Quan hệ Mỹ - Ấn sẽ được tăng cường dưới thời Donald Trump?

Không giống như nhiều nước châu Á khác, Ấn Độ cho rằng sự thay đổi "người cầm cương" ở Washington có thể giúp Ấn Độ tăng cường quan hệ với Mỹ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he my an se duoc tang cuong duoi thoi donald trump Quan hệ Mỹ-Ấn: Vững bước tới tương lai
quan he my an se duoc tang cuong duoi thoi donald trump Nổi trôi quan hệ Mỹ-Ấn Độ

Mối quan hệ thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của tỷ phú Donald Trump, mặc dù có những phát biểu mang tính tiêu cực về một số đối tác nước ngoài, song ông Trump lại tỏ ra hết sức tích cực về Ấn Độ, hay ít ra là cộng đồng Hindu chiếm đa số ở nước này và vị Thủ tướng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Narendra Modi.

Khi tìm cách tranh thủ các cử tri Mỹ gốc Ấn trong cuộc mít-tinh tại New Jersey hồi giữa tháng 10, ông Trump từng phát biểu: “Sẽ không có mối quan hệ nào quan trọng hơn đối với chúng ta”. Ông Trump ca ngợi ông Modi – một nhà dân túy khác rất biết cách sử dụng truyền thông xã hội – là một “người tuyệt vời” vì cương quyết trong việc cải cách bộ máy quan liêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

quan he my an se duoc tang cuong duoi thoi donald trump
Tổng thống đắc cử Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: Caravan Daily)

Còn có những dấu hiệu khác nữa cho thấy thiện ý của ông Trump với Ấn Độ. Ông Trump đã có nhiều thương vụ kinh doanh ở đây. Phân tích của tờ The Washington Post về công bố tài chính của ông Trump trước kỳ bầu cử cho thấy, trong số 111 thỏa thuận kinh doanh quốc tế của ông thì con số cao nhất (16 thỏa thuận) là ở Ấn Độ.

Hồi tuần trước, ông đã gây tranh cãi về khả năng xảy ra những xung đột lợi ích khi có cuộc gặp gỡ với ba đối tác kinh doanh Ấn Độ hiện đang xây dựng tổ hợp các căn hộ xa hoa mang thương hiệu của ông Trump ở thành phố Pune. Ngày 23/11, ông chọn Thống đốc bang Nam Carolina Nikki Haley, con gái một người Sikh Ấn Độ nhập cư, làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc – người phụ nữ đầu tiên có vị trí trong nội các của ông – mặc dù bà Haley là người không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại.

Nhiều mối quan tâm chung

Vẫn còn nhiều phỏng đoán xung quanh chính quyền của ông Trump sau khi ông chính thức nhậm chức vào ngày 20/1 năm sau, song chuyên gia Lisa Curtis thuộc nhóm cố vấn Quỹ Di sản theo đường lối bảo thủ cho rằng “rất dễ hình dung” rằng Mỹ và Ấn Độ sẽ hợp tác chặt chẽ trong vấn đề chống khủng bố. Ấn Độ hi vọng cam kết của ông Trump chống lại các tay súng Hồi giáo cực đoan sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ gây áp lực hơn nữa đối với Pakistan và bớt trợ giúp cho đối thủ chính này của Ấn Độ.

Chuyên gia Neelam Deo, người đứng đầu nhóm cố vấn Gateway House tại Mumbai, cho rằng Ấn Độ cũng sẽ hoan nghênh nếu ông Trump xây dựng một mối quan hệ phối hợp với Nga trong viêc chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Song bà Deo dự đoán Mỹ và Ấn Độ sẽ có xích mích nếu ông Trump hạn chế cấp visa phi nhập cư cho người Ấn Độ để bảo vệ người lao động Mỹ. Bà cho biết 60% chuyên gia công nghệ thông tin của Ấn Độ làm việc ở nước ngoài là đang ở Mỹ.

Đồng quan điểm này, Biswajit Dhar, Giáo sư kinh tế học tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, cho rằng cách ông Trump xử lý vấn đề nhập cư sẽ là mối quan tâm chính ở Ấn Độ và hành động cứng rắn “sẽ gây ra khá nhiều lo ngại ở đây”.

Trong khi đó, Lalit Mansingh, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, cho biết phản ứng ở Ấn Độ trước chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ rất khác nhau từ những lời công khai ủng hộ trong giới cánh tả cho tới việc bị bất ngờ và thất vọng trong giới trí thức tự do. Ông cho biết mọi người đã thấy được rằng ông Trump tham dự các sự kiện trong chiến dịch tranh cử cùng với người Hindu hơn là cộng đồng Mỹ - Ấn đông đảo hơn.

