Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch

Nguyễn Cơ Thạch – Một nhà cải cách lớn!

Phan Tùng
Nhà báo Ấn Độ, Giáo sư Nayan Chanda cho rằng mặc dù lĩnh vực của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là đối ngoại nhưng với cải cách trong nước, ông đóng vai trò thúc đẩy lớn. Phẩm chất uyên bác, sự hiểu biết và khả năng nhìn ra được bức tranh tổng thể giúp ông nhận thức được mối liên hệ giữa hiện trạng trong nước, tình hình kinh tế và diễn biến đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyễn Cơ Thạch – Một nhà cải cách lớn!
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru ký Thông cáo chung Việt Nam - Ấn Độ, ngày 7/2/1958. Ông Nguyễn Cơ Thạch (đứng thứ hai từ trái) khi ấy là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Ấn Độ. (Ảnh tư liệu)

Hoàn cảnh ông biết Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch như thế nào?

Tại thời điểm đó, tôi là phóng viên thường trực khu vực Đông Dương của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông. Tạp chí này là ấn phẩm tiếng Anh phát hành hàng tuần ở Hong Kong, đưa tin về các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa ở khu vực Viễn Đông. Tất nhiên, những diễn biến ở Việt Nam khi đó cũng rất quan trọng.

Và tôi đã gặp ông Thạch khi đưa tin về Việt Nam. Tôi nghĩ lần đầu tiên tôi gặp ông là vào năm 1980 ở Bangkok, và sau đó tôi còn gặp ông nhiều lần ở nhiều nơi khác, chủ yếu là ở New York, Hà Nội và Bangkok.

Ông luôn là tâm điểm của các phóng viên, không chỉ vì Việt Nam đang là trung tâm của câu chuyện, mà còn bởi vì ông là một bộ trưởng rất khéo léo, tinh tế và sắc sảo, với những phát ngôn nhạy bén và rõ ràng. Vì vậy, các nhà báo luôn thích lắng nghe ông.

Tôi không biết liệu có bộ trưởng ngoại giao của nước xã hội chủ nghĩa nào khác được giới phóng viên ưa chuộng được như bộ trưởng quốc gia các bạn.

Ấn tượng đầu tiên của ông về ông Nguyễn Cơ Thạch?

Ông Thạch là người có vốn kiến thức phong phú, nhưng vẫn có thể giải thích mọi thứ với ngôn từ đơn giản. Khi bàn về việc chính quyền Khmer Đỏ đã sụp đổ, và ASEAN nên chấp nhận chính phủ mới ở Phnom Penh, đồng chí Thạch đã nói rằng: “Chính quyền Khmer Đỏ như một cái xác vậy. Nếu các bạn cứ giữ khư khư một cái xác thì nó sẽ bốc mùi, và điều đó chẳng tốt cho các bạn. Chúng tôi thì không sao, vì chúng tôi có ở đó đâu, nhưng điều đó không tốt cho các bạn”.

“Ông Thạch là người có vốn kiến thức phong phú, nhưng vẫn có thể giải thích mọi thứ với ngôn từ đơn giản”.

Khi có người hỏi rằng: “Tại sao chỉ có 20 quốc gia công nhận chính quyền ở Phnom Penh?”, ông nói: “Việt Nam tham gia Liên hợp quốc 19 năm trước, và tới nay mới chỉ có 20 quốc gia công nhận chúng tôi. Chính phủ mới của Campuchia mới nắm quyền có vài tháng, nhưng đã có tới 21 quốc gia công nhận họ. Vậy thì họ tốt hơn chứ. Cũng như lúa cần thời gian để chín và trổ bông, một chính phủ mới cũng cần thời gian, giống như chúng ta không thể đốt cháy giai đoạn khi trồng lúa được”.

Ông dùng ngôn ngữ giản dị như vậy để truyền tải thông điệp chính trị hết sức sâu sắc như vậy đó.

Ông có thể chia sẻ một số câu chuyện đáng nhớ và thú vị nhất về Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch?

Ông là con người rất sắc sảo và hài hước. Ông thường hỏi mọi người rằng: “Mọi người có thấy mùi cà-ri khi tôi nói tiếng Anh không?” Ông biết rằng ông không nói giọng Ấn, nhưng ông muốn nhấn mạnh rằng ông học tiếng Anh trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình tại New Delhi, và câu hỏi này luôn làm mọi người cười sảng khoái.

