Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2021)

Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ bên trong các sự kiện lớn!

Khánh Linh
Phiên dịch ngoại giao là một trong những đơn vị ra đời sớm nhất của Bộ Ngoại giao, một miếng ghép không thể thiếu trên mặt trận ngoại giao, trong công tác đối ngoại của đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ trong các sự kiện lớn!
Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 47 ngày 7/4/1946.

Năm nay là năm ngành nghiệp vụ phiên dịch ngoại giao tròn 75 tuổi. Ấy là lấy mốc ngày 7/4/1946 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh quy định về tổ chức của Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Còn thực tế, thì như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan – một cựu phiên dịch cấp cao tiếng Nga - thì "trước đó đã có nhiều người làm rồi".

Theo Sắc lệnh 47, lúc ấy Bộ Ngoại giao có 11 đơn vị, hoạt động phiên dịch ngoại giao do Phòng Thông dịch thuộc Khối Đổng lý-Sự vụ phụ trách. Chức năng, nhiệm vụ của phiên dịch ngoại giao từ bấy đến nay vẫn cơ bản vậy, đó là biên dịch: “Dịch các đơn từ sách vở, báo chí ngoại quốc ra tiếng Việt Nam. Dịch các công văn hoặc sách vở Việt Nam ra các sinh ngữ ngoại quốc”, và phiên dịch: “Thông ngôn cho Bộ trưởng và các cơ quan trong khi trực tiếp với người ngoại quốc”.

Vậy là theo “giấy khai sinh” bản gốc thì phiên dịch ngoại giao đã tròn 75 tuổi từ tháng Tư năm nay và bước sang tuổi 76 được bốn tháng nay khi ngành Ngoại giao tròn 76 tuổi vào hôm nay (28/8/1945-28/8/2021).

Chia sẻ với Báo TG&VN về chặng đường ba phần tư thế kỷ của phiên dịch ngoại giao, ông Lý Đức Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Biên-phiên dịch quốc gia, Bộ Ngoại giao không khỏi bồi hồi: "Mấy năm vừa rồi, được trò chuyện với các bác, các cô chú về ngành, nghề và nghiệp ngoại giao, phiên dịch ngoại giao 75 năm qua, chúng tôi chợt nhận ra rằng có bao nhiêu kỷ niệm làm nghề đã in hằn trong ký ức, sống mãi trong lòng các bác, các cô chú, thế hệ những người đi trước".

Ví như làm phiên dịch được rất nhiều cơ hội học hỏi để rèn luyện bản thân, để trưởng thành nhanh chóng, làm phiên dịch được chứng kiến những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử nước nhà, hay phải may mắn mới được làm phiên dịch, phiên dịch giúp tôi luyện bản lĩnh, chỉn chu với từng con chữ, nhất là được chính những người mình phục vụ “huấn luyện” kỹ năng làm việc mà từ đó đã rất “nên người”.

Qua những câu chuyện nho nhỏ trước và sau giờ đi dịch của các phiên dịch thời kỳ Đổi mới ngày nay, những ký ức của các “cụ” thấy sao cứ sống động và dường như những ký ức ấy như một sợi dây vô hình đã kết nối các thế hệ phiên dịch lại với nhau.

Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ trong các sự kiện lớn!
Ông Lý Đức Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Biên-phiên dịch quốc gia.

Toát lên từ những câu chuyện đó là những tâm sự rất thật như: “phiên dịch đã dạy tôi rất nhiều, cho tôi rất nhiều và tôi mắc nợ phiên dịch nên tôi mong muốn và khao khát được trả nợ nó và gắn bó với nó”, hay “dù có đề bạt hay không đề bạt thì… anh cứ xếp cho em một chỗ, chỗ nào cũng được miễn là được tiếp tục gắn bó với phiên dịch”.

Hay “làm tốt công việc phiên dịch cũng là góp phần tạo dựng quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa lãnh đạo của Việt Nam và lãnh đạo các nước, qua đó giúp hai bên thấu hiểu và chia sẻ những mối quan tâm của nhau”.

