Mỹ - châu Âu: Thiếu niềm tin, thừa hoài nghi

Cuối tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài diễn văn quan trọng tại Ba Lan, phác họa tương lai mối quan hệ hai bờ Đại Tây Dương vào lúc châu Âu cần sự đảm bảo từ phía Mỹ hơn bao giờ hết. Nhưng liệu ông Trump có làm châu Âu tin vào điều đó? 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170707112531 Quan hệ quốc phòng Mỹ - châu Âu thời Donald Trump
tin nhap 20170707112531 Mỹ - châu Âu có gắn kết hơn vì IS?

Sự thất vọng mang tên Trump

Trong gần 70 năm tồn tại kể từ khi ra đời năm 1949, khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và quan hệ với Mỹ luôn là nhân tố trụ cột đảm bảo an ninh, thống nhất và thịnh vượng của “lục địa già”. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi ông Donald Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ từ 20/1 năm ngoái và có nằm mơ châu Âu cũng khó hình dung được “cơn ác mộng giữa ban ngày” đang diễn ra.

tin nhap 20170707112531
Quân đội Mỹ và Ba Lan tham gia một cuộc tập trận chung tại Zagan, miền Tây Ba Lan, tháng 1/2017. (Nguồn: Reuters)

Từng được xem là chỗ dựa vững chắc, giờ đây ông Trump và chính quyền Mỹ lại bị coi là “mối đe dọa” đối với sự thống nhất, thậm chí cả sự tồn vong của Liên minh châu Âu (EU). Đi ngược lại các nguyên tắc, thỏa thuận mà Mỹ đã từng cam kết hay theo đuổi, ông Trump công khai ủng hộ Brexit, chống lại chính sách của EU đối với người Hồi giáo nhập cư và người tị nạn, rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, đe dọa không thực hiện cam kết đảm bảo an ninh cho các thành viên NATO…

Do đó, điều dễ hiểu là uy tín quốc tế của nước Mỹ dưới thời Trump đã đi xuống rất nhanh, thậm chí còn thấp hơn cả dưới thời Tổng thống Bush con. Vì vậy, mỗi tuyên bố, cử chỉ hay hành động của ông Trump trong chuyến thăm châu Âu lần này đều được soi xét kỹ lưỡng.

“Điểm nhấn” Ba Lan

Brussels - nơi cả NATO và EU đặt “đại bản doanh”, tỏ rõ thái độ bất an khi ông Trump chọn Ba Lan là điểm đến đầu tiên trước khi gặp các đồng minh quan trọng ở châu Âu trong NATO như Đức, Anh, Pháp, Italy. Đáng chú ý, trong khi không chỉ đối phó với ông Trump, các nhà lãnh đạo EU đang dồn sức chỉ trích, tìm cách “cô lập” buộc chính quyền cực hữu của Đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan (PiS) phải thay đổi chính sách.

Cách đây 13 năm, ngày 1/5/2004, việc Ba Lan gia nhập EU được coi là thành công trong chính sách “hướng Đông” của phương Tây trong việc mở rộng cả EU lẫn NATO cho các nước cựu thù tham gia, đồng thời đẩy biên giới của hai khối này sát gần Nga.

Tuy nhiên, “tuần trăng mật” đã qua đi mau chóng. Ba Lan dưới chính quyền của Thủ tướng Beata Szydlo thuộc Đảng cực hữu PiS bị coi là đi đầu trong các nước hoài nghi về một EU thống nhất và tìm cách gây chia rẽ các nước thành viên mới của Liên minh đến từ Đông Âu và các thành viên cũ. Ba Lan là một trong ít nước thành viên EU kiên quyết phản đối chính sách rộng lượng đối với người nhập cư Hồi giáo của EU. Chính điều này đã bị Pháp, Đức, Hà Lan… chỉ trích gay gắt và tìm cách cô lập để buộc chính phủ của PiS phải thay đổi chính sách. Sau các cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Anh, Pháp và Đức, chính phủ của Thủ tướng Szylo đã công khai chỉ trích “sự độc đoán của Đức” và “điên rồ của giới tinh hoa Brussels”.

