa chỉ để nhà đầu tư nước ngoài “chọn mặt ...

trung nhat canh tranh duong sat ASEAN trong cạnh tranh Trung - Mỹ

Từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế ...

trung nhat canh tranh duong sat Cơ hội hàn gắn quan hệ Trung - Nhật

Trong một vài ngày tới, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2014 sẽ diễn ra tại ...

Ngọc Hùng (theo Stratfor)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.
Madrid Open 2024: Rafael Nadal thắng tay vợt 16 tuổi Darwin Blanch

Madrid Open 2024: Rafael Nadal thắng tay vợt 16 tuổi Darwin Blanch

Rafael Nadal thắng tay vợt tuổi teen Darwin Blanch ở vòng đầu tiên của Madrid Open 2024, tiếp theo anh sẽ gặp hạt giống số 10 Alex de Minaur.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/4 và sáng 27/4: Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Việt Nam; La Liga - Sociedad vs Real Madrid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/4 và sáng 27/4: Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Việt Nam; La Liga - Sociedad vs Real Madrid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/4 và sáng 27/4: Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Việt Nam; Ligue 1 - ...
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
U23 Indonesia lập kỳ tích vào bán kết giải U23 châu Á 2024

U23 Indonesia lập kỳ tích vào bán kết giải U23 châu Á 2024

U23 Indonesia tạo bất ngờ lớn khi thắng U23 Hàn Quốc sau loạt sút luân lưu, vào bán kết giải U23 châu Á và ở rất gần tấm vé dự ...
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động