G7 trở lại, nhưng không đủ lợi hại

Gia Kỳ
Theo một bài báo của Ban Biên tập* trang East Asia Forum, sự trở lại của G7 rất đáng hoan nghênh, nhưng “hai tay vỗ mới kêu”, cần phải có sự hưởng ứng và hợp tác của thế giới còn lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(06.13) Tuyên bố chung của Thượng đỉnh G7 đề cập đích danh Trung Quốc và Nga. (Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

Nói đi đôi với làm

Các tác giả này cho rằng, G7 đã trở lại. Một "nước Anh toàn cầu” thời kỳ hậu Brexit đã tập hợp Nhóm 7 nền kinh tế phát triển và kêu gọi cải cách các quy tắc toàn cầu. Mỹ đã dừng các động thái phá hỏng các hội nghị quốc tế như trước đây. Thế giới đã từng thiếu vắng sự hợp tác và lãnh đạo toàn cầu đúng vào thời điểm cần nhất để đối phó với đại dịch Covid-19, nên sự trở lại của G7 là đáng hoan nghênh, tuy nhiên, để những tuyên bố phù hợp với thực tế là phần việc khó hơn nhiều.

Cuộc họp của các nhà lãnh đạo tại Cornwall đã kết thúc với những tuyên bố có vẻ rất “đao to búa lớn” nhưng cam kết tài trợ 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo vẫn ở dưới con số mà các nước thực sự cần.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhất trí về một “Hiến chương Đại Tây Dương”, nhưng Hiến chương này cũng đơn giản chỉ là việc mở lại các tuyến đường xuyên Đại Tây Dương. Nước Anh đã gọi các tuyên bố là “đồng thuận Cornwall”.

Bài báo cho rằng, G7 không còn có vai trò quan trọng như trước nữa. Đó là lý do tại sao nhóm G20 (Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) được nâng lên thành cuộc họp của các nhà lãnh đạo vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

G7 và những cam kết đầy hứa hẹn

G7 và những cam kết đầy hứa hẹn

Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, G7 chiếm 46% nền kinh tế toàn cầu. Lần này, cộng thêm các nước không thuộc G7 cũng dự hội nghị thượng đỉnh, bao gồm Australia, Ấn Độ, Nam Phi và Hàn Quốc, tổng cộng các nước tham dự chiếm khoảng một nửa GDP toàn cầu. Tính theo sức mua tương đương, G7 chiếm 32% nền kinh tế toàn cầu và nhỏ hơn tổng cộng nền kinh tế 13 thành viên G20 còn lại.

Do đó, “Câu lạc bộ” các nền dân chủ tự do giàu có này không còn có thể tự mình đặt ra các quy tắc toàn cầu dù vẫn muốn đi đầu trong một nền kinh tế mở, dựa trên các quy tắc luật lệ.

Đầu tiên, G7 phải hiện thực hóa những điều họ đã tích cực hô hào. Vai trò lãnh đạo toàn cầu đòi hỏi phải đi đầu làm gương, ví như trong cam kết hành động mạnh mẽ hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. G7 đã kêu gọi cải tổ WTO và điều đó là đúng, nhưng G7 cũng không thể tự mình viết ra các quy tắc được.

Trong một bài viết, tác giả Shiro Armstrong, nhà kinh tế học của trường ĐH Chính sách Công Crawford đã đề cập đến một hội nghị ít được chú ý hơn của bộ trưởng thương mại các nước APEC trước đó 1 tuần và cho rằng đây là một ví dụ về hợp tác thương mại toàn cầu mà ít nhất cũng có kết quả.

Điều quan trọng là trong APEC, các trọng tâm khác với cách tiếp cận của G7, và nó bao gồm lợi ích của các nước đang phát triển.

Các quy tắc thương mại toàn cầu đã lạc hậu và chỉ giải quyết được một phần nhỏ trong thương mại toàn cầu. Sau khi Vòng đàm phán Uruguay chuyển GATT thành WTO, không có vòng đàm phán đa phương nào của WTO thành công, Đàm phán Doha cũng thất bại. Trong khi đó, rất cần các quy tắc để điều tiết các hoạt động trao đổi dịch vụ, đầu tư và kinh tế số, cũng như cần có kỷ luật đối với những hành động trợ giá trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp.

