Nhỏ Bình thường Lớn

Căng thẳng Mỹ - Iran: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại

Việc Mỹ liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách “các tổ chức khủng bố nước ngoài” không những chịu sự chỉ trích mạnh mẽ, mà còn khiến quan hệ Washington – Tehran thêm căng thẳng và thù địch. Bình luận của Báo Thế giới và Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
cang thang my iran hon bac nem di hon chi nem lai Ngoại trưởng Mỹ tránh ủng hộ công khai giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine
cang thang my iran hon bac nem di hon chi nem lai Iran ra thông cáo coi quân đội Mỹ tại Tây Á là tổ chức khủng bố

Chưa kịp lắng xuống sau sự kiện Washington công nhận chủ quyền của Jerusalem đối với Cao nguyên Golan, khu vực Trung Đông một lần nữa lại nóng lên trước quyết định của Mỹ coi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là tổ chức khủng bố. Với bước đi chưa từng có tiền lệ này, Mỹ đã đưa sự đối địch chống Iran lên một cấp độ mới, đẩy quan hệ hai nước vào tình trạng “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”.

Từ quyết định vô tiền khoáng hậu…

Nhà Trắng ngày 8/4 cho biết đây là “lần đầu tiên Mỹ đưa một tổ chức thuộc chính phủ nước ngoài vào danh sách các tổ chức khủng bố nước ngoài (FTO)” và nhấn mạnh “hành động này sẽ gia tăng đáng kể phạm vi và mức độ áp lực đối với chế độ Iran”. Trước đó, Mỹ liệt Iran là “nhà nước tài trợ khủng bố” năm 1984, gán mác “kẻ khủng bố toàn cầu được định danh đặc biệt” theo sắc lệnh 13224 năm 2007. Đến năm 2017, Mỹ liệt IRGC là “khủng bố toàn cầu được định danh đặc biệt” theo Đạo luật Chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt.

cang thang my iran hon bac nem di hon chi nem lai
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trở thành mục tiêu của chính quyền Mỹ trong một cuộc chơi mới. (Nguồn: AFP)

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch “gây sức ép tối đa” của Chính quyền Trump lên Iran không đạt được bất kì thay đổi nào trong thái độ của Tehran. Thời gian qua, mặc dù nền kinh tế của quốc gia Tây Á này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran vẫn không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động tại Trung Đông, từ ủng hộ cho lực lượng Houthi tại Yemen, cho đến hỗ trợ quân đội Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani coi quyết định của Mỹ là một sai lầm, đồng thời khẳng định IRGC là Lực lượng bảo vệ nhà nước Cộng hòa Hồi giáo. Chưa đầy 1 ngày sau quyết định của Washington, giới chức Tehran đã hoàn toàn ủng hộ dự luật coi các lực lượng Mỹ ở Trung Đông là khủng bố, theo đó yêu cầu các quan chức Iran sử dụng các biện pháp “hợp pháp, chính trị và ngoại giao” để vô hiệu hóa động thái trên của Washington.

Trong khi “chảo lửa” Trung Đông luôn sôi sục, động thái của Mỹ khiến cộng đồng quốc tế thêm lo ngại về khu vực vốn đã tồn tại quá nhiều bất ổn này. Bên cạnh đó, kịch bản cho rằng quyết định trên có thể châm ngòi cho các cuộc đụng độ “nóng” giữa IRGC với các lực lượng Mỹ ở Trung Đông cũng được nhắc đến, trong bối cảnh Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) cùng những nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng Mỹ – Iran được cho là không còn có hiệu quả trên thực tế.

… đến cuộc chơi mới

Được coi là một cấu thành trong chiến dịch “gây sức ép tối đa” lên Iran, quyết sách này với Mỹ, mang những toan tính riêng. Bước đi có thể được hiểu là con bài mới nhằm hai mục tiêu trong chiến lược của Mỹ tại khu vực: gây sức ép tối đa để Iran phải ngồi vào bàn đàm phán hủy bỏ chương trình tên lửa đạn đạo, và Iran ngừng hậu thuẫn các nhóm vũ trang tại khu vực. Xét trên góc độ đó, quyết định của Tổng thống Trump nhằm vào IRGC là nhằm làm suy yếu Tehran, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các trụ cột kinh tế, chính trị và quân sự của quốc gia Tây Á này. Động thái trên mở ra khả năng cho Mỹ có thể trừng phạt những tổ chức hay thực thể kinh tế hiện đang “ngấm ngầm” hậu thuẫn tài chính cho IRGC, khiến các tổ chức ngân hàng và định chế tài chính quốc tế khác phải “dè chừng” và đặc biệt thận trọng trong giao dịch với Iran.

Nhìn rộng ra bình diện khu vực, trong bối cảnh mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố mở rộng tại Trung Đông, Mỹ cần làm suy yếu các tổ chức khủng bố bằng cách cắt đứt nguồn tài trợ thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế và cái gọi là “chiến tranh tài chính”. Quyết định của Mỹ nhắm vào IRGC trước mắt sẽ khiến cho lực lượng quân đội thiện chiến tại Iran không đủ nguồn lực để tiếp tục hậu thuẫn cho các hoạt động được cho là khủng bố tại Trung Đông. Mặt khác, gia tăng đối địch với Iran dưới con bài chống khủng bố cũng là cách để Mỹ hình thành một tập hợp lực lượng mới tại khu vực, trong khi vị thế và tầm ảnh hưởng của Mỹ đang bị lấn lướt tại các điểm nóng như Syria, Libya. Cuộc chơi mới với tập hợp đồng minh mới chống lại Iran, như thế, sẽ là cốt lõi trong chiến lược mới của ông chủ Nhà Trắng tại khu vực Trung Đông này.

Trong bối cảnh đó, Trung Đông vốn đã hỗn loạn với nhiều tương lai bất định tại các điểm nóng, lại càng chìm sâu vào vòng xoáy của căng thẳng và đối đầu. Hy vọng về một “cánh cửa hòa bình” từng được mở ra sau những nỗ lực ngoại giao dẫn đến thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) dường như đã tắt. Với quyết sách coi IRGC là khúng bố, Mỹ đang mở ra một cuộc chơi mới, mà nước này là người khởi xướng và cũng sẽ là bên dẫn dắt và làm chủ luật chơi mới tại khu vực.

cang thang my iran hon bac nem di hon chi nem lai ​Iran tăng cường quan hệ với Lebanon và Hezbollah bất chấp sức ép từ Mỹ

Đài truyền hình quốc gia Iran ngày 24/3 cho biết, nước này sẽ mở rộng quan hệ với Lebanon bất chấp lời kêu gọi “mang ...

cang thang my iran hon bac nem di hon chi nem lai

Mỹ tiếp tục áp đặt biện pháp trừng phạt mới với Iran

Theo một tuyên bố đăng tải trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ, ngày 22/3, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt ...

cang thang my iran hon bac nem di hon chi nem lai

​Tổng thống Iran tuyên bố sẽ kiện Mỹ vì áp trừng phạt

Ngày 18/3, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tehran là "tội ác chống lại loài ...