Nhỏ Bình thường Lớn

Philippines: Chính sách ngoại giao của tân Tổng thống có khác biệt?

Ông Rodrigo Duterte được cho là sẽ có đường lối chính sách ngoại giao tự nhiên chủ nghĩa khi nhậm chức Tổng thống kế nhiệm của Philippines.
TIN LIÊN QUAN
philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Mỹ, Trung bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Chính phủ Philippines mới
philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Philippines: Khi những nhân vật cứng rắn quay trở lại
philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet
Các nhà ngoại giao hy vọng có một Duterte khác khi ông trở thành Tổng thống Philippines? (Nguồn: Philstar)

Ông Rodrigo Duterte đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines vừa qua nhờ sử dụng cách thức gây kích động chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc. Ông đã tuyên bố đi mô tô nước tới các đảo xa tại Biển Đông nhằm bảo vệ chủ quyền Philippines trước tranh chấp của Trung Quốc, thách thức Mỹ cắt đứt quan hệ và đùa cợt về chuyện đốt cờ Singapore... Song các trợ lý của ông Rodrigo Duterte khẳng định rằng ông sẽ có thái độ ôn hòa, một khi tiến vào Dinh Tổng thống vào ngày 30/6 tới.

Những phát ngôn gây sốc

Từng gọi Đức Giáo hoàng là “con hoang” và giận dữ bảo các Đại sứ Mỹ và Australia “im miệng” sau khi họ chỉ trích câu đùa của ông về tội hãm hiếp. Vị chính khách 71 tuổi này cũng không thèm đưa ra lời xin lỗi khi được AFP đề nghị đưa ra một thông điệp tới thành viên cộng đồng ngoại giao quốc tế có liên quan.

“Không việc gì phải làm các nước khác thấy dễ chịu. Tôi phải làm cho người Philippines thấy dễ chịu trước khi tôi làm những người ngoài thấy dễ chịu”, ông Rodrigo Duterte tuyên bố thẳng thừng.

Là thị trưởng lâu năm ở thành phố Davao phía Nam Philippines, ông Duterte khiến những người ủng hộ ông thấy hào hứng, song lại khiến những người chỉ trích ông thấy bị xúc phạm bởi hàng loạt những phát ngôn gây sốc trong chiến dịch vận động tranh cử.

Mặc dù những lời xúc phạm của ông khiến nhiều nơi phải kinh ngạc, nhưng sự tấn công của ông vào cuộc tranh chấp lãnh hải đầy nhạy cảm với Trung Quốc – có liên quan tới nhiều nước nhưng Philippines là một nước chủ chốt – có thể đã đạt được tác động sâu rộng nhất.

Sử dụng tình cảm dân tộc chủ nghĩa, ông Duterte đã thề sẽ cưỡi mô tô nước tới cắm cờ Philippines trên các hòn đảo nằm xa ngoài khơi Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị cáo buộc đang sử dụng chiến thuật hăm dọa đối với các nước nhỏ hơn bằng những tuyên bố thù địch. Bên cạnh đó, ông cũng tỏ dấu hiệu sẽ có sự đảo ngược đáng kể chính sách, khi nói ông sẽ chuẩn bị tiến hành đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về vấn đề này. Điều này có khả năng sẽ làm tan vỡ mặt trận thống nhất gồm các nước đang đòi chủ quyền được Mỹ hậu thuẫn.

Faisak Syam Hazis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Quốc gia Malaysia, nhận xét: “Với việc Philippines phá vỡ đội hình trong vấn đề này, nó có thể ảnh hưởng tới những nỗ lực ngăn chặn sự quyết đoán của Trung Quốc. Cần phải thống nhất trong vấn đề này”.

Thái độ ôn hòa đến sau

Theo Peter Lavina, phát ngôn viên của ông Duterte, các nhà ngoại giao có thể hy vọng có một Duterte khác khi ông trở thành tổng thống.

Ngày 9/5, khi giải thích với các phóng viên rằng câu nói đốt cờ Singapore chỉ là câu đùa, ông Lavina nói: “Bạn phải hiểu phong cách bầu cử Philippines. Tình hình là phần lớn các chính khách của chúng tôi cần phải giao lưu với các khán giả nên nhiều người còn nhảy múa ca hát. Có người nói đùa, làm trò. Có người lại ăn mặc kỳ quặc. Bởi vậy tất cả những câu đùa cợt có thể xảy ra trong khi vận động tranh cử. Chúng tôi cho rằng các quan chức của chúng tôi về sau sẽ không có những cách thức như vậy”.

Ông Lavina thừa nhận có “vấn đề” với các Đại sứ quán Mỹ, Australia, và đặc biệt là Singapore. Ông nói: “Chúng tôi cần cử các phái viên riêng để mở các tuyến thông tin liên lạc và bày tỏ sự cởi mở để hợp tác”.

Tuy nhiên, phát biểu trong đợt bầu cử, ông Duterte dường như vẫn giữ lối tranh cử đó khi ông được hỏi liệu có tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ và Australia hay không. Ông Duterte trả lời: “Tôi sẽ không cải thiện. Tùy vào họ nếu họ muốn cải thiện theo cách của họ”.

Tại Trung Quốc, ít ra thì tuyên bố chính sách ngoại giao của ông Duterte lại được hoan nghênh – cho dù có kèm việc đi mô tô nước ra đảo. Quan hệ hai nước đã trở nên đóng băng dưới chính quyền hiện nay của Tổng thống Benigno Aquino do những tranh chấp lãnh hải và việc Washington cho tàu chiến tới gần các đảo tranh chấp.

Chuyên gia Ashley Townshend thuộc Đại học Sydney nhận định: “Mỹ sẽ quan ngại nếu chính quyền mới có một nhà lãnh đạo sẵn sàng hơn trong việc đàm phán một số giới hạn đỏ đang hình thành xung quanh những tranh chấp Biển Đông”.

Tờ “Thời báo Hoàn cầu” ngày 11/5 đã có một nhận định đầy hy vọng. Tờ báo viết: “Ông Duterte phản đối ý tưởng tiến hành chiến tranh với Trung Quốc, muốn đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về Biển Đông và không tin tưởng vào cách giải quyết xung đột thông qua trọng tài quốc tế. Nếu có điều gì mà Duterte có thể thay đổi thì đó sẽ là ngoại giao”.

philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Philippines: Đối thủ của Rodrigo Duterte thừa nhận thất bại

Ngày 10/5, ứng cử viên Mar Roxas, đối thủ chính của Thị trưởng Rodrigo Duterte trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines, đã thừa nhận ...

philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Bầu cử Tổng thống Philippines: Thị trưởng Duterte giành chiến thắng

Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, Thị trưởng thành phố Davao Rodrigo Duterte đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines.

philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Philippines bắt đầu tổng tuyển cử

Từ 6 giờ sáng nay (9/5) - giờ địa phương, cử tri Philippines đã bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu ra các lãnh đạo ...

Nhã Anh (theo AFP)