Nhóm học giả luật quốc tế phản bác quan điểm của chuyên gia nước ngoài về lập trường của Việt Nam ở Biển Đông

Trần Hữu Duy Minh, Hoàng Thị Ngọc Anh, Nguyễn Hải Duyên
Baoquocte.vn. Trong bài viết đăng trên Asia Times, nhóm tác giả Trần Hữu Duy Minh, Hoàng Thị Ngọc Anh, Nguyễn Hải Duyên* đã phản bác lại quan điểm Việt Nam là quốc gia vi phạm luật quốc tế ở Biển Đông, bên cạnh Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhóm học giả luật quốc tế phản bác quan điểm của chuyên gia nước ngoài về lập trường của Việt Nam ở Biển Đông
Trung Quốc bồi đắp xây dựng trái phép các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: Viettimes)

Trung Quốc không tôn trọng luật quốc tế

Trong bài báo được Asia Times đăng tải gần đây, học giả Mark Valencia khẳng định “Trung Quốc không phải là bên sai trái duy nhất ở Biển Đông, mà Việt Nam cũng vậy”. Cách nhìn này đang hiểu sai bản chất chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc không chỉ vi phạm các quyền hàng hải của các quốc gia khác, mà còn bác bỏ một cách có hệ thống Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Rõ ràng là, Trung Quốc duy trì các yêu sách biển không phù hợp với UNCLOS. Những yêu sách này đi ngược lại hoàn toàn các phán quyết của Trọng tài thường trực về Biển Đông, vốn được coi là phán quyết cuối cùng và có giá trị ràng buộc.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang sử dụng những lợi thế của một quốc gia hùng mạnh hơn để hiện thực hóa mạnh mẽ những yêu sách biển phi pháp ở Biển Đông, cản trở hoạt động khai thác thông thường và hợp pháp các nguồn tài nguyên của quốc gia khác trong các vùng biển của họ.

Trong khi đó, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, luôn là nền tảng lập trường của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong vấn đề Biển Đông.

Năm 2020, dưới sự chủ trì của Việt Nam, các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và 37 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, ở Biển Đông. Do đó, các vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông là vấn đề về nguyên tắc, không phải là về mức độ.

Hơn nữa, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi đáng kể hiện trạng ở Biển Đông.

Từ năm 2013 đến năm 2015, nước này đã xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo, diện tích bồi đắp trong 20 tháng nhiều gấp 17 lần so với tất cả các bên tranh chấp khác cộng lại trong 40 năm qua, chiếm 95% tổng diện tích đất bồi lấp ở quần đảo Trường Sa.

Tòa Trọng tài năm 2016 xác định rằng, việc Trung Quốc cải tạo đất ở quần đảo Trường Sa đã gây ra tác hại không thể khắc phục đối với môi trường biển và do đó đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển theo quy định của UNCLOS.

Trung Quốc cũng đang xây dựng các căn cứ quân sự lớn trên các đảo này với mục đích kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Về phần mình, hiện trạng các cứ điểm của Việt Nam hầu như không thay đổi trong ba thập kỷ. Cứ điểm cuối cùng được xây dựng cách đây hơn 30 năm, vào năm 1988.

Học giả Mark Valencia viết rằng, Việt Nam đã bác bỏ các yêu sách hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây là sự hiểu lầm về lập trường của Việt Nam. Việt Nam công nhận các yêu sách của Trung Quốc, miễn là các yêu sách đó phù hợp với UNCLOS.

Trên thực tế, hai quốc gia đã ký kết thỏa thuận phân định vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ mà cả hai đều có yêu sách hợp pháp và phù hợp với UNCLOS.

Năm 2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận 6 điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề trên biển còn tồn tại giữa hai quốc gia.

Hai bên nhất trí rằng, các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành “căn cứ vào chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982”.

Tuy nhiên, ở Biển Đông, Trung Quốc đang duy trì các tuyên bố chủ quyền biển trái pháp luật bằng cách giải thích luật pháp quốc tế theo cách của riêng họ.

