Quan hệ Á-Âu và mối lưu tâm của Mỹ

Trung tâm nghiên cứu Friends of Europe (trụ sở tại Brussels) mới đây có bài viết mang tựa đề “Mối quan hệ Á-Âu trở thành một ưu tiên trong thời kỳ Trump”. Báo TG&VN xin giới thiệu với bạn đọc. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he a au va moi luu tam cua my Á-Âu tăng cường quan hệ đối tác vì tương lai
quan he a au va moi luu tam cua my Á-Âu hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm an ninh và phát triển biển

Các bên đánh giá quan hệ

Chính phủ các nước châu Á vẫn đang cố gắng tìm cách để hiểu được cách tiếp cận “không thể đoán trước” của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với khu vực này.

Thật vậy, sau khi chỉ trích cả Tokyo và Bắc Kinh về chính sách thương mại và tiền tệ của các nước này, Tổng thống Trump đã có các cuộc liên lạc mang tính xây dựng với nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng những tuyên bố đầy mâu thuẫn của các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã cho thấy Washington sẽ mất nhiều thời gian để đề ra một chính sách “sáng suốt” đối với châu Á.

quan he a au va moi luu tam cua my
Chính phủ các nước châu Á vẫn đang cố gắng tìm cách để hiểu được cách tiếp cận “không thể đoán trước” của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với khu vực này. (Nguồn: Friends of Europe)

Do Mỹ đánh giá lại chính sách châu Á của mình, châu Âu cũng cần phải xác định lại mối quan hệ với khu vực này. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ một thực tế là tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á tiếp tục ở mức cao, nhưng những đối kháng về chính trị và sự kình địch cũng không ngừng gia tăng. Việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm trung mới đây (vụ thử tên lửa đầu tiên kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/2016) là một chỉ dấu quan trọng cho thấy ý nghĩa thực sự của châu Á đối với an ninh toàn cầu.

Chuyến thăm Mỹ vừa qua của Đại diện cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini, mà trong đó hai bên đã thảo luận về tương lai thỏa thuận hạt nhân Iran, là dấu hiệu đáng hoan nghênh của EU trong giải quyết các thách thức toàn cầu. EU cần phải thể hiện quyết tâm tương tự trong việc xây dựng chính sách độc lập của mình đối với khu vực châu Á, bất chấp sự hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc. Chính sách này đối với châu Á cần tập trung vào vấn đề thương mại, đầu tư, công nghệ và hỗ trợ an ninh.

3 cách thức hợp tác của Á - Âu 

Mỹ vừa là đồng minh quan trọng, vừa là đối thủ của châu Âu khi Lục địa Già mở rộng mối quan hệ với các nước châu Á. Đây là lúc EU tăng cường hơn nữa các chính sách an ninh, chính trị và thương mại khác biệt của riêng mình tại khu vực châu Á. Vấn đề Brexit (Anh ra khỏi EU) và nhiều cuộc khủng hoảng khác, trong đó có khủng hoảng kinh tế, đã hủy hoại “ánh hào quang châu Âu”. Nhưng có 3 cách thức mà châu Âu và châu Á có thể hợp tác để giảm bớt những lo ngại của thời kỳ Donald Trump.

Đầu tiên, cần phải nhìn nhận rằng châu Âu và châu Á có lợi ích song trùng trong hợp tác về những vấn đề như biến đổi khí hậu, duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran và bảo vệ các thể chế đa phương, trong đó bao gồm Liên hợp quốc. Ngoài sức mạnh mềm đáng tin cậy trong các lĩnh vực như kiến tạo hòa bình, ngoại giao phòng ngừa và quản lý xung đột, EU cũng là một đối tác có giá trị đối với châu Á trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải (bao gồm cả các chiến dịch chống cướp biển), chống khủng bố và đấu tranh chống tội phạm mạng. Một vấn đề EU đang mong muốn và nhìn thấy rõ lợi ích đối với an ninh châu Âu đó là trở thành thành viên chính thức của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), một diễn đàn thường niên của các quốc gia châu Á mà Mỹ và Nga đã tham gia kể từ năm 2011.