Khi có người bình luận về quan hệ giữa các nước láng giềng, ông trả lời hóm hỉnh nhưng cũng rất thực tiễn: “Chúng tôi có thể chọn bạn bè, nhưng không thể chọn hàng xóm được”. Một sự thật giản đơn, phải không?Thông điệp đó được truyền tải rõ ràng với cách diễn đạt đơn giản như vậy.

Tôi được nghe nhiều câu chuyện về Nguyễn Cơ Thạch. Tôi nghĩ ông là người rất có tài, biết cách gây thiện cảm và gần gũi với bạn bè.

Tôi nhớ Ngoại trưởng Australia Gareth Evans từng nói với tôi rằng Nguyễn Cơ Thạch cực kỳ quyết liệt để đạt được cái mình muốn, nhưng ông ấy rất có duyên và đúng cái duyên ấy đã thuyết phục đối thủ chấp nhận quan điểm của mình.

Nhưng những gì tôi biết từ Richard Holbrooke - người ngồi đối diện ông Thạch ở bàn đàm phán New York - thì thế này. Tôi có cuộc nói chuyện dài với ông Holbrooke và tôi hỏi về tình hình đàm phán như thế nào. Holbrooke nói có một điều người Việt Nam rất khác người Trung Quốc: người Trung Quốc bên ngoài tỏ ra rất cứng rắn nhưng khi ngồi vào bàn đàm phán thì họ mềm mỏng, linh hoạt hơn. Người Việt Nam bên ngoài rất dịu dàng và mềm mỏng, nhưng giây phút họ đi vào phòng đàm phán thì thể hiện rõ sự cứng rắn của mình.

“Tôi nhớ Ngoại trưởng Australia Gareth Evans từng nói với tôi rằng Nguyễn Cơ Thạch cực kỳ quyết liệt để đạt được cái mình muốn, nhưng ông ấy rất có duyên và đúng cái duyên ấy đã thuyết phục đối thủ chấp nhận quan điểm của mình”.

Ta có thể thấy ông Nguyễn Cơ Thạch cứng rắn như thế nào ở 2 cuộc họp tại New York, tháng 9/1978. Giờ chúng ta biết rằng, ở thời điểm đó, chính phủ Việt Nam đã quyết định không đặt điều kiện Mỹ phải viện trợ kinh tế để bình thường hóa quan hệ. Nhưng ở Việt Nam nhiều người vẫn muốn Mỹ phải chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến.

Bồi thường chiến tranh?

Ông Thạch đã rất nỗ lực. Tại buổi họp đầu tiên, ông ấy nói không, các ông đã cam kết rồi, phía Mỹ phải bồi thường người dân Việt Nam bằng cách nào đó, nếu không đây sẽ lần đầu tiên một nước bị xâm lược mà không nhận được bồi thường gì.

Nghe ông Thạch nói xong, ông Holbrooke trả lời rằng chà, cuộc nói chuyện này không đi đến đâu, và ông Thạch đáp lại “chúng ta sẽ ngưng đàm phán ở đây”.

Và ông Thạch chỉ ngồi ở bàn, ăn ít bánh quy và uống trà, rồi thủng thẳng nói “sao chúng ta không gặp nhau một lần nữa, sau 5 hôm nữa”.

Ông Holbrooke đồng ý, và nghĩ rằng có lẽ ở cuộc họp tiếp theo ông ta sẽ nhân nhượng. Và đúng như vậy, lần tới khi họ gặp lại nhau, ông Thạch nói đại ý là tôi sẽ nói điều các ông muốn nghe – chúng ta sẽ bình thường hóa quan hệ mà không đặt ra điều kiện tiên quyết.

Câu chuyện này cho ta thấy ông Thạch đã đấu tranh ngoan cường như thế nào để giành lợi thế nhưng không thành công vì với bối cảnh địa chính trị thời ấy, Mỹ đang ở thế thượng phong.

Thế nên ông Thạch nói được rồi, hai bên hãy bình thường hóa quan hệ, giờ ta cùng ngồi dự thảo thỏa thuận nhưng Holbrooke nói không, vì họ phải báo cáo với cấp trên, lên ngoại trưởng, và Tổng thống Carter.

Khi Holbrooke đến Washington, ý tưởng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trước khi bình thường quan hệ với Trung Quốc bị Brzezinsky dập tắt.

Brzezinsky là Cố vấn An ninh quốc gia thời đó và ông ấy có nói với tôi – mãi sau này mới nói. Tôi hỏi ông ấy tại sao và ông ta bảo Mỹ cần phải thiết lập quan hệ với Trung Quốc trước. Vì thế ông ta thuyết phục Tổng thống Carter không tiếp tục thúc đẩy việc này với Việt Nam.

