60 năm sau khi được coi là 'đã chết', sông Thames bất ngờ 'hồi sinh'

Yến Nhi
Sông Thames, con sông nổi tiếng chảy qua thủ đô London (Anh) đã trải qua một cú 'chuyển mình' ngoạn mục và trở thành một trong những con sông sạch nhất thế giới chảy qua một thành phố.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khi các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của London tuyên bố sông Thames "đã chết về mặt sinh học", đã có một cú “chuyển mình” ngoạn mục chỉ sau 60 năm. Hiện nay, sông Thames được xem là một trong những con sông sạch nhất thế giới chảy qua một thành phố.

Sông Thames là một trong những con sông lớn sạch nhất thế giới. (Nguòn: Getty)
Sông Thames là một trong những con sông lớn sạch nhất thế giới. (Nguồn: Getty)

Từ một “kho chất thải”...

Sông Thames được tạo bởi 4 nhánh sông là Isis, Churn, Colne và Leach. Các nhánh sông hội tụ tại thành phố Oxford. Phần lớn sông chảy theo hướng Đông nước Anh, chạy qua thủ đô London và đổ ra Biển Bắc.

Từ lâu, con sông đã trở thành một kho chứa chất thải do sự rò rỉ của các bể chứa và rác thải đổ xuống nhiều nhánh sông. Nhiều nhánh sông nhỏ nằm bên dưới các đường phố của London được phủ kín để che giấu mùi hôi của chúng.

Đỉnh điểm cao trào là vào mùa Hè năm 1858, khi lượng chất thải của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đổ ra sông cũng đã dần đẩy người dân ra khỏi London. Năm đó, thời tiết nóng bất thường khiến mùi hôi thối bốc lên nặng nề hơn và người Anh gọi sông Thames là “dòng sông thối vĩ đại” (The Great Stink).

Sau đó, Sir Joseph Bazelgette, một kỹ sư đã được giao nhiệm vụ xây dựng một mạng lưới thoát nước thải để giảm bớt ô nhiễm trên sông và hệ thống này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Hơn một thế kỷ, các kỹ sư đã cải tiến mạng lưới này, bao gồm nâng cấp các công trình xử lý nước thải và lắp đặt nhà vệ sinh cho từng hộ gia đình để liên kết với hệ thống này.

Tuy nhiên, trong Thế chiến II, London đã liên tục hứng chịu các vụ đánh bom kéo dài, phá hủy nhiều phần của mạng lưới thoát nước, gây ra hiện tượng nước thải thô lại chảy vào sông.

Hơn thế nữa, khi sông Thames mở rộng và chảy chậm qua trung tâm London, các hạt phù sa mịn từ các nhánh lắng xuống lòng sông. Chúng làm cho sông ô nhiễm nặng nề với một loạt các kim loại nặng từ đường sá và công nghiệp, tạo ra một môi trường nước độc hại hơn bao giờ hết.

Để hầu hết các loài cá phát triển mạnh, môi trường nước lý tưởng phải chứa ít nhất 4-5 miligam oxy hòa tan/lít. Trong những năm 1950, các nhà khoa học đo lường chất lượng nước cho thấy mức oxy hòa tan của dòng sông Thames chỉ ở mức bão hòa 5%: tương đương với 0,5 miligam oxy/lít nước. Điều đó có nghĩa, chỉ có một số loài động vật không xương sống dưới nước như muỗi vằn và ấu trùng ruồi mới có thể sống được trong môi trường này.

Đối với 32km sông Thames chảy qua trung tâm London, mức oxy hòa tan thậm chí không thể đo lường được. Các cuộc khảo sát vào năm 1957 cho thấy con sông không thể duy trì sự sống và cuối cùng được tuyên bố là "đã chết về mặt sinh học".

Rác thải nhựa chất đống bên bờ sông Thames. (Nguồn: Londonist)
Rác thải nhựa chất đống bên bờ sông Thames. (Nguồn: Londonist)

….đến danh hiệu sạch nhất thế giới

Với những nỗ lực lớn của các nhà hoạch định chính sách, “số phận” của dòng sông Thames đã bắt đầu thay đổi.