quan he a au va moi luu tam cua my
Trong một thế giới đầy bất ổn như hiện nay, Hội nghị Thượng đỉnh Á- Âu (ASEM), tập hợp hơn 50 quốc gia châu Âu và châu Á, cần thiết hơn bao giờ hết để làm sâu sắc thêm mạng lưới kết nối. (Nguồn: Debating Europe)

Thứ hai, trong bối cảnh chính quyền mới tại Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và không quan tâm đến Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), EU nên làm việc tích cực hơn nữa để đi đến ký các hiệp định thương mại tự do vốn đang ở tình trạng “bị treo” với Nhật Bản, Ấn Độ và các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Theo Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom, thương mại là điều cần thiết đối với việc làm bởi có khoảng 31 triệu việc làm ở châu Âu phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu, và đây cũng là một cách để mở rộng “các giá trị và tiêu chuẩn tốt đẹp”. Do đó, Brussels nên nghiêm túc trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đẩy nhanh quá trình đàm phán thương mại với Australia và New Zealand. Quan trọng hơn, EU và các quốc gia châu Á cũng nên nỗ lực để tiếp thêm sức sống mới cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thứ ba, EU nên thể hiện nỗ lực thật sự nhằm nâng cấp quan hệ song phương với các quốc gia chủ chốt ở châu Á cũng như các tổ chức khu vực. Trong nhiều năm qua, Brussels đã tích cực duy trì hợp tác với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và ASEAN. Những mối quan hệ này có ý nghĩa và đầy ấn tượng nhưng thường xuyên phải hứng chịu tác động bởi các yếu tố tiêu cực khác. Do vậy, các mối quan hệ này cần phải có định hướng, thực chất chiến lược và linh hoạt hơn.

Châu Âu nên có cách nhìn nhận sâu sắc hơn trong các sáng kiến khác nhau mang tầm khu vực ở châu Á như những nỗ lực hợp tác ba bên giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi sự bất đồng về những vấn đề mang tính lịch sử và vấn đề Triều Tiên gây ra mối quan hệ căng thẳng lâu dài giữa ba nước, các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã tổ chức một số hội nghị thượng đỉnh ba bên kể từ năm 2008 và hiện đang đánh giá lại mối quan hệ trong bối cảnh chính quyền mới của Mỹ. Trong khi Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo đang được bàn tới thì Ban thư ký Hợp tác ba bên đặt tại Seoul tiếp tục làm việc nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng chung giữa ba nước.

Bên cạnh đó, trong một thế giới đầy bất ổn như hiện nay, Hội nghị Thượng đỉnh Á- Âu (ASEM), tập hợp hơn 50 quốc gia châu Âu và châu Á, cần thiết hơn bao giờ hết để làm sâu sắc thêm mạng lưới kết nối.

Tóm lại, chiến lược toàn cầu của EU cần bao gồm một chính sách ngoại giao kinh tế có chiều sâu và vai trò an ninh lớn hơn của EU tại châu Á. Sự cam kết đó phải được nhanh chóng biến thành hành động. Lịch sử và kinh nghiệm của châu Âu cho thấy châu lục này có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn sự gia tăng, cả ở bên trong và bên ngoài, của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, những cuộc xung đột tàn khốc và sự đối đầu.

quan he a au va moi luu tam cua my Donald Trump và những cái bắt tay nổi tiếng

Một trong những chủ đề yêu thích của các báo và cộng đồng mạng xã hội gần đây về Tổng thống Mỹ Donald Trump là ...

quan he a au va moi luu tam cua my “Múa đương đại: Sự gặp gỡ Á - Âu”

Đây là chủ đề của Liên hoan Múa quốc tế với sự góp mặt của 6 quốc gia: Đức, Pháp, Israel, Nhật, Áo và Việt ...

quan he a au va moi luu tam cua my Doanh nghiệp Á-Âu: Bắt tay vượt khó

Tọa đàm Doanh nghiệp ASEM do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, ...

Hoài Minh (theo Friends of Europe)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; Europa League - Besiktas vs Malmo FF...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Hiện tại Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ mất điện chiếu sáng và nhiệt sưởi vào mùa Đông do các cơ sở hạ tầng năng lượng bị Nga tấn công.
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Quốc vương Jordan kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm UNRWA hoạt động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động