Ông Thạch chờ vài ngày và cuối cùng rời New York.

Đó quả là một nỗi thất vọng lớn với ông Thạch vì ông ấy gần như nắm chắc thành công trong tay rồi mà để nó tuột mất.

Sau này, đến năm 1995, hai nước mới bình thường hóa được quan hệ. Nếu Việt Nam thành công ngay vào năm 1978, anh có thể tưởng tượng là mọi chuyện có thể sẽ khác rất nhiều.

Một việc khác mà ông Nguyễn Cơ Thạch tham gia rất tích cực là giải quyết cuộc xung đột Campuchia. Với tư cách một phóng viên đã theo sát quá trình phát triển của Việt Nam, xin ông cho biết ý kiến về cách người trong nước và nước ngoài nhìn ông Thạch?

Tôi nghĩ ông Thạch được đánh giá rất cao. Trên thực tế ông là một nhà ngoại giao có tiếng trung thực – ông không nói dối bao giờ.

Có khi ông sẽ nói “Tôi không thể bình luận về việc này được”, nhưng ông không bao giờ nói dối, ông đã nói là đúng sự thực. Như khi ông phát biểu hồi đầu năm 1988 sau khi Khmer Đỏ bị đánh đổ, rằng tình hình lúc ấy không thể đảo ngược được.

Ý ông là, lực lượng Khmer Đỏ sẽ không quay trở lại. Điều này là sự thực hiển nhiên và Việt Nam đảm bảo rằng chúng không thể quay lại được nữa.

Nguyễn Cơ Thạch – Một nhà cải cách lớn!
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm Australia, tháng 3/1984. (Ảnh tư liệu)

Như vậy khi Việt Nam đàm phán với các nước ASEAN, với Australia, Pháp, Mỹ, ông Thạch là nhà đàm phán được ưa chuộng nhất vì lúc ấy ông đảm nhiệm cương vị trong Bộ Chính trị cũng như là Ngoại trưởng, cho nên những gì ông phát biểu chính là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Do đó, ông được đánh giá rất cao và được coi là nhà đàm phán chủ lực đối với tất cả các bên. Và do bản thân ông rất có duyên, ông lúc nào cũng pha trò, lúc nào cũng cười, và ông không bao giờ tỏ ra là người luôn trầm trọng vấn đề khiến mọi người e ngại không dám đặt câu hỏi.

Ông rất cởi mở và hình ảnh ông hành xử thực chất ẩn giấu một trí tuệ sắc bén và những quyết sách sáng suốt. Ông biết điều gì có thể nhân nhượng, điều gì không thể. Ông pha trò, nhưng không vì thế mà lơ là nội dung. Đó là điều khiến mọi người đánh giá cao ở ông.

Điều nữa tôi muốn nói là ông là một người rất uyên bác, vô cùng am hiểu thế sự.

Không có mấy nhà ngoại giao thực sự am hiểu tình hình thế giới như ông. Ông là ngoại trưởng duy nhất từ một nước xã hội chủ nghĩa mà tôi được biết đã từng đọc cuốn sách của Paul Samuelson về kinh tế. Ông hiểu rõ tình hình kinh tế trong nước.

Ông thực ra là một nhà cải cách lớn. Mặc dù lĩnh vực của ông là đối ngoại nhưng với cải cách trong nước, ông đóng vai trò thúc đẩy lớn, vì ông lập luận rằng việc Việt Nam phụ thuộc vào một nước, vào phe Xã hội chủ nghĩa, là một sai lầm. Việt Nam phải đa dạng hóa, phải tận dụng những gì thế giới có thể mang lại cho mình.

Phẩm chất uyên bác, sự hiểu biết và khả năng nhìn ra được bức tranh tổng thể giúp ông nhận thức được mối liên hệ giữa hiện trạng trong nước, tình hình kinh tế và diễn biến đối ngoại. Việc này ông đã đi trước thời đại. Bản thân tôi đã viết một cuốn sách về toàn cầu hóa, và tôi tin rằng (nếu còn sống) ông Thạch sẽ đánh giá cuốn sách này rất cao, vì cách ông nhìn thế giới – về cách thế giới vận hành , tôi thấy thực sự là đi trước thời đại.

Đánh giá của ông về ảnh hưởng và dấu ấn của Nguyễn Cơ Thạch đối với nền ngoại giao Việt Nam?