Có người đúc kết rằng “phiên dịch cấp cao còn giúp rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin như việc phải nói năng rành rọt trước đông đảo văn võ bá quan các nước và rừng máy ảnh với đèn flash chớp tắt lia lịa hoặc thuyết trình trước hội trường, sân vận động có hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn người”.

Đối với nhiều người, “phiên dịch quả là một công việc rất không dễ, không đơn giản chỉ là chuyển ngữ mà còn phải chuyển cả hồn, cả thần thái của những người trong cuộc, phải biết vui cái vui của người nói và cũng phải biết buồn cái buồn của người nói, có như vậy mới chuyển tải được đầy đủ tinh thần và nội dung của người nói cho người nghe”.

Điều động viên lớn nhất của anh em phiên dịch ngoại giao mỗi khi phiên dịch phục vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước là câu nói: “Có phiên dịch của Bộ Ngoại giao là yên tâm rồi! ”. Đây cũng chính là phần thưởng lớn nhất cho mỗi một phiên dịch ngoại giao.

Dưới đây là một vài câu chuyện đầy ắp cảm xúc như thế!

Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ trong các sự kiện lớn!
Bà Ngô Minh Nguyệt (giữa) trong lần phiên dịch cuộc gặp giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 23-25/5/2016.

Cơ hội học hỏi

…Phiên dịch ngoại giao tạo môi trường và cơ hội có một không hai để các nhà ngoại giao trẻ được học hỏi những nhân cách lớn, được tham gia và trở thành một phần của lịch sử. Một trong những vinh dự và đặc ân lớn đối với nhiều phiên dịch ngoại giao là được phục vụ những sự kiện lớn trong quan hệ quốc tế và quan hệ đối ngoại của đất nước.

Không chỉ có vậy, phiên dịch ngoại giao còn được phục vụ và qua đó có cơ hội học hỏi phong cách, nghệ thuật ngoại giao từ những nhà lãnh đạo, những nhân cách lớn, tư tưởng lớn, từ đó nâng cao rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng trở thành những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, xuất sắc, đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và sự phát triển của nền ngoại giao Việt Nam tiên phong và hiện đại.

Ngô Minh Nguyệt

Phó Giám đốc, Trung tâm Biên - phiên dịch quốc gia, Phiên dịch cấp cao tiếng Anh

Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ trong các sự kiện lớn!
Ông Vũ Việt Hưng trong lần phiên dịch cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến tham dự Hội nghị thường niên WEF lần thứ 47 tại Davos, Thụy Sỹ từ ngày 17-21/1/2017.

Lan tỏa ý tưởng

Tháng 1/2017, tôi có dịp tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên qua Davos tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos), đỉnh núi cao phủ tuyết trắng nơi hội tụ thường niên của hơn 3.000 chính khách, nhà tài phiệt, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và người có ảnh hưởng hàng đầu thế giới. Họ được biết đến như những nhà sáng lập xu hướng toàn cầu (trendmaker/setter) bởi những ý tưởng họ cùng nhau thảo luận sẽ nhanh chóng lan tỏa ra khắp ngõ ngách trên toàn thế giới. Một trong những ý tưởng nổi bật khởi xướng tại WEF Davos năm đó là khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 do GS. Klaus Schwab, người sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành của WEF đưa ra. Chỉ sau vài năm, những thành tựu và các siêu xu thế (mega trends) bắt nguồn từ Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có thể được cảm nhận khá rõ nét tại Việt Nam.

Vũ Việt Hưng

Nguyên Tập sự Phó Giám đốc, Trung tâm Biên - phiên dịch quốc gia

Phiên dịch cấp cao tiếng Anh, hiện công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ

Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ bên trong các sự kiện lớn!
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Mario Diáz Canel Bermúdez trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 8-10/11/2018. Ông Nguyễn Nam Quân (ngoài cùng bên trái) trong vai trò phiên dịch.

Buổi đầu... nhớ mãi

Mới vào ngành, tuy là lính mới, nhưng tôi may mắn có được các anh đi trước dạn dày dẫn dắt. Chắc nhìn cái ngu ngơ của “lính mới”, các anh ấy hiểu rằng mấy “chú thỏ non” này chưa biết điều gì đang chờ đợi đâu và rồi sẽ biết.

