Nếu "người khổng lồ" tỉnh giấc...

Những áp lực ngày càng lớn đến từ phía Bình Nhưỡng đang khiến Tokyo chia rẽ khi tìm đối sách.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
neu nguoi khong lo tinh giac Nhật Bản cam kết thực thi chính sách kinh tế “táo bạo”
neu nguoi khong lo tinh giac Nhật Bản tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran

Động thái phóng tên lửa của Bình Nhưỡng vừa qua nhằm “dằn mặt” Tokyo diễn ra chỉ hai tuần sau khi Triều Tiên có hành động tương tự hôm 29/8. Nghiêm trọng hơn, ngay trước vụ phóng, ngày 14/9, Chủ tịch Kim Jong-un đe dọa “đánh chìm”, “chấm dứt sự tồn tại” của xứ sở Mặt trời mọc.

neu nguoi khong lo tinh giac
Một binh sĩ Nhật Bản trong cuộc tập trận cùng hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 ngay sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ngày 29/8. (Nguồn: Reuters)

Có thể nói, những hồi còi báo động ở vùng Hokkaido đã đánh thức nước Nhật về mối hiểm họa mang tên Triều Tiên. Tuy nhiên, Tokyo lại tỏ ra chia rẽ trong việc tìm kiếm đối sách phù hợp với Bình Nhưỡng. Không ít người cho rằng đã đến lúc Tokyo bớt “dựa dẫm” vào Washington, tận dụng tiềm lực quân sự hùng hậu để có những bước đi của riêng mình. Ông Koichi Nakano, giáo sư môn Khoa học Chính trị tại Đại học Sophia của Nhật Bản cho rằng không ít người đang tỏ ra bất bình khi các phát ngôn khiêu khích của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ làm cho Triều Tiên nổi xung và có khả năng ảnh hưởng tới Nhật Bản. Dẫu vậy, nhiều chính trị gia duy trì quan điểm Nhật Bản nên tiếp tục Hiến pháp cũ, đồng thời tăng cường liên kết với Mỹ về mặt quân sự. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng của Tokyo cho bài toán Bình Nhưỡng?

Ngày 15/9, Triều Tiên tiếp tục chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình khi phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 bay ngang qua không phận của vùng Hokkaido ở Nhật Bản, trước khi rơi xuống vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương. Với việc đi được hành trình dài 3.700 km và đạt độ cao 770 km, lần thử nghiệm này đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của Triều Tiên trong phát triển công nghệ tên lửa.

Tự lực, tự cường

Đã có một bộ phận không nhỏ người dân xứ Mặt trời mọc ủng hộ đề xuất của Thủ tướng Shinzo Abe về việc thay đổi Hiến pháp.

Trước hết, nếu như cải cách này được Quốc hội thông qua, nó sẽ cho phép Nhật Bản triển khai lực lượng vũ trang ra ngoài lãnh thổ, thay vì bị giới hạn như chỉ được tham gia vào các sứ mệnh của Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ). Quan trọng hơn, Tokyo có thể chủ động trong các hành động phòng vệ trước nguy cơ từ Bình Nhưỡng, đặc biệt là việc bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nhằm vào lãnh thổ Nhật Bản. Trong trường hợp xấu nhất, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thậm chí có thể triển khai lực lượng hùng hậu của mình tấn công Triều Tiên. Cần nhớ rằng năm 1956, Chính phủ Nhật Bản từng tuyên bố việc “đánh phủ đầu” nhằm tiêu diệt các mối nguy hiểm hoàn toàn nằm trong quyền tự vệ chính đáng của quốc gia này.

Thứ hai, việc Tokyo có thể đứng vững trước sức ép từ Bình Nhưỡng mà không cần sự hỗ trợ quân sự của Washington là hoàn toàn có cơ sở, khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) có sức chiến đấu ngang ngửa những quân đội chính quy hàng đầu thế giới. Ông John T. Kuehn, giáo sư về lịch sử quân sự ở Trường Đào tạo chỉ huy và sĩ quan quân đội Mỹ, đánh giá rất cao Lực lượng phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JMSDF) và cho rằng: “Lực lượng vũ trang của Nhật Bản có đủ sức để đương đầu với bất cứ mối nguy hiểm nào”. Thật vậy, với lực lượng thường trực lên tới 250.000 người, 1.600 máy bay chiến đấu, 3.000 xe tăng, nhiều tàu chiến và bốn tàu sân bay trực thăng hiện đại, Nhật Bản có lý do để tự tin về sức mạnh quân sự của mình trước Triều Tiên mà không cần nhờ đến Mỹ.

Bên cạnh đó, từ cuối những năm 1990, Nhật Bản đã xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) hai lớp, gồm tên lửa đánh chặn tầm trung SM-3 và tầm thấp Patriot PAC-3. Gần đây nhất, Tokyo vừa cho ra mắt tàu khu trục đánh chặn tên lửa lớp Kongo phiên bản 3.6, được lắp đặt hệ thống “ngắm và diệt” tối tân của Mỹ Aegis cùng tên lửa SM-3 Block 2A, với tầm bắn bao trùm một nửa nước Nhật. Ngay cả trong trường hợp Bình Nhưỡng quyết định tấn công Tokyo bằng tên lửa đạn đạo, những nỗ lực của chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un cũng sẽ gặp không ít khó khăn.