Tránh đổ lỗi Trung Quốc

Nhiều nước kinh tế phát triển đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã khiến hệ thống thương mại hiện tại không hoạt động. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc được bảo hộ và trợ cấp khiến cạnh tranh ở nước này bị méo mó, và bởi vì Trung Quốc quá lớn nên việc này tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Tin liên quan
Thượng đỉnh G7: Thượng đỉnh G7: 'Hội nhà giàu' bắt tay xuất chiêu mới đối chọi Trung Quốc

Đổ lỗi cho Bắc Kinh về một hệ thống lỗi thời, trong khi những nước khác đóng vai trò tương tự, là đã chẩn đoán sai vấn đề. Cải cách ở Trung Quốc sẽ hỗ trợ, nhưng không cứu được WTO. Các quy tắc hiện nay không có hiệu lực thi hành kể từ khi Mỹ phủ quyết việc bổ nhiệm các thẩm phán mới vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Ấn Độ vẫn nổi danh với lá phiếu phủ quyết trong các cuộc đàm phán của WTO về các vấn đề như tạo thuận lợi thương mại.

Không chỉ Trung Quốc mà thương mại toàn cầu hiện đại đã phát triển nhanh hơn việc điều chỉnh các quy tắc. Tranh chấp đang diễn ra tại nhiều lĩnh vực không có các quy tắc điều chỉnh. Ví như việc thiếu các quy tắc về đầu tư đa phương đã dẫn tới những lời cáo buộc công khai về việc bị áp chuyển giao công nghệ, ngoại giao bẫy nợ và cạnh tranh không lành mạnh.

Vai trò của nửa còn lại của thế giới

WTO cần sự ủng hộ rộng rãi, nếu không nói là đồng thuận, để cải cách và viết lại các quy tắc của mình. G7 cần Trung Quốc và nửa còn lại của thế giới tham gia cải tạo hệ thống thương mại toàn cầu.

Theo tác giả Armstrong, “một trong những nước đang phát triển - như Indonesia, chứ không phải Trung Quốc - có thể trở thành chìa khóa để cải cách các quy tắc thương mại toàn cầu”.

Indonesia sẽ là nước chủ nhà của G20 vào năm 2022, thời điểm vẫn chưa chắc chắc thế giới đã hoàn toàn khôi phục khỏi đại dịch Covid-19.

Ông Amstrong cũng cho rằng "là một quốc gia đang phát triển dân chủ, năng động với đa số là người Hồi giáo, Indonesia có đủ năng lực trong quản trị toàn cầu. Nước này có quy mô kinh tế và dân số chiếm gần một nửa trong ASEAN và đóng vai trò chủ tịch trong nhóm 33 nước đang phát triển thuộc WTO".

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết vào cuối năm ngoái tại Thượng đỉnh ASEAN, cũng đã được hình thành ở Indonesia. Các cải cách và các biện pháp mở cửa thị trường mà Bắc Kinh đã cam kết trong RCEP là rất quan trọng.

Ông Armstrong đã từng nhắc nhở rằng "Indonesia đã đưa ra sáng kiến ​​cải cách WTO trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào năm 2019 nhưng đề xuất đã bị lu mờ bởi cạnh tranh Mỹ-Trung và các nước chủ nhà luôn phải tìm cách giữ cho Tổng thống Mỹ Donald Trump không làm tan nát hội nghị thượng đỉnh. Nhưng Indonesia sẽ có cơ hội đó vào năm tới".

Hai thập kỷ trước, G7 chiếm 65% nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay, phần còn lại chiếm 55%. Cả G7 và phần còn lại của thế giới đều không thể một mình định hình nên thể chế thương mại toàn cầu.

Một G7 mở rộng nếu tìm cách loại trừ phần còn lại của thế giới sẽ gây nên một sự tan rã toàn cầu thời hậu Tổng thống Trump với nền kinh tế thế giới đang dần thu hẹp. Và Nhóm G20 vẫn còn cơ hội để tiến đến đạt được các quy tắc mới cho một trật tự toàn cầu hậu Covid-19.

*Ban biên tập của East Asia Forum đặt tại Trường Chính sách Công Crawford, Trường Đại học châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia.

TIN LIÊN QUAN
Hết G7 rồi NATO, đến lượt Mỹ-EU khiến Trung Quốc nổi nóng
Hoàng gia Anh - 'Quyền lực mềm' của xứ sở sương mù
Ba điểm nhấn từ hai Thượng đỉnh G7 và NATO
Thỏa thuận thuế toàn cầu của G7: Có thật sự là 'đòn đau' với các 'gã khổng lồ'?
Thượng đỉnh G7 và thông điệp về sự trở lại của nước Mỹ
(theo East Asia Forum)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của ...
Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 9/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 9/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 9/5/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh nhanh nhất hôm nay - XSTN 9/5/2024. KQXSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, đã có cuộc gặp với lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).
Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày 8/5.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Phiên bản di động