“Bộ tứ” mới nổi BRIC: Chỉ có niềm tin đã đủ?

Lãnh đạo các nước thuộc nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Ekaterinburg của Nga ngày 16/6. Cuộc gặp của nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới được xem là dấu hiệu của sự nổi lên của một trật tự thế giới mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lãnh đạo các nước thuộc nhóm BRIC đã có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Yekaterinburg (Nga) ngày 16/6/2009.

BRIC là những nền kinh tế chủ chốt đang nổi lên, góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn nền kinh tế thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng. Tuần trước, Brazil, Nga và Trung Quốc tuyên bố họ sẽ biến 70 tỉ USD dự trữ thành quỹ đa đồng tiền như là bước đi đầu tiên nhằm tạo ra một đồng tiền thế giới mới như mong muốn của Thủ tướng Nga Putin.

Theo giới phân tích, sự gia tăng sức mạnh kinh tế của BRIC những năm gần đây khiến các nước này thấy cần phải định vị lại vị thế của họ. Lý do thứ hai là cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay càng khiến 4 nước nhận thấy rõ về tính cấp thiết của việc lập ra một trật tự kinh tế - chính trị quốc tế mới. Ngoài ra, các mối quan hệ song phương đang được củng cố giữa 4 nước và sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị cũng đã cải thiện cơ cấu hợp tác, đặc biệt các mối quan hệ thương mại ngày một mật thiết giữa 4 nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác trong nhóm BRIC.

Tuy nhiên, nếu xét về thực chất, BRIC có rất ít điểm chung, ngoại trừ một niềm tin là họ xứng đáng có ảnh hưởng lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu. Một trong những lý do quan trọng nhất cho quan điểm BRIC chưa có “vai vế” đối với nền kinh tế thế giới. Ngoại trừ Trung Quốc (đứng thứ 4 thế giới với GDP 3.200 tỷ USD), phần còn lại chưa nằm trong nhóm cường quốc kinh tế. Với GDP 1.300 tỷ USD (2008), Brazil là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, nhưng cũng chỉ bằng phân nửa so với Pháp. Còn Nga, Ấn Độ đứng cạnh nhau ở các vị trí 11 và 12, mỗi nước có GDP khoảng 1.200 tỷ USD.

Bên cạnh đó, mặc dù lượng dự trữ của BRIC rất lớn (chiếm 1/3 dự trữ ngoại tệ thế giới), nhưng mỗi nước lại đi theo chiến lược khác nhau. Ấn Độ coi dự trữ theo kiểu truyền thống là một bảo đảm cho tương lai. Brazil sẵn sàng hơn trong việc sử dụng dự trữ vì mục đích quốc nội. Còn Nga, với tình trạng từng vỡ nợ một thập kỷ trước, khoản dự trữ lớn hiện nay (chiếm 1/3 GDP) lại được coi như “niềm tự hào dân tộc”. Trong khi đó, khoản dự trữ khổng lồ của Trung Quốc lại mang tính hai mặt...

Có nhà phân tích cho rằng hiện vị trí siêu cường của Mỹ vẫn chưa bị đe dọa, vì muốn là cường quốc, ngoài tiền còn phải có nhiều thứ khác như sức mạnh quân sự và sức mạnh “mềm”. Những chính sách của Mỹ thời gian qua đã khiến ảnh hưởng của Mỹ giảm và ảnh hưởng của “những nước còn lại” gia tăng. Tuy nhiên, “phần còn lại” này không chỉ BRIC mà còn có các nhân tố phi quốc gia như các tổ chức xuyên quốc gia và nhân tố siêu quốc gia như EU…

Hiện cũng chưa có sự thống nhất trong BRIC về việc tạo ra khối đồng tiền chung của nhóm, dù Nga và Trung Quốc đang cố gắng vận động thiết lập một đồng tiền mới trên toàn cầu để thay thế USD. Do đó, sự hợp tác giữa 4 nước còn phải trải qua một chặng đường rất dài. Xét tình hình hiện nay, sự hợp tác giữa 4 nước vẫn thiên về ý nghĩa tượng trưng và không nhiều nhà phân tích hy vọng BRIC có thể đưa ra được những giải pháp cho các vấn đề cụ thể, dù họ có thể đạt được một tuyên bố hợp tác trong những vấn đề mang tính nguyên tắc.

