Làn sóng Covid-19 thứ hai: Quốc gia châu Á nào có nguy cơ cao nhất?

Thanh Dung
TGVN. Một đợt bùng phát dịch Covid-19 mới ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) những ngày qua đã khiến thế giới hoang mang lo sợ trước nguy cơ của làn sóng lây nhiễm lần thứ hai, đặc biệt là ở các quốc gia đã đạt được những thành công đáng kể trong công tác kiểm soát đại dịch và đang từng bước mở cửa lại nền kinh tế.      
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tokyo, Nhật Bản đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai?
Lo ngại làn sóng Covid-19 thứ hai, Bắc Kinh tạm thời đóng cửa một chợ nông sản lớn
lan song covid 19 thu hai quoc gia chau a nao co nguy co cao nhat 1
Ấn Độ vẫn đang là "tâm dịch" Covid-19 của châu Á với số ca nhiễm mới gia tăng cao hàng ngày. (Nguồn: EPA)

Các thành phố thủ đô vẫn là những đô thị có số ca nhiễm lớn nhất, một phần là do lượng dân cư tập trung đông đúc.

Đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai của Trung Quốc chủ yếu tập trung tại thủ đô Bắc Kinh với ít nhất 184 ca nhiễm Covid-19 kể từ khi những trường hợp đầu tiên được phát hiện vào ngày 12/6.

Để ngăn chặn dịch bệnh, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã phải hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay nội địa, cấm người dân đi du lịch và áp dụng phong tỏa một phần thành phố.

Nhận định về triển vọng đối phó với làn sóng Covid-19 thứ 2, các chuyên gia y tế cho rằng, các chính phủ dường như đã có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với dịch bệnh sau những kinh nghiệm thực tế thu thập được từ quá trình phòng chống dịch ban đầu.

Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, công tác phòng chống dịch vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là cần nâng cao cảnh giác và đảm bảo các ổ dịch nhỏ nhanh chóng được phát hiện và khoanh vùng để không lan rộng thành các ổ dịch lớn và khó kiểm soát.

Theo ông Paul Ananth Tambyah, Chủ tịch Hiệp hội Vi trùng học và Nhiễm trùng lâm sàng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các quốc gia có nguy cơ bùng phát làn sóng Covid-19 thứ hai là những nước đang có các ca lây nhiễm tại địa phương với số ca nhiễm hàng ngày từ vài trăm cho đến hàng nghìn.

“Mặc dù có thể có ý kiến cho rằng đây chỉ là phần còn sót lại của đợt bùng phát đầu tiên nhưng có nhiều khả năng những chuỗi lây nhiễm ở một số quốc gia chưa thực sự được khoanh vùng và cắt đứt”, ông Paul Ananth Tambyah nói.

Các quốc gia có nguy cơ cao mà ông Paul Ananth Tambyah nói đến ở đây bao gồm cả Ấn Độ khi chỉ riêng ngày 19/6 đã ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày cao kỷ lục với 13.586 trường hợp. Ấn Độ hiện đang đứng thứ 4 thế giới về số ca nhiễm (412.788 người), chỉ đứng sau Mỹ, Brazil và Nga. Số người tử vong cũng đã tăng lên 13.290 người.

Tại Indonesia, quốc gia theo đạo Hồi này đã tăng cường xét nghiệm sau khi Tổng thống Joko Widodo yêu cầu nâng mục tiêu xét nghiệm lên 20.000 người/ngày. Indonesia đã ghi nhận thêm 1.331 ca nhiễm Covid-19 mới vào hôm 18/6 - mức tăng cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bệnh xuất hiện, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 42.762 và hơn 2 nghìn người tử vong.

Hàn Quốc cũng báo cáo có thêm 49 ca nhiễm vào hôm 19/6, trong đó có 32 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, có đến 26 trường hợp sinh sống tại các khu đông dân cư ở Seoul và các khu vực đô thị lân cận.

