Nguyễn Cơ Thạch – Bậc thầy về nghiên cứu, tham mưu chiến lược, năng động, sắc bén trong hành động thực tiễn

Vân An
TGVN. Hơn 40 năm công tác trong ngành Ngoại giao, trong đó có nhiều năm làm việc dưới sự dẫn dắt của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, ông Nguyễn Đình Bin - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao đánh giá ông Thạch là nhà lãnh đạo tài năng toàn diện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyễn Cơ Thạch – Bậc thầy về nghiên cứu, tham mưu chiến lược, năng động, sắc bén trong hành động thực tiễn
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin trao đổi với phóng viên. (Ảnh: Vân Hồ)

Tấm gương tự học

Điều ông Bin ấn tượng nhất về thủ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là tinh thần tự học, tự rèn luyện. Học tiếng Pháp ở cao đẳng tiểu học (thường gọi là trường Thành chung) ở Nam Định và sau này tự học tiếng Anh, ông Thạch sử dụng cả hai ngoại ngữ này một cách thông thạo.

Tin liên quan
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Trưởng thành từ niềm tin của thủ trưởng Nguyễn Cơ Thạch NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Trưởng thành từ niềm tin của thủ trưởng Nguyễn Cơ Thạch

Không chỉ ngoại ngữ, công cụ tối cần thiết cho bất cứ nhà ngoại giao nào, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch cũng thường xuyên trau dồi các kiến thức về lý luận chính trị, về sự nghiệp cách mạng, về các lĩnh vực nói chung, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tình hình thế giới, quan hệ quốc tế và kinh tế quốc tế.

Ông Thạch học qua sách vở, qua thực tiễn công tác, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, lắng nghe ý kiến của cấp dưới… để trang bị cho mình vốn hiểu biết uyên thâm về nhiều lĩnh vực.

Ông Bin nhớ lại, vị thủ trưởng cũng thường xuyên nhắc nhở các cán bộ ngoại giao thường xuyên đọc sách, cập nhật kiến thức để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công việc.

Bậc thầy về nghiên cứu và tham mưu chiến lược

Là người xem trọng công tác nghiên cứu, ông Thạch yêu cầu cán bộ ngoại giao muốn làm tốt nhiệm vụ thì phải nghiên cứu và phải xuất phát từ những việc cơ bản nhất .

Nguyễn Cơ Thạch – Bậc thầy về nghiên cứu, tham mưu chiến lược, năng động, sắc bén trong hành động thực tiễn
Thủ tướng Phạm Văn Đồng chụp ảnh kỷ niệm với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Ngoại giao Võ Đông Giang, các Đại sứ Mai Văn Bộ, Phạm Bình và một số Đại sứ, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao tại Hội nghị Ngoại giao, tháng 4/1985. (Ảnh tư liệu)

Trong ký ức của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin, ông Thạch đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi chép Đại sự ký và yêu cầu cán bộ ngoại giao phải thường xuyên thực hiện việc này.

Vào thời kỳ không có máy vi tính, chủ yếu là viết tay nhưng các cán bộ ngoại giao duy trì việc ghi chép tất cả thông tin quan trọng để làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, hỗ trợ cho việc tổng hợp, nhìn nhận vấn đề, đánh giá xu hướng và triển vọng.

“Bộ trưởng Thạch cực kỳ thông minh, rất nhạy bén, có con mắt nhìn nhận vấn đề, đánh giá tình hình và dự báo triển vọng rất sắc sảo.

Ông Thạch đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi chép Đại sự ký và yêu cầu cán bộ ngoại giao phải thường xuyên thực hiện việc này.

Trên cơ sở đó, với tinh thần luôn chủ động, tiến công và tài thao lược, ông đã có công rất lớn trong việc tham mưu, hoạch định các chủ trương, đường lối và chính sách đối ngoại của nước ta ở những thời điểm lịch sử, có tính bước ngoặt trong các thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ XX.

Cụ thể là trong các cuộc đàm phán kết thúc chiến tranh xâm lược của Mỹ, trong cuộc đấu tranh phá bao vây, cấm vận, giải quyết vấn đề Campuchia vô cùng nan giải, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ”, ông Bin nhận xét.

Tiên phong triển khai

Không chỉ là một bậc thầy nổi bật trên các lĩnh vực nghiên cứu, tham mưu chiến lược, hoạch định các chủ trương, đường lối và chính sách, cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch còn là một vị tướng thao lược, thiện chiến trên mặt trận ngoại giao, với tinh thần luôn tiên phong, xông xáo, tả xung hữu đột trên tuyến đầu, trực tiếp chiến đấu.

Ông Bin điểm lại một số thành tựu mang tính đột phá, thể hiện tư duy nhạy bén, nhìn xa trông rộng và tài ngoại giao của ông Thạch.

Tại các cuộc hòa đàm cam go, dai dẳng nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam hiện đại ở Paris, ông Thạch đã hỗ trợ đắc lực cho cố vấn Lê ĐứcThọ với vai trò trợ lý đặc biệt.