Thứ ba, việc Nhật Bản có thể tự do điều động quân đội của mình sẽ khiến quốc gia này cân nhắc lại về việc duy trì các căn cứ của Mỹ, vốn gặp nhiều sự phản đối quyết liệt của cư dân địa phương, đặc biệt là tại Okinawa. Mặc dù nhận được nhiều lợi ích về kinh tế, song dường như người dân sở tại đã thấy “dị ứng” với sự hiện diện của quân đội xứ cờ hoa, vốn đang trở thành một phần nguyên nhân gây mất ổn định an ninh và hủy hoại môi trường tại đây.

Cuối cùng, việc triển khai tiềm lực quân sự của mình sẽ cho phép xứ sở Mặt trời mọc có nhiều lợi thế hơn trong các tranh chấp quốc tế, mà cụ thể là ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. Đã 5 năm kể từ khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo này, song nhiều tàu thuyền Trung Quốc vẫn liên tục hoạt động trong khu vực tranh chấp, có lúc lên tới 200 tàu đánh cá trong cùng một thời điểm. Trong trường hợp điều 9 được sửa đổi, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ “rắn” hơn trong việc trấn áp các hoạt động này.

neu nguoi khong lo tinh giac
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa Hwasong-12 qua màn hình. (Nguồn AP)

Như hai mà một

Tuy nhiên, những lý do trên không thuyết phục được một số chính trị gia Nhật Bản khác.

Đầu tiên, họ cho rằng điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản được xây dựng nhằm tôn vinh chủ nghĩa hòa bình của quốc gia này sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Nghị sỹ đảng Dân chủ Nhật Bản Yukihisa Fujita cho rằng: “Giành được sự tín nhiệm và yêu mến của các quốc gia khác là cách phòng thủ vững chắc nhất”. Do đó, thay đổi Hiến pháp sẽ làm mất đi một giá trị truyền thống đầy ý nghĩa đã tồn tại trong hàng chục năm qua tại đất nước này.

Thứ hai, việc cải thiện tiềm lực quân sự sẽ đòi hỏi Nhật Bản tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng. Dự kiến trong năm 2018, quốc gia này sẽ bỏ ra 48,1 tỷ USD, tăng 2.5% so với năm 2017, với phần nhiều trong số này được đầu tư vào lĩnh vực phòng không và không quân. Đáng chú ý hơn, hồi tháng Ba, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết sẽ loại bỏ phương châm giới hạn ngân sách quốc phòng dưới mức 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Việc tiêu nhiều tiền cho phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có thể dần trở thành gánh nặng cho nền kinh tế của quốc gia này, bất chấp đà tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Nhật Bản trong thời gian gần đây.

Thứ ba, ngay cả trong trường hợp Nhật Bản có đủ sức mạnh để đứng vững trước Triều Tiên mà không cần Mỹ, việc duy trì quan hệ hợp tác về mặt quân sự và chính trị với Washington vẫn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Tokyo nhằm cân bằng sức mạnh ở khu vực. Ngày 18/9, Quân đội Mỹ, Hàn Quốc và JSDF của Nhật Bản đã tổ chức diễn tập gần bán đảo Triều Tiên, với sự tham gia của hai máy bay ném bom chiến lược B-1B cùng tám máy bay chiến đấu các loại. Tokyo cũng đang cân nhắc theo chân Hàn Quốc để lắp đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

Ngoài ra, việc Nhật Bản triển khai lực lượng quân sự có thể khiến quan hệ Tokyo – Bắc Kinh trở nên căng thẳng, trong bối cảnh hai nước vẫn còn nhiều tranh chấp, như vấn đề chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay bồi thường chiến phí cho nạn nhân Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.  

Quan trọng hơn, trong trường hợp Tokyo sửa đổi điều 9 Hiến pháp, Bình Nhưỡng có thể coi đây là động thái khiêu khích và tiến hành trả đũa. Đẩy căng thẳng ở Đông Bắc Á lên mức cao chưa bao giờ là điều mà Nhật Bản, cũng như các quốc gia khác trong khu vực mong muốn.

Ở thời điểm hiện tại, Thủ tướng Shinzo Abe cùng nội các mới của mình vẫn đang theo đuổi một chiến lược khôn ngoan. Theo đó, Tokyo vừa tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục cải thiện tiềm lực quân sự sẵn có, đồng thời vận động cho cải cách Hiến pháp trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với áp lực ngày càng lớn đến từ phía Triều Tiên, kịch bản về nước Nhật "tự lực tự cường" là hoàn toàn có khả năng. Một Tokyo mạnh mẽ và chủ động có thể giúp người dân an tâm hơn trước mối đe dọa Bình Nhưỡng, nhưng sẽ đẩy xứ sở Mặt trời mọc vào thế khó, đặc biệt là trong quan hệ với các nước khác trong khu vực. Thực tế này sẽ đòi hỏi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe cũng phải thận trọng và khôn khéo hơn trong các bước đi sắp tới, nhằm hạ nhiệt ở Đông Bắc Á.

neu nguoi khong lo tinh giac Thủ tướng Nhật để ngỏ khả năng bầu cử sớm

Ngày 17/9, giới chức Nhật Bản cho biết Thủ tướng nước này Shinzo Abe đang xem xét khả năng tổ chức bầu cử sớm vào ...

neu nguoi khong lo tinh giac Nhật Bản - Ấn Độ: Chuyến thăm định hướng tương lai

Khác với các cuộc gặp cấp cao Nhật - Ấn trước đây, cuộc gặp lần này giữa Thủ tướng Shinzo Abe và người đồng cấp ...

neu nguoi khong lo tinh giac Reuters: Nhật Bản sẽ bổ sung ngân sách dù kinh tế cải thiện

Theo kết quả thăm dò mới đây của hãng tin Reuters, giới chuyên gia dự đoán rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ bổ sung ngân ...

Phan Quân

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động