Từ năm 1976, tất cả nước thải chảy vào sông Thames đều phải qua xử lý. Bên cạnh đó, những điều lệ được ban hành từ năm 1961 đến 1995 đã giúp nâng cao tiêu chuẩn chất lượng nước.

Trong những năm 1970-1980, nhận thức về môi trường của người dân được tăng cao, các nguồn thải nguy hiểm xuống sông cũng vì thế mà giảm. Ví dụ như thuốc trừ sâu, trừ cỏ được sử dụng ít hơn nên những cơn mưa sẽ không thể cuốn chúng xuống sông.

Năm 1989, Anh thành lập Cơ quan bảo vệ sông ngòi quốc gia, đồng thời áp dụng các biện pháp giám sát sinh vật trên con sông này. Đây là một hệ thống tính điểm thông minh với cách thức đo mức độ ô nhiễm bằng số lượng các động vật không xương sống - chẳng hạn như chuồn chuồn, ốc sên hay bọ nước.

Sau đó cho điểm từng loài tùy theo khả năng chịu đựng của chúng với mức oxy hòa tan thấp. Điểm tổng thể thấp có nghĩa là con sông không có đủ khả năng để duy trì các sinh vật cần oxy, do đó biết được mức độ ô nhiễm của dòng sông.

Một trong những bước ngoặt chính đối với sức khỏe của sông Thames là việc lắp đặt các máy tạo oxy lớn, hay còn gọi là “máy tạo bọt”, để tăng mức oxy hòa tan trong nước.

Năm 2019, các nhà khoa học cho biết có 138 cá thể hải cẩu sinh sống tại sông Thames. (Nguồn: ZSL)
Năm 2019, các nhà khoa học cho biết có 138 cá thể hải cẩu sinh sống tại sông Thames. (Nguồn: ZSL)

Đầu những năm 1980, Cơ quan Quản lý nước sông Thames đã phát triển một thiết bị tạo oxy nguyên mẫu. Chúng có trách nhiệm duy trì lượng oxy ở mức đủ để hỗ trợ các quần thể cá đang phát triển.

Năm 1967, cá bơn chính thức là loài cá đầu tiên quay trở lại dòng sông Thames. Tiếp theo là 19 loài cá nước ngọt và 92 loài sinh vật biển như cá vược và cá chình được phát hiện ở cửa sông và hạ lưu sông. Sự trở lại của cá hồi trong những năm 1980 là một dấu ấn đáng kinh ngạc đối với các nhà bảo tồn.

Ngày nay, dòng sông Thames có khoảng 125 loài cá thường xuyên được ghi nhận, với những loài quý hiếm như cá ngựa đôi khi cũng được tìm thấy.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến ô nhiễm trầm tích. Từ cuộc suy thoái những năm 1990, mức độ ô nhiễm nước đã không giảm đáng kể, do chất thải từ nhiều ngành công nghiệp. Các loại chất thải như kim loại nặng, hạt vi nhựa và thuốc hòa tan trong nước khó có thể được lọc hoàn toàn qua quá trình xử lý nước thải thông thường.

Phần lớn động vật không xương sống không thể tồn tại hoặc sinh sản trong môi trường nước độc hại như vậy. Vì thế, đỉa và ấu trùng ruồi lại chiếm đa số trong hệ sinh thái của sông.

Các hệ thống thoát nước thải ban đầu được thiết kế cho khoảng 5 triệu người, nhưng hiện đã quá tải do dân số tại London đã đạt mức gần 10 triệu người.

Hiện tại, một “siêu cống” mới dài 25km đang được xây dựng ở thành phố London để giải quyết lượng chất thải tăng lên nhanh chóng này, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng như vậy thì sẽ không đủ xử lý vấn đề.

Bên cạnh đó, London cũng cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng thoát nước mới trên toàn thành phố để tránh thiệt hại do các đợt bão, nhằm tránh phá hủy công sức hơn nửa thế kỷ để “hồi sinh” dòng sông mang tính biểu tượng của London.

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm cũng có thể dẫn tới đau tim chỉ trong 1 giờ?

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm cũng có thể dẫn tới đau tim chỉ trong 1 giờ?

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội tim mạch Mỹ, tiếp xúc với các chất gây ô ...