Tin liên quan
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Hồi ức và bài học về người thầy Nguyễn Cơ Thạch NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Hồi ức và bài học về người thầy Nguyễn Cơ Thạch

Sau thống nhất đất nước, tài thao lược của Tư lệnh ngành Nguyễn Cơ Thạch càng tỏa sáng trong cuộc đấu tranh vô cùng gay go, phức tạp để phá vòng vây cấm vận, thù địch, mở lối dẫn tới đa dạng, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của nước nhà.

Trong mặt trận mới này, mũi đột phá chiến lược là giải quyết vấn đề Campuchia, từ đó mới mở ra được các hướng chiến lược có vai trò cơ bản nhất, quyết định nhất là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ và thiết lập khuôn khổ quan hệ với EU.

Cùng với các lãnh đạo Bộ Ngoại giao vào thời đó là Thứ trưởng Trần Quang Cơ, Thứ trưởng Lê Mai, ông Thạch góp công rất lớn trong việc gỡ thành công nút thắt Campuchia cũng như trong các thành tựu gặt hái được trên các hướng chiến lược nói trên.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã kế thừa, tiếp tục phát huy và đưa đến thành công tốt đẹp trong thập niên 1990, mở ra một vị thế quốc tế mới, lần đầu tiên đạt được trong lịch sử nước nhà, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Phải giải quyết được vấn đề Campuchia thì ta mới phá được thế bị bao vây, cô lập, bình thường hóa được quan hệ với các nước. Cùng với giải quyết thành công vấn đề Camphuchia kéo dài 10 năm, Bộ trưởng Thạch là người đi đầu, kiên trì thúc đẩy phá băng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ với các nước ASEAN mặc dù nội bộ ta thời kỳ đó còn nhiều ý kiến khác nhau. Tôi rất khâm phục đồng chí Thạch ở điểm này”, ông Bin nhấn mạnh.

Sau Đại hội, chủ trương đổi mới đối ngoại được cụ thể hóa trong Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới. Nghị quyết này dưới sự chủ trì soạn thảo của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã được thảo luận, thông qua và ban hành vào tháng 5/1988.

Cần nói rõ hơn cống hiến to lớn của ông Thạch trên lĩnh vực tham mưu chiến lược, hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới không chỉ về đối ngoại mà cả về kinh tế.

Trước bối cảnh đất nước bị bao vây về chính trị, cấm vận về kinh tế, đồng chí Thạch khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách đối ngoại, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đã có công đầu đề xuất chủ trương đổi mới đối ngoại và kinh tế tại Đại hội lần thứ VI của Đảng.

Sau Đại hội, chủ trương đổi mới đối ngoại đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới. Nghị quyết này dưới sự chủ trì soạn thảo của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã được thảo luận, thông qua và ban hành vào tháng 5/1988, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, định hình chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ mới, từng bước đưa nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập, bình thường hóa và mở rộng quan hệ với các nước, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Ông Thạch cũng có vai trò rất lớn trong công cuộc đổi mới về kinh tế. Ông chính là người đi đầu, vào cuộc rất quyết liệt, chỉ đạo các cán bộ trong nước và cơ quan đại diện ở nước ngoài gặp gỡ các chuyên gia để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế; chủ động viết đề án, dịch sách về lý luận kinh tế thị trường, một chủ đề húy kỵ thời kỳ đó, để báo cáo Bộ Chính trị tham khảo.

*

* *

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Bin thường xuyên nói về sự ngưỡng mộ, tri ân đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, người đã có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy và hành động của ông.

TIN LIÊN QUAN
ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Ngoại giao là nghề quảng bá, chuông không chỉ phải vang xa mà còn phải sáng
ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Người làm công tác biên giới và bài toán hai bên cùng thắng (Phần cuối)
ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Người làm công tác biên giới và bài toán hai bên cùng thắng (Phần 1)
Đại sứ kể chuyện: Hành trình mang tên các loài hoa và câu thần chú 'không để ai bị bỏ lại phía sau'
Đại sứ kể chuyện mở sứ quán

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Những đề tài tranh mang hồn cốt dân gian dung dị trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống... qua bàn tay của nghệ nhân Lương Minh Hòa đã mang một sắc ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang ...
Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt đang diễn ta tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Mưa lớn gây gián đoạn dịch vụ tàu cao tốc ở Nhật Bản. Đảo Jeju (Hàn Quốc) ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Hãy cùng Thế giới và Việt Nam điểm lại những nét chính của cuộc bầu cử có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới và dự đoán ai sẽ là ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thăm Trung tâm trẻ tình thương Ankara là một trong những hoạt động được Phu nhân Đại sứ Việt Nam khởi xướng...
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 29-31/10, Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dẫn đầu sang thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
ASEAN kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

ASEAN kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

ASEAN khuyến khích các nước tiếp tục tham gia đối thoại và hoàn thiện khung pháp lý để tăng cường hợp tác cùng khai thác không gian vũ trụ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động