Sự quan ngại càng tăng lên khi ông Trump chọn nơi đọc bài diễn văn quan trọng là Quảng trường  Krasinski - nơi được coi là biểu tượng của ý chí độc lập của người Ba Lan với hơn 200.000 người bị tàn sát khi nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Phát xít Đức năm 1944.

tin nhap 20170707112531
Một bảng tin trên đường phố Warsaw về buổi nói chuyện của ông Trump tại Quảng trường Krasinski, ngày 6/7. (Nguồn: Boston Globle)

Thu hẹp hay mở rộng bất hòa?

Điều thú vị là trong khi có quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với Brussels và các nước lớn trong EU, cả Mỹ và Ba Lan hiện nay lại có nhiều điểm tương đồng và đều muốn thông qua chuyến đi của ông Trump để giảm bớt sự chỉ trích hoặc thiếu thiện cảm.

Ba Lan, nước đang chịu sức ép cả về an ninh từ Nga lẫn về chính trị từ các đồng minh trong EU muốn khẳng định rằng họ không thể bị cô lập, mà vẫn có sự đảm bảo an ninh quan trọng từ siêu cường Mỹ. Còn với Mỹ, Ba Lan là một trong những quốc gia phát thải khí CO2 lớn ở châu Âu và cũng là nước đang chỉ trích Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là bất công và thiếu công bằng.

Đặc biệt, Ba Lan cùng với Mỹ là 2/4 nước thành viên NATO có mức chi ngân sách quốc phòng vượt quá 2% GDP. Do đó, qua chuyến đi và việc nêu "tấm gương" Ba Lan, ông Trump muốn gửi thông điệp đến các nước thành viên khác trong NATO rằng, cách tốt nhất để nhận được đảm bảo an ninh từ phía Mỹ là phải tăng chi phí quốc phòng.

Sau cùng, chuyến đi còn nhắm tới mục đích kinh tế quan trọng khác mà ông Trump luôn theo đuổi kể từ khi nhậm chức Tổng thống đến nay là “bán hàng cho nước Mỹ và tạo việc làm cho người Mỹ”. Tại Warsaw, Tổng thống Trump sẽ tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Sáng kiến "Ba biển", quy tụ các nhà lãnh đạo của Ba Lan và các nước thuộc khu vực Baltic và Balkan tiếp giáp với ba biển là Adriatic, Baltic và Biển Đen. Dự kiến, tại các nước này sẽ hình thành các đường ống dẫn dầu, khí đốt xuyên quốc gia và Ba Lan là quốc gia đầu tiên nhập khí hoá lỏng (LNG) từ Mỹ bắt đầu từ 6/2017.

Vì các lý do nói trên mà một nhà ngoại giao châu Âu ở Brussels đã không giấu nổi sự lo lắng khi tuyên bố chuyến đi này có mục đích làm tan rã EU! Như vậy, châu Âu có nhiều lý do để lo ngại hơn là vui mừng.

tin nhap 20170707112531
Tổng thống Mỹ khẳng định quan hệ tốt đẹp với châu Âu và NATO

Ông Donald Trump cho rằng quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời cam kết hợp tác phòng thủ ...

tin nhap 20170707112531
Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận bên lề G20

Giới chức Anh ngày 5/7 cho biết Thủ tướng nước này Theresa May sẽ có cuộc thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên ...

tin nhap 20170707112531
Phép thử mạo hiểm cho chính sách đối ngoại của Mỹ

Theo tờ The Wall Street Journal, vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên mà theo tuyên bố của Triều Tiên là có thể bay tới ...

Mai Nhật Dương

Đọc thêm

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Vietlott 6/5, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 6/5, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 6/5 - xổ số Vietlott Max 3D 6/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 6/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott 3D hôm nay.
XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 6/5/2024. ket qua xo so Ho Chi Minh. xổ số thành phố. KQXSHCM ...
XSDT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 6/5/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 6/5/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 6/5/2024. Ket qua xo so Dong Thap. KQXSDT thứ 2. xổ số Đồng Tháp ngày ...
XSCM 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 6/5/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 6/5/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau nhanh nhất hôm nay - XSCM 6/5/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. xổ số Cà ...
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng rất mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động