Với mục đích đạt được nhiều hơn những gì được quy định trong UNCLOS, Trung Quốc tuyên bố cái gọi là “quyền lịch sử” theo tập quán ở Biển Đông, nhưng cần phải nói rõ rằng, yêu sách này đã bị Tòa Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông bác bỏ.

Những tuyên bố bất hợp pháp đó đã liên tục bị các quốc gia trên thế giới phản đối thông qua công hàm gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc, bao gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức.

Bảo vệ phên dậu của Tổ quốc: Nhiệm vụ thiêng liêng và có tầm quan trọng đặc biệt

Bảo vệ phên dậu của Tổ quốc: Nhiệm vụ thiêng liêng và có tầm quan trọng đặc biệt

Công tác biên giới lãnh thổ nhằm bảo vệ phên dậu của Tổ quốc là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, phải ...

Cần một COC thực chất

Khi nói đến Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các cuộc đàm phán đang bị trì hoãn bởi những đề xuất không thể chấp nhận của Trung Quốc.

Bắc Kinh yêu cầu việc thăm dò và khai thác dầu khí của các nước ASEAN ở Biển Đông “sẽ không được tiến hành với sự hợp tác của các công ty từ các nước ngoài khu vực”.

Trung Quốc còn yêu cầu các nước ASEAN không tiến hành tập trận quân sự với các nước ngoài khu vực.

Các đề xuất này can thiệp vào chủ quyền của một quốc gia trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại.

Một vấn đề khác khiến quá trình đàm phán COC kéo dài là sự khác biệt giữa các nước ASEAN và Trung Quốc về phạm vi điều chỉnh của COC.

Biển Đông là một vùng biển nửa kín với các yêu sách cạnh tranh đối với các cấu trúc và quyền trên biển, do đó, chỉ một căng thẳng đơn lẻ cũng có thể gây bất ổn toàn bộ khu vực.

Trên thực tế, các va chạm giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau của Biển Đông.

Trong đó phải kể đến sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (năm 2014), và Trung Quốc tiến hành khảo sát bất hợp pháp tại Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (năm 2019).

Bên cạnh đó, các tàu đánh cá và tuần duyên của Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào các vùng biển của Philippines.

Còn tại Indonesia, mặc dù nằm ở xa phía nam Biển Đông, cũng có va chạm trên biển với Trung Quốc. Đầu năm 2020, các tàu Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng biển của nước này gần quần đảo Natuna, dẫn đến sự phản đối mạnh mẽ từ Bộ Ngoại giao Indonesia.

Mới đây, vào tháng 6/2021, 16 máy bay quân sự của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận mạo hiểm gần Borneo. Malaysia coi sự việc này là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia". Nước này thậm chí đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Kuala Lumpur để đưa ra phản đối.

Tin liên quan
Giải mã Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Giải mã Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Như tiêu đề của COC cho thấy, văn kiện này nên bao quát toàn bộ Biển Đông để ngăn chặn các căng thẳng ở bất cứ nơi nào mà chúng có thể xảy ra.

Việc bài báo của tác giả Valencia nói rằng, các “học giả” của chính phủ Việt Nam đã sử dụng các trung tâm/cơ quan nghiên cứu chính sách phương Tây để tổ chức các hội thảo chống lại Trung Quốc là vô nghĩa. Các hội thảo đều diễn ra công khai. Không có gì là bí mật.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), được đề cập đến trong bài báo của tác giả Valencia, thậm chí đã mời Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ để nói về quan điểm của Bắc Kinh về Vụ kiện Biển Đông ngay vào ngày Tòa trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng.

Các nhà nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc đã được mời làm diễn giả tại các hội thảo về Biển Đông của CSIS.

Nỗ lực của Việt Nam

Tình hình khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam đã được cải thiện rất đáng kể.

Năm 2017, Việt Nam nhận “thẻ vàng IUU” từ Ủy ban châu Âu (EC). Kể từ đó, Việt Nam đã cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc ngăn chặn và đẩy lùi nạn đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU, và sửa đổi, bổ sung các luật cũng như quy định với các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với ngư dân tham gia đánh bắt IUU.

