Nếu cạnh tranh Mỹ-Trung tiếp diễn, Nhật Bản cần tính toán chiến lược an ninh quốc gia và kinh tế phù hợp

Nguyệt Ánh
Tác giả Michio Ueda* trong bài đăng trên The Diplomat nhận định, Nhật Bản đang phải tìm cách tổng hợp chiến lược an ninh quốc gia và kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gia tăng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản "mắc kẹt" trong cuộc đối đầu Trung-Mỹ
Nhật Bản đang loay hoay tìm lối ra trong bối cảnh cuộc đối đầu Mỹ-Trung ngày khốc liệt. (Nguồn: Getty Images)

Một trong những tính toán chiến lược cơ bản của Nhật Bản là tận dụng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhưng vẫn dựa vào Mỹ về an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, tham vọng này đang bị đe dọa bởi cạnh tranh Mỹ-Trung kéo dài, tình trạng mà giới quan sát nhận định sẽ là điều bình thường mới.

Trong bối cảnh đó, Tokyo dường như không đủ trang bị để đối phó với những thách thức bên ngoài đang nổi lên cũng như thích ứng với sự thay đổi này trong môi trường địa chính trị, đặc biệt là về khả năng tổng hợp các mục tiêu kinh tế và an ninh quốc gia.

"Lỗ hổng" từ FEFTA

Những khó khăn mà Nhật Bản phải đối mặt trong tương lai thể hiện qua những vấn đề nổi lên xung quanh những sửa đổi gần đây đối với Đạo luật Ngoại hối và Ngoại thương (FEFTA).

Đạo luật mới được sửa đổi hồi tháng 11/2019 và được ban hành vào tháng 6/2020, trong đó quy định các nhà đầu tư nước ngoài phải được chính phủ Nhật Bản chấp thuận để nắm giữ 1% cổ phần trở lên của một tổ chức cụ thể.

Đây là mức điều chỉnh đáng kể so với ngưỡng trước đó là 10% và nhằm mục đích làm cho quy trình sàng lọc đầu tư nước ngoài của Nhật Bản chặt chẽ hơn và tương đồng hơn với các quốc gia khác như Mỹ.

Sự thay đổi lập pháp này có thể được coi là một bước đi quan trọng của Nhật Bản nhằm tránh nguy cơ biến xứ sở hoa anh đào thành một “kẻ dễ bị lợi dụng” giữa các đồng minh trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, các sự kiện gần đây đã làm nổi bật một số kẽ hở trong đạo luật.

Đầu năm nay, Rakuten - tập đoàn của Nhật Bản hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, dịch vụ tài chính và viễn thông di động - tiết lộ rằng, một công ty con của “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Tencent sẽ mua lại 3,65% cổ phần của tập đoàn.

Thương vụ này đã diễn ra bất chấp việc công ty con của Trung Quốc không xin phép chính phủ Nhật Bản để mua lại hơn 1% cổ phần, mặc dù Rakuten là một thực thể cụ thể theo FEFTA.

Làm cách nào họ có thể lách luật đã sửa đổi?

Được biết, công ty con của Trung Quốc đã yêu cầu một sự miễn trừ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài không có ý định tham gia quản lý công ty mà họ mua cổ phần.

Tuy nhiên, cách họ sử dụng quyền miễn trừ rõ ràng không theo tinh thần của đạo luật sửa đổi. Đầu tư của Trung Quốc vào Rakuten, một thực thể cụ thể và là một phần của mạng lưới cơ sở hạ tầng cơ bản của Nhật Bản, chính xác là loại hình đầu tư mà đạo luật sửa đổi nhắm mục tiêu.

Mỹ từng bước siết gọng kìm thương mại kỹ thuật số đối với Trung Quốc

Mỹ từng bước siết gọng kìm thương mại kỹ thuật số đối với Trung Quốc

Những thiếu sót của FEFTA sửa đổi, đặc biệt là tập trung vào an ninh quốc gia, càng nổi lên rõ hơn qua những hành động gần đây của Toshiba, công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản.

Toshiba đã bị cáo buộc sử dụng đạo luật này để thao túng cơ chế quản trị doanh nghiệp.

Một bản tin cho biết, tại cuộc họp cổ đông hồi tháng 7/2020, Toshiba đã cố gắng từ chối các đề xuất của cổ đông do các nhà đầu tư hoạt động nước ngoài đưa ra, với lý do không nhận thấy có vấn đề an ninh quốc gia bị đe dọa.

