Nhỏ Bình thường Lớn

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, cuối tuần qua, Thủ tướng Michel Barnier - người được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm vào ngày 5/9 - đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu. Đây là khoảng thời gian chuẩn bị thành lập chính phủ dài nhất của nước Pháp kể từ năm 1962.
Thông báo này chấm dứt thời gian chờ đợi 67 ngày để thành lập chính phủ mới – thời gian chờ đợi dài nhất trong lịch sử chính trị hiện đại của Pháp – và cho thấy sự liên tục rõ ràng của chính sách thay vì sự thay đổi mà nhiều người hy vọng sau cuộc bầu cử
Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã công bố vào ngày 21/9 việc thành lập chính phủ của ông với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu. (Nguồn: EPA-EFE)

Thành phần chính phủ mới không khác biệt nhiều so với các dự kiến được đưa ra trước đó. Đảng Phục hưng của Tổng thống Macron tuy không nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt, nhưng vẫn có được 12 trong số 39 ghế bộ trưởng. Phần lớn chức vụ còn lại thuộc về Đảng Cộng hòa bảo thủ (LR) của Thủ tướng Barnier và các đồng minh trung dung của Tổng thống Macron tại Quốc hội. Thành viên duy nhất trong nội các mới thuộc cánh tả là Bộ trưởng Tư pháp Didier Migaud, cựu đảng viên đảng Xã hội.

Ngay sau khi điện Elysée công bố chính phủ mới, Chủ tịch đảng cực hữu Tập hợp dân tộc (RN) Jordan Bardella khẳng định, thành phần chính phủ cho thấy ‘‘sự trở lại của phe Macron’’. Trong khi đó, ông Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo Đảng Nước Pháp bất khuất (LFI), đảng lớn nhất trong Liên minh cánh tả - Mặt trận bình dân mới (NFP) chỉ trích gay gắt quyết định thành lập chính phủ mà không tính đến cánh tả, gọi chính phủ mới là tập hợp của “những người thua cuộc trong cuộc bầu cử”.

Ông Mélenchon thậm chí còn kêu gọi phải hành động để ‘‘lật đổ sớm nhất có thể’’ chính phủ này. Lãnh đạo đảng Xã hội Olivier Faure - một thành viên khác của liên minh cánh tả thì cho rằng, nội các mới đã “phản bội cử tri” trong khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel nhận định, đây chỉ là cuộc cải tổ chứ không phải là chính phủ hoàn toàn mới.

Ở chiều ngược lại, nội các mới lại khiến giới doanh nghiệp hài lòng. Trên mạng X, ông Patrick Martin, Chủ tịch Medef, một tổ chức của giới chủ và các tập đoàn lớn của Pháp, hoan nghênh chính phủ mới, kêu gọi ‘‘bắt tay vào việc’’ và chúc thành công. Chủ tịch Liên hiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp, ông François Asselin cũng đưa ra thông điệp ủng hộ tương tự.

Trước đó, hàng nghìn người biểu tình cánh tả đã xuống đường tại Paris và các thành phố khác để phản đối, lên án những gì họ gọi là sự phủ nhận kết quả bầu cử, phản bội cử tri. Họ cho rằng, việc Tổng thống Macron bỏ qua vai trò của NFP, lực lượng giành vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, mà bổ nhiệm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới thiên hữu là không thể chấp nhận.

Cuối tháng Tám, ông Macron đã từ chối bổ nhiệm bà Lucie Castets, ứng cử viên do NFP thống nhất đề cử vào vị trí Thủ tướng. Cựu Tổng thống François Hollande, đảng viên thuộc đảng Xã hội đồng tình với quan ngại của nhiều người cánh tả, cảnh báo rằng chính phủ mới có thể phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nếu một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được thực hiện, sẽ là trở ngại lớn cho Thủ tướng Barnier và nội các, bởi hiện nay, liên minh cầm quyền chỉ có thể nhận được sự ủng hộ của 235 nghị sĩ, cách xa đa số tuyệt đối cần thiết 289 nghị sĩ trong Quốc hội gồm 577 ghế.

Thủ tướng Barnier và nội các sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thúc đẩy chính sách, đặc biệt là kế hoạch ngân sách năm 2025 để giải quyết thâm hụt ngân sách và nợ công. Ngoài ra, hàng loạt thách thức khác như cải thiện mức sống người dân, cải cách hưu trí, bảo đảm an ninh, kiểm soát nhập cư, hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao sức hút cho nền kinh tế... đều đang chờ lời giải thuyết phục.

Trong bối cảnh như vậy, chính phủ của Thủ tướng Barnier sẽ phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự bất mãn lan rộng ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, với việc gạt các đảng cánh tả và cực tả sang một bên dù họ giành được kết quả cao trong cuộc bầu cử vừa qua, tân Thủ tướng Barnier đứng trước thách thức lớn trong việc giúp nội các mới tồn tại trong một Quốc hội nhiều chia rẽ như thế.

'Chảo lửa Trung Đông' nóng rẫy vì vụ tấn công chưa từng có ở Lebanon, Mỹ-Pháp hối thúc kiềm chế, Iran cảnh báo phản ứng dữ dội

'Chảo lửa Trung Đông' nóng rẫy vì vụ tấn công chưa từng có ở Lebanon, Mỹ-Pháp hối thúc kiềm chế, Iran cảnh báo phản ứng dữ dội

Các vụ nổ bộ đàm và máy nhắn tin trong hai ngày qua ở Lebanon khiến hàng nghìn người thương vong khiến Trung Đông cận ...

Pháp: Biểu tình vì chi phí sinh hoạt khiến chính quyền vùng lãnh thổ ở Caribbean khẩn cấp áp lệnh giới nghiêm do bạo loạn

Pháp: Biểu tình vì chi phí sinh hoạt khiến chính quyền vùng lãnh thổ ở Caribbean khẩn cấp áp lệnh giới nghiêm do bạo loạn

Từ ngày 18/9, chính quyền đảo Martinique, vùng lãnh thổ Pháp ở Caribbean, đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm tại một ...

Tổng thống Iran đến Mỹ: Công khai thiện chí về vấn đề hạt nhân, gặp người đồng cấp Pháp lắng nghe một 'điều kiện tiên quyết'

Tổng thống Iran đến Mỹ: Công khai thiện chí về vấn đề hạt nhân, gặp người đồng cấp Pháp lắng nghe một 'điều kiện tiên quyết'

Ngày 24/9, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đang ở New York để tham dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ).

Tình hình Lebanon: Israel tiếp tục oanh tạc dữ dội, toan tính đưa quân xâm nhập, Mỹ-Pháp hành động khẩn

Tình hình Lebanon: Israel tiếp tục oanh tạc dữ dội, toan tính đưa quân xâm nhập, Mỹ-Pháp hành động khẩn

Giữa lúc các máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích dữ dội vào miền Nam Lebanon, Mỹ và Pháp đã đưa ra ...

Senegal cuối cùng cũng 'chốt' ngày bầu cử, Tổng thống giải tán chính phủ, Pháp tính rút nửa số quân?

Senegal cuối cùng cũng 'chốt' ngày bầu cử, Tổng thống giải tán chính phủ, Pháp tính rút nửa số quân?

Ngày 6/3, chính phủ Senegal thông báo, Tổng thống Macky Sall đã điều chỉnh ngày tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sang ngày 24/3.