Giáo sư Lee Hoan-jong đến từ Bệnh viện Nhi đồng (Đại học Quốc gia Seoul) cho biết, một làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể ập đến bất cứ lúc nào cho đến khi vaccine được áp dụng rộng rãi hoặc 60% số người nhiễm bệnh có khả năng miễn dịch cộng đồng.

Thực tế này cho thấy, đại dịch vẫn đang tồn tại và các quốc gia từng vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiên đang chuẩn bị tinh thần để ngăn chặn sự xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ hai.

Đề xuất một số bài học kinh nghiệm mà châu Á có thể áp dụng từ đợt dịch đầu tiên, Giáo sư Michael Baker - chuyên gia về Y tế Công cộng tại Đại học Otago ở Wellington (New Zealand) khẳng định, khẩu trang đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng

Bên cạnh đó, một hệ thống y tế công cộng đủ năng lực, sự lãnh đạo kịp thời và ứng phó nhanh với đại dịch cũng sẽ phát huy tác dụng. Những bài học kinh nghiệm từ đại dịch SARS cũng rất hữu ích khi phòng chống dịch Covid-19.

Bắc Kinh - một trong những thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch SARS đã áp dụng các biện pháp chặt chẽ khi đối phó với lần bùng phát Covid-19 lần thứ hai như thiết lập các trạm kiểm soát an ninh 24 giờ tại các cộng đồng, đóng cửa trường học và áp dụng cách ly xã hội.

Nỗi sợ làn sóng Covid-19 thứ hai 'làm nóng' cuộc đua tìm vaccine

Nỗi sợ làn sóng Covid-19 thứ hai 'làm nóng' cuộc đua tìm vaccine

TGVN. Trong bối cảnh những lo ngại về một làn sóng Covid-19 thứ hai đang gia tăng, cuộc chạy đua tìm kiếm một loại vaccine ...

Nỗi sợ hãi mang tên 'làn sóng Covid-19 thứ hai'

Nỗi sợ hãi mang tên 'làn sóng Covid-19 thứ hai'

TGVN. Với số lượng các ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tiếp tục tăng lên tại các quốc gia như Mỹ, Trung ...

Việt Nam tự tin dễ dàng đánh bại 'làn sóng thứ hai' Covid-19

Việt Nam tự tin dễ dàng đánh bại 'làn sóng thứ hai' Covid-19

TGVN. Mới đây, trong bài phỏng vấn với hãng thông tấn Anadolu, Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Trần Quang Tuyến nói rằng, ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

84 công trình xuất sắc được trao Giải Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

84 công trình xuất sắc được trao Giải Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

84 công trình nghiên cứu tiêu biểu đã ứng dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được trao giải Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 ...
Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối, hỗ trợ các địa phương tăng cường quan hệ với các đối tác ở Hoa Kỳ ...
'Đỉnh Everest rác' của Ấn Độ bốc cháy dữ dội, New Delhi chìm trong khói bụi khổng lồ

'Đỉnh Everest rác' của Ấn Độ bốc cháy dữ dội, New Delhi chìm trong khói bụi khổng lồ

New Delhi đang bị ô nhiễm không khí nặng nề khi bãi rác Ghazipur, còn được biết đến với tên ‘đỉnh Everest rác’ của Ấn Độ, bất ngờ bốc cháy ...
Ra mắt Toyota Fortuner hybrid đầu tiên trên thế giới: Mạnh mẽ và tiết kiệm hơn

Ra mắt Toyota Fortuner hybrid đầu tiên trên thế giới: Mạnh mẽ và tiết kiệm hơn

Toyota Fortuner hybrid đầu tiên trên thế giới vừa ra mắt tại thị trường Nam Phi. Mẫu xe này sử dụng động cơ dầu 2.8L kết hợp động cơ điện.
Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.5

Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.5

VNeID phiên bản 2.1.5 đã được cập nhật thêm một số tính năng mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động