Chính sách của Trump vẫn còn là ẩn số

Đó là nhận định của chuyên gia Francis Fukuyama (Đại học Stanford - Mỹ) trong một bài viết đăng trên The Financial Times gần đây. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh sach cua trump van con la an so Bầu cử Mỹ 2016: Có thể sẽ kiểm lại phiếu tại 3 bang quan trọng
chinh sach cua trump van con la an so Tổng thống Obama: Nỗ lực đảm bảo chuyển giao quyền lực êm thấm

Theo chuyên gia Fukuyama, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thổng Mỹ đánh dấu một giai đoạn mới: thời kỳ của chủ nghĩa dân túy. Tuy nhiên, điều làm các nước khác lo lắng nhất là vị Tổng thống đắc cử của Mỹ là người khó phán đoán đường đi nước bước, và đặc biệt ông lại chuộng chính sách biệt lập (isolationism).

Bước ngoặt trật tự thế giới

Chiến thắng đáng ngạc nhiên của ông Trump trong cuộc chạy đua với bà Clinton đánh dấu bước ngoặt không chỉ trong nền chính trị Mỹ, mà còn đối với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta dường như đang tiến vào một thời kì mới của chủ nghĩa dân túy, trong đó trật tự thế giới, được xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ XX và duy trì đến bây giờ, đang gặp nhiều thách thức to lớn.

chinh sach cua trump van con la an so
Tổng thống đắc cử Donald Trump. (Nguồn: AFP)

Cách ông Trump giành được chiến thắng đã nói lên nguồn gốc xã hội của lực lượng ủng hộ ông. Nhìn vào bản đồ bầu cử, có thể thấy những người ủng hộ bà Clinton chủ yếu sống ở các thành phố ven biển, trong khi người dân các vùng làng quê và thị trấn nhỏ lại nhiệt tình bầu cho ông Trump.

Sự thay đổi đáng ngạc nhiên nhất có lợi cho ông Trump là ở ba bang công nghiệp miền Bắc gồm Pennsylvania, Michigan and Wisconsin. Ba bang này trước đây luôn là "lãnh địa" của đảng Dân chủ, đến mức bà Clinton không đi vận động ở Wisconsin. Cuối cùng, Trump đã chiến thắng ở ba bang này vì ông biết cách lấy lòng những người lao động phổ thông ở đây.

Chúng ta không lạ gì cách vận động người dân này. Đây chính là câu chuyện Brexit, khi phe ủng hộ Anh tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) cũng gồm những người chủ yếu sống ở các vùng làng quê, thị trấn nhỏ, hoặc ở ngoại ô London. Điều này cũng tương tự như ở Pháp, khi tầng lớp lao động ủng hộ đảng Mặt trận Dân tộc của Marine Le Pen.

Các tầng lớp xã hội, mà ngày nay được định nghĩa bởi trình độ giáo dục, dường như đang trở thành yếu tố chia rẽ xã hội ở hàng loạt nước công nghiệp. Điều này là hậu quả của toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ, vốn là sản phẩm của trật tự thế giới tự do được Mỹ tạo ra từ năm 1945.

Khi nói về trật tự thế giới tự do, chúng ta đang đề cập đến một hệ thống những quy tắc thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng. Hệ thống đó cho phép những chiếc điện thoại Iphone lắp ráp ở Trung Quốc được gửi đến khách hàng ở Mỹ hay châu Âu. Cũng chính hệ thống này đã tạo điều kiện cho hàng triệu người di cư từ các nước nghèo sang các nước giàu, nơi họ tìm thấy nhiều cơ hội cho bản thân và cho con cái.

Nhưng giờ đây chúng ta mới nhận ra rằng, những lợi nhuận mà hệ thống này đem lại không được phân chia đều cho tất cả người dân. Tầng lớp lao động ở các nước phát triển nhìn thấy công việc của họ ngày càng mất đi, khi các công ty chuyển sang gia công ở nước ngoài và ngày càng siết chặt yêu cầu hiệu quả - chi phí nhằm tồn tại trong thị trường kinh tế toàn cầu.

Vấn đề này càng trở nên tồi tệ hơn khi khủng hoảng kinh tế nổ ra năm 2008 ở Mỹ, và cuộc khủng hoảng đồng Euro ở châu Âu vài năm sau đó. Trong cả hai trường hợp này, những hệ thống lập ra bởi giới trí thức tinh hoa xã hội - như thị trường tài chính tự do của Mỹ, các chính sách của châu Âu gồm đồng Euro hay khu đi lại tự do Schengen – đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Một lần nữa, những thất bại này lại tác động tiêu cực đến những người lao động hơn là đến tầng lớp trí thức tinh hoa.

Nhiều điều không chắc chắn

Trong bối cảnh nói trên, chiến thắng của Tổng thống đắc cử Trump ảnh hưởng như thế nào tới trật tự quốc tế? Ngược lại với những chỉ trích ông nhận được, Trump có quan điểm khá nhất quán và suy nghĩ kĩ càng: ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc về chính sách kinh tế. Ông tuyên bố sẽ tìm cách thương thuyết lại các hiệp định thương mại hiện hành như NAFTA, TPP và thậm chí là WTO.

chinh sach cua trump van con la an so
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại New York, ngày 18/11. (Nguồn: Reuters)

Từ trước đến nay, thương mại tự do và chế độ đầu tư phụ thuộc nhiều vào khả năng duy trì quyền lực ảnh hưởng của Mỹ. Nếu như Mỹ bắt đầu hành động đơn phương để thay đổi các điều khoản thỏa thuận, nhiều nước khác có thể chẳng ngại ngần đáp trả, thậm chí gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế giống như những năm 1930.

Còn nhiều điều không chắc chắn về nước Mỹ trong giai đoạn mới này, bởi Trump là một nhà lãnh đạo hay thay đổi. Liệu Trump sẽ làm gì khi các nước khác không muốn thương lượng lại các hiệp định thương mại theo ý ông? Liệu ông sẽ tìm cách đạt được hiệu quả tốt nhất có thể, hay là rút ra khỏi các hiệp định? Tuy nhiên, rất ít Tổng thống Mỹ hoạch định chính sách giống hoàn toàn những phát ngôn khi họ tranh cử. Vì vậy, tới thời điểm này có thể nói chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump còn là một ẩn số và cần tiếp tục theo dõi thêm.

chinh sach cua trump van con la an so Ba quan điểm chính sách của ông Trump

Theo Reuters ngày 24/11, từ một ứng cử viên dân túy trở thành Tổng thống đắc cử Mỹ, ông Donald Trump đã đưa ra những ...

chinh sach cua trump van con la an so 2016 – Năm của những sự kiện chính trị bất ngờ

Không phải bàn cãi, 2016 là năm có nhiều sự kiện chính trị gây bất ngờ nhất cho những nhà quan sát và truyền thông ...

chinh sach cua trump van con la an so Sức mạnh của chủ nghĩa dân túy

“Không có gì là không thể”. Câu nói ấy chưa bao giờ đúng như bây giờ, khi mà chỉ vài tháng nửa cuối năm 2016, ...

Thiên Hương (theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có đánh giá đúng Israel tuân thủ luật phát quốc tế ...
Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long tổ chức biểu diễn, diễu hành trên biển và trên bờ cát Vịnh Hạ Long với màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có đánh giá đúng Israel tuân thủ luật phát quốc tế hay không.
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi trên chiến trường.
Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng'

Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng'

Giới chức Nga ngày 28/4 đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' với phương Tây trong trường hợp tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Moscow
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động