Lúc đầu, ngoài công tác nghiên cứu hằng ngày, các anh ấy cũng tạo điều kiện cho dự các buổi tiếp xúc ngoại giao trong Bộ, rồi dần dà cho tháp tùng các buổi Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo cấp cao tiếp khách với nhiệm vụ là ghi chép. Và cuộc đời nếu cứ như thế thì vẫn luôn “cứ đẹp sao”.

Vậy mà bỗng một ngày đẹp trời, tôi hoa cả mắt khi nhận được một tờ nhắn rất dễ thương tế nhị để trên bàn: “Chuẩn bị sáng mai 9h có mặt tại cổng Bộ sang dịch cho Lãnh đạo cấp cao tiếp khách”.

Trời ơi, thế là cái việc mà mình thường nghĩ rằng sẽ luôn là của ai đó thì giờ đây là của mình mất rồi. Hoảng, và thật sự là rất hoảng. Tuy nhiên, trấn tĩnh lại, tôi tự nhủ: phải ra trận rồi, phải bình tĩnh, không ai cầm súng hộ rồi, mình phải tự xông lên thôi. Vậy là cả buổi hôm ấy, tôi chỉ ngồi ôm tài liệu, thấp thỏm rà lại các tình huống, rì rầm như kẻ mất hồn.

Nguyễn Nam Quân

Tập sự Phó Vụ trưởng Vụ châu Mỹ,

Phiên dịch cấp cao tiếng Tây Ban Nha

Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ trong các sự kiện lớn!
Ông Nguyễn Thành Duy trong vai trò phiên dịch tiếng Arab trong chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi tới Việt Nam từ ngày 6-7/9/2017.

Vinh dự lớn

Tôi vinh dự được tham gia dịch phục vụ Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi thăm chính thức Việt Nam (2017), chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Ai Cập đến Hà Nội từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1963) và chuyến thăm đáp từ của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Ai Cập một năm sau đó.

Qua trao đổi giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập, tôi cảm nhận được sự gần gũi, thân tình của hai người bạn lâu ngày không gặp. Hai vị lãnh đạo đã chia sẻ từ những điều bình dị nhất như tà áo dài, các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, những món ăn của Ai Cập… đến những chiến lược, chính sách lớn của đất nước.

Nguyễn Thành Duy

Trưởng phòng, Vụ Trung Đông – châu Phi, Phiên dịch cấp cao tiếng Arab

Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ bên trong các sự kiện lớn!
Ông Hoàng Tuấn Thanh phiên dịch cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia trong chuyến thăm chính thức Campuchia tháng 4/2017.

Vất vả nhưng tự hào

Một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên là việc cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tổ chức một bữa cơm thân ở Phủ Chủ tịch chào mừng kết quả tốt đẹp của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào và Campuchia (tháng 6/2016). Ngoài lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị liên quan, tôi và anh Phan Minh Chiến, phiên dịch tiếng Lào cũng vinh hạnh được tham dự.

Tại bữa cơm, cố Chủ tịch Trần Đại Quang ân cần nói với chúng tôi: “Tớ rất chia sẻ với các cậu phiên dịch bên ngoại giao. Vừa làm chuyên môn ngoại giao, vừa phiên dịch thì vất vả lắm!…”.

Một kỷ niệm khác là sau chuyến thăm chính thức Campuchia (tháng 4/2017), trên chuyên cơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vỗ vai tôi động viên tôi: “Vất vả mà vẫn ngon lành heng! Vừa rồi chiêu đãi không ăn gì, xong việc rồi, lát kiếm cái gì ăn tạm đi nhé!”.

Chính những sự quan tâm, động viên như thế từ các đồng chí lãnh đạo đã giúp tôi có động lực và phần nào quên đi mệt mỏi của công việc, đồng thời cảm thấy thêm tự hào về nhiệm vụ của mình; càng thêm quyết tâm nỗ lực, trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn để luôn hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao nhất.