Ấn Độ có 80% dân số là người Hindu và 14% là người Hồi giáo. Quan hệ Mỹ - Ấn đã tiến triển dưới thời Chính quyền Tổng thống Barack Obama, nhất là từ sau khi ông Modi lên nắm quyền năm 2014. Khi ông Modi phát biểu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 6 năm nay, ông đã mô tả Mỹ là “đối tác không thể thiếu” và nói rằng hai nước cùng nhau có thể giữ vững được sự ổn định và thịnh vượng từ Ấn Độ Dương cho tới Thái Bình Dương.

Hiện các đồng minh trung thành của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc, các nước đang có lực lượng Mỹ đóng quân và phụ thuộc vào hệ thống ngăn chặn hạt nhân của Mỹ, đang cảm thấy lo lắng trước việc ông Trump kêu gọi các nước phải gánh vác hơn nữa gánh nặng an ninh ở châu Á. Tuy nhiên, Ấn Độ không phải là đồng minh chính thức của Mỹ nên nước này cũng chẳng phải lo ngại về điều đó. Ấn Độ đã mở rộng hợp tác quân sự với Washington và đã mua các vũ khí hạng nặng của Mỹ để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình. Nước này coi trọng một chính sách ngoại giao độc lập, như đã làm từ thời Chiến tranh Lạnh. Ông C. Raja Mohan, Giám đốc cơ quan cố vấn Carnegie Ấn Độ, nhận định: “Việc Ấn Độ quan tâm đảm nhận một vai trò lớn hơn phù hợp với quan điểm của ông Trump cho rằng các bạn bè và đối tác của Mỹ phải làm nhiều hơn nữa ở khu vực của chính mình”.

Dẫu vậy, Ấn Độ cũng có một chút lo ngại về sự hiện diện của Mỹ có khả năng giảm sút tại châu Á khi ông Trump lên nắm quyền. Theo những tuyên bố gần đây, ông Trump dự định rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một yếu tố kinh tế quan trọng trong chính sách châu Á của Tổng thống Obama. Mặc dù, Ấn Độ không tham gia thỏa thuận này, song Ấn Độ cũng sẽ bị ảnh hưởng với quan điểm biệt lập và giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Giáo sư Dhar cảnh báo: “Ấn Độ nên lo ngại về ưu thế của Trung Quốc ở khu vực này trong tương lai”.

quan he my an se duoc tang cuong duoi thoi donald trump Liên kết kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương ra sao khi TPP bị khai tử

Sau những tuyên bố mới đây của Tổng thống đắc cử Donald Trump, có một thực tế không thể phủ nhận là Hiệp định Đối ...

quan he my an se duoc tang cuong duoi thoi donald trump Ông Trump muốn làm cầu nối hòa giải Israel - Palestine

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết sẵn lòng là cầu nối, giúp Israel và Palestine đạt được một nền hòa bình ...

quan he my an se duoc tang cuong duoi thoi donald trump 5 nhà lãnh đạo có thể hưởng lợi từ Tổng thống đắc cử Donald Trump

Việc ông trùm bất động sản Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng không hẳn là thảm họa cho quan hệ quốc tế của ...

Minh Huy (theo AP)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

Cầu thủ CLB Hà Nội thăm nhà hậu vệ Phạm Xuân Mạnh tại Nghệ An

Cầu thủ CLB Hà Nội thăm nhà hậu vệ Phạm Xuân Mạnh tại Nghệ An

Nhân chuyến vào Nghệ An thi đấu, các cầu thủ CLB Hà Nội đến thăm nhà hậu vệ Phạm Xuân Mạnh tại thành phố Vinh.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Nhân dịp ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi thư chúc mừng.
Xúc động chương trình 'Binh đoàn bất tử' tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Xúc động chương trình 'Binh đoàn bất tử' tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ đã được tổ chức nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Nga đã chiến đấu và hy sinh vì sự ...
Lịch cúp điện Vĩnh Long hôm nay ngày 4/5/2024

Lịch cúp điện Vĩnh Long hôm nay ngày 4/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Vĩnh Long theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 4/5/2024.
Chuyển nhượng cầu thủ Ngoại hạng Anh: Liverpool quan tâm Florian Wirtz; MU liên hệ Adrien Rabiot; Amadou Onana sẽ sang Đức?

Chuyển nhượng cầu thủ Ngoại hạng Anh: Liverpool quan tâm Florian Wirtz; MU liên hệ Adrien Rabiot; Amadou Onana sẽ sang Đức?

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật thông tin chuyển nhượng cầu thủ Ngoại hạng Anh diễn ra trong những giờ qua.
Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định, người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động