Ở một khía cạnh nào đó, tôi nghĩ ông Thạch là người có công đặt nền móng xây dựng nên nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam. Một trong những việc đầu tiên ông làm sau Nghị quyết 13 năm 1988 về cải cách kinh tế, là cho xuất bản một tạp chí của Bộ Ngoại giao để đưa quan điểm của Việt Nam ra thế giới. Đó là điều ưu tiên nhất, vì Việt Nam cần phải được giao thiệp với thế giới. Sau đó, họ đã thành lập một viện nghiên cứu chính sách.

“Tôi nghĩ ông Thạch là người có công đặt nền móng xây dựng nên nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam. Một trong những việc đầu tiên ông làm sau Nghị quyết 13 năm 1988 về cải cách kinh tế, là cho xuất bản một tạp chí của Bộ Ngoại giao để đưa quan điểm của Việt Nam ra thế giới. Đó là điều ưu tiên nhất, vì Việt Nam cần phải được giao thiệp với thế giới”.

Vì vậy, những việc ông đã thực hiện trong Bộ Ngoại giao giờ đây đã đơm hoa kết trái, góp phần xây dựng nên một cơ quan chuyên nghiệp hơn, có tầm ảnh hưởng hơn. Tôi cũng biết rất nhiều nhà ngoại giao đã được ông ấy đích thân rèn luyện những kỹ năng như cách tiến hành nghiên cứu, cách viết báo cáo.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng những đóng góp của ông là vô cùng to lớn trong việc xây dựng ngành ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Ông có thể nói về quan hệ Việt Nam và Ấn Độ vào thời điểm đó, theo những gì mà ông biết?

Vâng, tôi nghĩ ông Nguyễn Cơ Thạch một lần nữa thể hiện trí tuệ và sự chuyên nghiệp của mình, khi ông đang ông công tác nhiệm kỳ ở Ấn Độ và được giao nhiệm vụ tổ chức chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông đã nghiên cứu về Ấn Độ, tìm hiểu về gia đình của Thủ tướng Jawaharlal Nehru. Ông đã xây dựng chương trình chuyến thăm nhằm truyền tải tới chính phủ Ấn Độ thông điệp rằng người Việt Nam thực sự quan tâm đến chúng tôi - họ biết chúng tôi đang làm những gì.

Một việc nữa mà ông ấy đã làm, khi Thủ tướng Nehru ở sân bay chờ đón Hồ Chủ tịch, lúc đó Nguyễn Cơ Thạch cũng có mặt, và ông đã nói với ông Nehru rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh xin thành kính tưởng nhớ cha Ngài”.

Ông Nehru vô cùng kinh ngạc khi Hồ Chí Minh biết cha mình là ai và rằng Hồ Chí Minh đang dự định tới đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm của cha ông. Chính vì vậy, Nehru rất hài lòng.

Đó là dấu hiệu thể hiện rằng Nguyễn Cơ Thạch là một nhà ngoại giao bậc nhất, là người có thể tạo được ấn tượng tốt về đất nước của mình ở quốc gia mà mình đang công tác.

Vì vậy chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công ngoài sức tưởng tượng, và cả đoàn được chào đón như những người hùng. Việc tổ chức được một chuyến thăm như vậy, vào thời điểm năm 1958 khi nguồn lực rất có hạn, để làm được điều đó quả là một thành tích lớn.

Nhà báo, Giáo sư Nayan Chanda

Nhà báo Ấn Độ, Giáo sư Nayan Chanda là một trong số 20 phóng viên nước ngoài ở lại và may mắn chứng kiến thời khắc xe tăng của quân giải phóng húc đổ cổng Dinh độc lập vào trưa 30/4/1975. Nhớ lại thời khắc đó, ông nói: “Tôi đã ở đó và thấy xe tăng tiến vào đầu tiên. Tôi lao ra khỏi văn phòng, chụp ảnh xe tăng húc thẳng vào cổng Dinh. Rồi tôi chạy lại văn phòng và viết đúng một câu gửi đến Reuters: Hôm nay, vào hồi 11 giờ 35 phút, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Bạn biết không, đó là tin đầu tiên thế giới nhận được, nên phải nói tôi đã may mắn chừng nào khi có mặt”.

TIN LIÊN QUAN
Thông điệp Nguyễn Cơ Thạch
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Anh Nguyễn Cơ Thạch
Gương tự học của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch!
Nhớ Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch - Một vài ký ức nhỏ về một nhân cách lớn
Ông Nguyễn Cơ Thạch và bản lĩnh 'ôm cả con voi khổng lồ'

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động