Đáng lo ngại hơn, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã tham gia và gây áp lực đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Một cuộc điều tra do các luật sư tiến hành hồi tháng 6 vừa qua kết luận rằng, các đề xuất không liên quan đến bất kỳ cân nhắc an ninh quốc gia liên quan nào, nhưng sự tham gia của METI không phù hợp với quy định của FEFTA.

Tình tiết này đặt ra câu hỏi về hiệu lực của các sửa đổi trong FEFTA khi chỉ tập trung điều chỉnh đầu tư nước ngoài liên quan đến các mối lo ngại về an ninh quốc gia.

Những nỗ lực của Nhật Bản nhằm nâng cao tính minh bạch và quản trị doanh nghiệp chắc chắn đã bị tổn hại bởi tình tiết này, cũng như việc phát hiện ban lãnh đạo Toshiba và METI đã cố gắng lợi dụng FEFTA để từ chối các đề xuất của cổ đông.

Nguy cơ bị bỏ lại phía sau

Các ví dụ trên cho thấy, Tokyo vẫn đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh các định hướng chính sách kinh tế và an ninh quốc gia.

Một số vấn đề an ninh quốc gia nhất định đã không được lồng ghép thành công vào chính sách kinh tế của đất nước, khiến Nhật Bản bị tụt hậu vài bước so với các đồng minh và đối tác .

Người ta có thể lập luận rằng, hai lĩnh vực này không chỉ "lệch pha" mà còn xung đột, với việc an ninh quốc gia bị lợi dụng để phá hoại quản trị doanh nghiệp, gây tổn hại đến uy tín của Nhật Bản trên trường quốc tế.

Điều này không chỉ có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Nhật Bản, mà còn có thể làm suy yếu thị trường của nước này và không khuyến khích đầu tư nước ngoài.

Tin liên quan
Khinh hạm Bayern của Đức đến Biển Đông: Kết cấu tàu chiến có gì đặc biệt? Khinh hạm Bayern của Đức đến Biển Đông: Kết cấu tàu chiến có gì đặc biệt?

Mặc dù có thể dễ dàng đổ lỗi cho các sửa đổi của FEFTA đã gây ra những rắc rối này, nhưng các vấn đề mà Nhật Bản phải đối mặt là cơ bản hơn.

Nhật Bản hiện không có chiến lược nào để giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia và kinh tế, và chính phủ cũng không có cơ cấu hoạt động để thực hiện một chiến lược như vậy ngay cả khi chiến lược đó tồn tại.

Các nhà hoạch định chính sách an ninh và kinh tế làm việc tách biệt trong các lĩnh vực riêng biệt, và những nỗ lực nhằm gắn kết hai lĩnh vực này với nhau chỉ được thực hiện một cách hời hợt.

Vì vậy, để tiến lên, cần phải thu hút nhân tài từ khu vực tư nhân sang khu vực công. Với cách này, chính phủ sẽ là nơi nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau có thể đưa ra một cách tiếp cận thống nhất đối với an ninh quốc gia và nền kinh tế.

Nhật Bản đang ở ngã ba đường, và việc "không hành động" không phải là một lựa chọn.

Trong kỷ nguyên đối đầu Mỹ-Trung, Nhật Bản phải học cách thích nghi với bối cảnh địa chính trị luôn thay đổi, nếu không, đất nước mặt trời mọc sẽ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.


*Michio Ueda là cựu Phó Chủ tịch của Nhóm kinh doanh địa chiến lược tại EY-Parthenon. Ông nhận bằng Thạc sỹ chuyên ngành Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Wisconsin-Madison. Trước đây, ông từng làm việc trong Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Tập đoàn Tư vấn Boston.

Mỹ 'thái độ' với tuyên bố chủ quyền trên biển của Nhật Bản, tiện thể cảnh cáo luôn Trung Quốc

Mỹ 'thái độ' với tuyên bố chủ quyền trên biển của Nhật Bản, tiện thể cảnh cáo luôn Trung Quốc

Ngày 5/4, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở vùng biển phía Tây Nam Nhật ...

Nhật Bản: Em trai Thủ tướng Abe có thể có chân trong Nội các của ông Suga?

Nhật Bản: Em trai Thủ tướng Abe có thể có chân trong Nội các của ông Suga?

TGVN. Ông Nobuo Kishi, em trai của Thủ tướng Abe Shinzo, có thể sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới của Nhật Bản.

(theo The Diplomat)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, ...
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.
Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Từ ngày 7-9/11, tại Nghệ An diễn ra chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) năm 2024.
Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Hồi 19h (ngày 8/11), tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 117,0 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh lục địa này.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động