Cảnh báo mới toàn cầu về chất lượng không khí

Cảnh báo mới toàn cầu về chất lượng không khí

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, gần như tất cả mọi người trên thế giới đang hít thở không khí không đạt ...

(theo The Conversation)

Đọc thêm

Tay vợt bóng bàn Việt Nam Nguyễn Khoa Diệu Khánh thi đấu thăng hoa tại giải Đông Nam Á

Tay vợt bóng bàn Việt Nam Nguyễn Khoa Diệu Khánh thi đấu thăng hoa tại giải Đông Nam Á

Tuyển bóng bàn Việt Nam đang có nhiều hy vọng sẽ giành được tấm vé dự Olympic Paris 2024 khi tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh thi đấu thăng hoa.
Bán kết lượt về Europa League: Hình ảnh trận đấu Bayer Leverkusen hòa 2-2 AS Roma

Bán kết lượt về Europa League: Hình ảnh trận đấu Bayer Leverkusen hòa 2-2 AS Roma

Hòa AS Roma nghẹt thở 2-2 trong trận lượt về, Bayer Leverkusen duy trì mạch bất bại 49 trận và giành quyền vào đá chung kết Europa League.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/5 và sáng 11/5: Lịch thi đấu Serie A vòng 36 - Frosinone vs Inter; La Liga vòng 35 - Alaves vs Girona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/5 và sáng 11/5: Lịch thi đấu Serie A vòng 36 - Frosinone vs Inter; La Liga vòng 35 - Alaves vs Girona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/5 và sáng 11/5: Lịch thi đấu La Liga - Alaves vs Girona; hạng Nhất Việt Nam vòng 16 - Bình Phước vs ...
Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ đã thay thế khoảng 80 binh sĩ ở Maldives bằng đội ngũ nhân viên dân sự theo yêu cầu của Tổng thống nước chủ nhà Mohamed Muizzu.
Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cho rằng, chiến dịch quân sự lớn của Israel tại Rafah sẽ không thúc đẩy mục tiêu đánh bại phong trào Hamas của người Palestine ở Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi lần thứ 16 đang diễn ra tại Dallas, Texas, lại được dư luận Mỹ đặc biệt quan ...
Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ đã thay thế khoảng 80 binh sĩ ở Maldives bằng đội ngũ nhân viên dân sự theo yêu cầu của Tổng thống nước chủ nhà Mohamed Muizzu.
Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cho rằng, chiến dịch quân sự lớn của Israel tại Rafah sẽ không thúc đẩy mục tiêu đánh bại phong trào Hamas của người Palestine ở Dải Gaza.
Tổng thống Ukraine cách chức lãnh đạo Vệ binh quốc gia, cựu tổng tư lệnh quân đội phải xuất ngũ

Tổng thống Ukraine cách chức lãnh đạo Vệ binh quốc gia, cựu tổng tư lệnh quân đội phải xuất ngũ

Tổng thống Ukraine đã cách chức người đứng đầu Vệ binh quốc gia, lực lượng phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt nhằm vào nhà lãnh đạo này trong tuần.
Điểm tin thế giới sáng 10/5: Malaysia mua tàu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, tập trận không quân ở CH Czech

Điểm tin thế giới sáng 10/5: Malaysia mua tàu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, tập trận không quân ở CH Czech

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/5.
Tin thế giới 9/5: Cựu Tư lệnh Nga liên quan vụ Wagner sắp trở lại? Tòa Mỹ yêu cầu một công ty Nhật bồi thường hơn 1 tỷ USD

Tin thế giới 9/5: Cựu Tư lệnh Nga liên quan vụ Wagner sắp trở lại? Tòa Mỹ yêu cầu một công ty Nhật bồi thường hơn 1 tỷ USD

Tổng thống Nga cảnh báo xung đột toàn cầu, tàu Trung Quốc sắp thăm Campuchia, NATO không gửi quân tới Ukraine, Mexico làm nhà máy điện Mặt Trời nổi đầu tiên...
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến 'bến cuối' chuyến đi châu Âu, nước chủ nhà ca ngợi 'lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến 'bến cuối' chuyến đi châu Âu, nước chủ nhà ca ngợi 'lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thủ đô Budapest của Hungary, điểm cuối trong chuyến công du của ông tới châu Âu.
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động