Tham vọng mãnh liệt
Không phải chỉ tuổi trẻ và tài năng hay lòng nhiệt huyết của ông đã làm mất lòng cả các đồng minh lẫn đối thủ của nước Pháp mà chính những phát biểu hăng hái bảo vệ các giá trị và quyết tâm cải cách của ông đã làm nước Pháp nổi bật trong một thế giới đầy biến động và khó khăn. Chỉ với một số bài phát biểu tại Liên hợp quốc ở New York hay trước Quốc hội Mỹ tại Washington về chủ nghĩa đa phương, tại Athens (Hy Lạp) và tại Đại học Sorbonne ở thủ đô Paris về vấn đề châu Âu, ông Macron đã chính thức đánh dấu cho một tầm nhìn thế giới và một tham vọng.
Tổng thống Macron mang trong mình một tham vọng mãnh liệt. (Nguồn: AP) |
Lời hứa hẹn của Tổng thống Macron có thể được tóm tắt như sau “Tầm nhìn nhân văn của một thế giới toàn cầu hóa”. Trong khung cảnh thế giới đang chứng kiến chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa đơn phương của Mỹ, sự nổi lên đầy sức mạnh của Trung Quốc và việc quay trở lại các vấn đề quốc tế của Nga, Tổng thống Pháp mong muốn một châu Âu, vốn là người bảo vệ nền dân chủ và các giá trị tiến bộ, sẽ khẳng định mình là “người lãnh đạo của thế giới tự do”.
Đồng thời Tổng thống Macron còn muốn mình là “kẻ bênh vực cho những người bị lãng quên” (trong quá trình toàn cầu hoá). Do đó, ông đã không đề cập đến điều gì khác ngoài mục tiêu của ông là thiết lập lại chủ nghĩa đa phương và tái khởi động tiến trình nhất thể hóa châu Âu.
“Thuyền trưởng của con tàu châu Âu”
Nên biết rằng một khi Brexit - Anh rời khỏi Liên minh châu Âu hoàn tất, Pháp sẽ trở thành nước duy nhất trong EU là uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và về mặt lịch sử Pháp luôn đóng một vai trò ngoại giao không tương xứng với quy mô địa lý, dân số và nền kinh tế của mình, do đó Tổng thống Macron mong muốn mình sẽ làm “thuyền trưởng của con tàu châu Âu” khi châu Âu trở thành “người lãnh đạo của thế giới tự do” một khi bà Merkel rời nhiệm sở và nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Tổng thống Macron (trái) sẽ tỏa sáng sau Brexit và sự ra đi khỏi chính trưởng của Thủ tướng Đức Merkel. (Nguồn: kyivpost.com) |
Đã lâu lắm người ta không được chứng kiến sự xuất hiện của một tham vọng lớn như vậy, hơn nữa lại được thúc đẩy bởi một nhà lãnh đạo có lòng yêu mến và niềm tin to lớn như vậy vào châu Âu và các giá trị tiến bộ. Trái với người tiền nhiệm của ông là Tổng thống F.Holland trước đây, đã tỏ ra là người có thể đáng tin cậy trong những tình huống khó khăn nhưng lại không biết giải thích cho người dân biết tại sao mình lại có những quyết định như vậy, Tổng thống E. Macron còn biết cách diễn đạt một cách sinh động những gì mình muốn. Với những phát biểu nhiệt huyết của Tổng thống Macron, người ta rất có thể sẽ so sánh ông với những phát biểu hùng hồn của Tổng thống Mỹ Barack Obama vốn nổi tiếng với những hùng biện trong lĩnh vực này.
Giờ này chưa phải là lúc để đưa ra một bản tổng kết về thành tích của Tổng thống E. Macron trong lĩnh vực ngoại giao. Phải đợi đến khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm hoặc khi ông Macron vượt qua một cơn khủng hoảng đầy sóng gió người ta mới có thể nói ông đã đem lại cái gì. Nhưng dù sao bây giờ, người ta đã có thể đặt câu hỏi về việc liệu ông Macron có giữ lời hứa với những gì ông đã mô tả không. Liệu sau những lời nói ấy ông có thể hiện sự quả cảm trong hành động hay không.
Ai cũng biết ưu tiên hiện nay của Ngoại giao Pháp là không thay đổi - an ninh và kinh tế - mặc dù có thể sẽ có nhiều vấn đề của chủ nghĩa nhân văn được đề cập đến như quyền con người, vấn đề di cư hay môi trường nhưng những lời hứa hẹn của Tổng thống Pháp chưa được thể hiện và đi đôi bằng những việc làm.