Kim Đình

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Lễ kết nạp Đảng tại 'suối nguồn' nền báo chí nước nhà

Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Lễ kết nạp Đảng tại 'suối nguồn' nền báo chí nước nhà

Ngày 29/11, trong khuôn khổ chương trình Về nguồn nhân kỷ niệm 35 năm ngày ra số báo đầu tiên (29/11/1989 - 29/11/2024), Báo Thế giới và Việt Nam tổ ...
Đức thành lập lực lượng nhằm đối phó can thiệp từ nước ngoài trước bầu cử

Đức thành lập lực lượng nhằm đối phó can thiệp từ nước ngoài trước bầu cử

Cơ quan Tình báo nội địa Đức (BfV) đã thành lập lực lượng đặc nhiệm nhằm ngăn chặn các can thiệp từ nước ngoài vào cuộc bầu cử liên bang ...
Về nguồn tại Thái Nguyên: Báo Thế giới và Việt Nam khẳng định tinh thần báo chí cách mạng

Về nguồn tại Thái Nguyên: Báo Thế giới và Việt Nam khẳng định tinh thần báo chí cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày ra số báo đầu tiên (29/11/1989 - 29/11/2024), Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức chương trình Về nguồn tại Thái Nguyên ...
Giá xăng dầu hôm nay 30/11: Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah làm giảm mức phí bảo hiểm rủi ro của dầu

Giá xăng dầu hôm nay 30/11: Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah làm giảm mức phí bảo hiểm rủi ro của dầu

Giá xăng dầu hôm nay 30/11, thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah có hiệu lực từ ngày 27/11 khiến giá dầu lao dốc.
Giá vàng hôm nay 30/11/2024: Giá vàng chính thức ngắt chuỗi tăng kéo dài 9 tháng, khả năng đi lên bền vững 'gặp rủi ro'?

Giá vàng hôm nay 30/11/2024: Giá vàng chính thức ngắt chuỗi tăng kéo dài 9 tháng, khả năng đi lên bền vững 'gặp rủi ro'?

Giá vàng hôm nay 30/11/2024: Giá vàng ngắt chuỗi tăng 9 tháng, khả năng đi lên bền vững 'gặp rủi ro'?
Hành trình 10 năm xây nhịp cầu hữu nghị Việt Nam-Singapore

Hành trình 10 năm xây nhịp cầu hữu nghị Việt Nam-Singapore

Hội hữu nghị Việt Nam-Singapore đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế giữa hai nước và xây dựng thành công một mạng lưới đối tác mạnh ...
Đức thành lập lực lượng nhằm đối phó can thiệp từ nước ngoài trước bầu cử

Đức thành lập lực lượng nhằm đối phó can thiệp từ nước ngoài trước bầu cử

Cơ quan Tình báo nội địa Đức (BfV) đã thành lập lực lượng đặc nhiệm nhằm ngăn chặn các can thiệp từ nước ngoài vào cuộc bầu cử liên bang sắp tới.
Một tổ chức liên quan hạt nhân dừng hợp tác với Nga và Belarus

Một tổ chức liên quan hạt nhân dừng hợp tác với Nga và Belarus

Thỏa thuận hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) với Nga và Belarus sẽ kết thúc vào ngày 30/11.
Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thay thế tư lệnh lục quân, bất ngờ đổi quan điểm với 'chiếc ô NATO', sẵn sàng nhượng đất cho Nga?

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thay thế tư lệnh lục quân, bất ngờ đổi quan điểm với 'chiếc ô NATO', sẵn sàng nhượng đất cho Nga?

Cập nhật tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thay thế tư lệnh lục quân, bất ngờ thay đổi quan điểm, sẵn sàng 'nhượng đất' cho Nga... là những diễn biến mới.
Mỹ toan tính đưa vũ khí hạt nhân đến Đông Bắc Á và Thái Bình Dương, nhưng quyết cự tuyệt Ukraine

Mỹ toan tính đưa vũ khí hạt nhân đến Đông Bắc Á và Thái Bình Dương, nhưng quyết cự tuyệt Ukraine

Mỹ đang xem xét khả năng đưa vũ khí hạt nhân trở lại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách bố trí ở Hàn Quốc, Australia...
Một quốc gia Tây Phi bất ngờ tuyên bố kế hoạch xóa sổ sự hiện diện của quân đội Pháp

Một quốc gia Tây Phi bất ngờ tuyên bố kế hoạch xóa sổ sự hiện diện của quân đội Pháp

Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye tuyên bố có ý định tìm cách đưa quân đội Pháp ra khỏi lãnh thổ của quốc gia Tây Phi này.
Ukraine chấp niệm với việc vào NATO, tiếp tục viết 'tâm thư' mong có được lời mời gia nhập, Nga ngờ vực một điều

Ukraine chấp niệm với việc vào NATO, tiếp tục viết 'tâm thư' mong có được lời mời gia nhập, Nga ngờ vực một điều

Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đã kêu gọi các đối tác NATO chính thức mời Kiev gia nhập liên minh quân sự này tại cuộc họp ở Bỉ vào tuần tới.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, câu hỏi đặt ra là liệu ông có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao như nhiệm kỳ đầu hay không?
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Phiên bản di động