Dưới sự chủ trì của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Sáng kiến xây dựng lộ trình chống khai thác IUU tại ASEAN giai đoạn 2020-2025 cũng đã được thông qua.

Tuy nhiên, đánh bắt IUU không phải là vấn đề trong tranh chấp Biển Đông. Điều cần tập trung hơn ở đây là các yêu sách phi pháp cố chấp của Trung Quốc ở vùng biển này.

Tóm lại, phải có lý do khiến các quốc gia khác quan ngại về Trung Quốc, mà không phải Việt Nam. Vấn đề không phải là ai là người vi phạm nhiều hơn, mà là ai đang cố gắng phá bỏ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông.


*Trần Hữu Duy Minh, Hoàng Thị Ngọc Anh và Nguyễn Hải Duyên hiện là giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào?

Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào?

Tác giả Alexey D Muraviev* trong bài viết trên tờ Asia Times cho rằng, Nga cần có chiến lược phù hợp nhằm thích ứng với ...

Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi Mỹ và ...

(theo Asia Times)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Văn hóa giao thông: Cốt lõi nằm ở ý thức, không chỉ vì sợ bị phạt

Văn hóa giao thông: Cốt lõi nằm ở ý thức, không chỉ vì sợ bị phạt

Ý thức của người tham gia giao thông đang có sự chuyển biến tích cực sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực.
Những nhóm người dễ nhiễm virus HMPV và cách phòng ngừa

Những nhóm người dễ nhiễm virus HMPV và cách phòng ngừa

Trẻ nhỏ, người già, người mắc các vấn đề hô hấp mãn tính, tiền sử bệnh tim... dễ mắc virus HMPV, với các triệu chứng phát bệnh giống Covid-19.
Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định người lái xe không được lái xe liên tục không quá 04 giờ và không quá ...
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Kết quả bóng đá hôm nay 8/1 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 8/1 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 8/1. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Đội tuyển Việt Nam tăng gần 14 điểm FIFA sau ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam tăng gần 14 điểm FIFA sau ASEAN Cup 2024

Với 7 chiến thắng và một trận hòa ở ASEAN Cup 2024, đội tuyển Việt Nam được cộng 13,89 điểm trên bảng xếp hạng FIFA.
Không nói chơi về ý định giành kênh đào Panama và Greenland, ông Trump tính đến cả hành động quân sự

Không nói chơi về ý định giành kênh đào Panama và Greenland, ông Trump tính đến cả hành động quân sự

Ông Trump khẳng định tham vọng của mình với kênh đào Panama và đảo Greenland rằng: 'Chúng ta cần chúng vì an ninh kinh tế'.
Tiết lộ về 'món quà lớn cuối cùng' của Tổng thống Mỹ Joe Biden dành cho Ukraine

Tiết lộ về 'món quà lớn cuối cùng' của Tổng thống Mỹ Joe Biden dành cho Ukraine

Gói viện trợ mới sẽ được rút ra từ các kho dự trữ hiện có với mục tiêu là Ukraine nhận được hầu hết các vũ khí mà Mỹ đã cam kết.
Điểm tin thế giới sáng 8/1: Đối thoại an ninh Ấn Độ-Malaysia lần đầu tiên, Bỉ sáp nhập lưỡng viện, lạm phát Đức tăng mạnh

Điểm tin thế giới sáng 8/1: Đối thoại an ninh Ấn Độ-Malaysia lần đầu tiên, Bỉ sáp nhập lưỡng viện, lạm phát Đức tăng mạnh

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/1.
Động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc): Số người thiệt mạng tăng mạnh, nâng cấp độ ứng phó khẩn cấp lên cao nhất

Động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc): Số người thiệt mạng tăng mạnh, nâng cấp độ ứng phó khẩn cấp lên cao nhất

Ít nhất 126 người đã thiệt mạng sau trận động đất mạnh làm rung chuyển huyện Dingri, thành phố Shigatse, thuộc khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc).
Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp cho rằng, nếu yếu đuối và bi quan, châu Âu 'sẽ có rất ít cơ hội được nước Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump tôn trọng'.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Phiên bản di động