Hoàng Tuấn Thanh

Phiên dịch cấp cao tiếng Khmer, hiện công tác tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia

Phiên dịch ngoại giao: Những mẩu chuyện nhỏ trong các sự kiện lớn!
Bà Đào Ngọc Mai Thy (ngoài cùng bên phải) phiên dịch sự kiện Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ bế mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN lần thứ 40 (AIPA 40) và tiếp nhận chức Chủ tịch AIPA 41, ngày 29/8/2019 tại Thái Lan.

Hai chữ "may mắn"

Phiên dịch, đặc biệt là phiên dịch ngoại giao, luôn chú trọng đến từng từ mỗi khi bước chân vào cuộc dịch, làm sao cho mỗi từ ngữ phát ra đều không chỉ phục vụ mục đích tối thượng - truyền đạt đầy đủ ý của người nói, mà còn phải bám, phải sáng, phải đắt.

Khái quát hành trình của mình trước và trong Trung tâm, tôi xin được dùng hai chữ "may mắn". Tôi may mắn có được sự khởi đầu thuận lợi khi đặt chân đến Hà Nội, trở thành sinh viên Học viện Ngoại giao, cái nôi trứ danh đào tạo ra những nhà ngoại giao tương tai cho đất nước. Tốt nghiệp Học viện, tôi may mắn trở thành cán bộ Trung tâm Biên-Phiên dịch quốc gia, dù ý định ban đầu của tôi không mấy liên quan đến công tác ngoại giao và ngành học Ngôn ngữ Anh của mình.

Bước chân vào Trung tâm, tôi may mắn được tham gia dự án phục dựng lịch sử ngành phiên dịch ngoại giao, một dự án đầy tâm huyết đã được ấp ủ từ lâu bởi chính lãnh đạo Trung tâm. Những ngày đầu triển khai dự án, đội ngũ thực hiện đã gặp phải không ít khó khăn, khi mà thông tin về cơ cấu tổ chức, công việc, nhân sự của các đơn vị tiền thân của Trung tâm đều rất ít ỏi và rải rác.

Chúng tôi mày mò, ráp nối thông tin, và may mắn nhận được sự giúp đỡ vô vàn quý giá từ những huyền thoại sống, những nhân chứng sống không chỉ của ngành phiên dịch ngoại giao mà còn là của cả nền ngoại giao nước nhà. Đặc biệt, họ đồng thời cũng là những phiên dịch ngoại giao kỳ cựu, đó là Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Nguyên Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Nguyễn Đình Bin, Cô Tôn Nữ Thị Ninh, Cô Nguyễn Thị Hồi...

Thời gian kết nối, làm việc cùng các bác, các cô đã cho tôi nhiều kỷ niệm và bài học quý giá về nghề phiên dịch, về cuộc đời của những nhà ngoại giao xuất thân từ phiên dịch. Mỗi câu chuyện, mỗi chia sẻ mà tôi được nghe đều là đúc kết từ một đời cống hiến cho nền ngoại giao, cho nước nhà, là những gì tinh tuý nhất về cái nghề mà tôi đang theo đuổi.

Thiết nghĩ, nếu không nhờ dự án này, thì một cán bộ trẻ như tôi sẽ phải mất hàng chục năm, có khi là cả đời, hoặc chăng, là chẳng biết bao giờ mới nghiệm ra những điều mà chúng tôi được nghe các bác, các cô chia sẻ.

Đào Ngọc Mai Thy

Phòng Bồi dưỡng Nghiệp vụ, Trung tâm Biên-phiên dịch quốc gia


Xem thêm các bài viết của Báo Thế giới & Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam tại đây.

Tìm các giải pháp tối ưu cho công tác dịch thuật và đào tạo dịch thuật trong thời đại 4.0

Tìm các giải pháp tối ưu cho công tác dịch thuật và đào tạo dịch thuật trong thời đại 4.0

TGVN. Sáng 27/10, tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế: 'Dịch thuật ...

Phiên dịch ngoại giao: Tìm lại lịch sử để viết tiếp tương lai

Phiên dịch ngoại giao: Tìm lại lịch sử để viết tiếp tương lai

TGVN. Buổi phỏng vấn giữa tôi và Giám đốc Trung tâm Biên-phiên dịch Quốc gia Phạm Bình Đàm diễn ra trong vòng chưa đầy 1 ...

Bài viết cùng chủ đề

76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động