Nhỏ Bình thường Lớn

Sẽ không có cuộc “chia tay” nào giữa Italy và EU

Việc cử tri Italy bỏ phiếu phản đối cải cách hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 4/12 đã buộc Thủ tướng Matteo Renzi phải tuyên bố từ chức và gây ra những lo ngại về khả năng Italy rời khỏi EU.
TIN LIÊN QUAN
se khong co cuoc chia tay nao giua italy va eu Chính trường và kinh tế Italy hậu trưng cầu dân ý
se khong co cuoc chia tay nao giua italy va eu Italy: Phe đối lập kêu gọi bầu cử sớm

Tuy nhiên, theo Bloomberg, khả năng Italy rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay khu vực đồng Euro (Eurozone) là điều khó xảy ra. Nhưng có một thực tế có thể thấy rõ là nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone giờ đây đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị mà theo đó có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng mong manh của nước này.

Tình huống trớ trêu

Đây không phải là một tình huống chưa từng xảy ra. Việc tìm kiếm một thủ tướng mới có thể sẽ mất thời gian, nhưng kịch bản tổ chức một cuộc bầu cử trước thời hạn đang trở nên phức tạp do Italy trước tiên phải ban hành được một luật bầu cử mới. Dù có điều gì xảy ra kế tiếp chăng nữa, kết quả cuộc trưng cầu dân ý vừa qua sẽ không dẫn đến việc Italy rời khỏi EU hay Eurozone.

Ngày 5/12, Thủ tướng Matteo Renzi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella sau khi thất bại nặng nề trong cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp hôm 4/12. Tuy nhiên, Tổng thống Mattarella đã đề nghị Thủ tướng Renzi trì hoãn việc từ chức cho đến khi kế hoạch ngân sách 2017 được thông qua tại Quốc hội, có thể là vào cuối tuần này hoặc thậm chí có thể kéo dài đến cuối tháng 12.

Các cuộc thăm dò dư luận ở Italy đã đúng. Phe phản đối cải cách hiến pháp đã giành thắng lợi trong cuộc trưng cầu ý dân với tỷ lệ gần 60%, vượt xa con số khoảng 40% ủng hộ. Kết quả này khiến ông Renzi ngay sau cuộc bỏ phiếu đã thừa nhận thất bại và tuyên bố từ chức - đúng như ông đã cam kết trong thời gian vận động trước cuộc bỏ phiếu.

Italy cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị khác, điều từng xảy ra cách đây 5 năm.

Vào năm 2011, việc Thủ tướng Silvio Berlusconi từ chức đã gây nên một tình huống tương tự cho đến khi một thủ tướng mới lên nắm quyền chỉ ít ngày sau. Đó là ông Mario Monti.

Những ứng viên tiềm năng

Tổng thống Mattarella hiện sẽ phải bắt đầu một cuộc tìm kiếm tương tự và điều này có thể phải mất một khoảng thời gian ngắn. Một vị thủ tướng mới có thể là người trong hàng ngũ đảng Dân chủ (PD) trung tả của ông Renzi, đảng mạnh nhất trong Quốc hội Italy. Những ứng cử viên tiềm năng là Bộ trưởng Tài chính Carlo Padoan và Chủ tịch Thượng viện Pietro Grasso. Một nhân vật trung dung hơn cũng có thể nổi lên để đứng đầu một liên minh mở rộng.

se khong co cuoc chia tay nao giua italy va eu
Thủ tướng Matteo Renzi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella sau khi thất bại nặng nề trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 4/12. (Nguồn: Guardian)

Mặc dù ông Renzi tuyên bố sẽ không lãnh đạo một chính phủ chuyển tiếp, nhưng ông sẽ phải tiếp tục tại nhiệm, ít nhất là cho đến khi một thủ tướng mới nhậm chức. Trước cuộc bỏ phiếu. Phó Chủ tịch PD Lorenzo Guerini cảnh báo rằng, PD sẵn sàng nắm giữ quyền lực trong trường hợp phe chống cải cách giành thắng lợi. Ông Lorenzo Guerini nói: "Nếu có ý chí chính trị, chúng tôi có thể nỗ lực trong một thời gian ngắn để thúc đẩy thông qua một luật bầu cử mới nhằm tiến hành tổng tuyển cử trước mùa Hè năm 2017".

Khó có bầu cử sớm

Cuộc bầu cử trước thời hạn là không loại trừ, cho dù Tổng thống Mattarella thành công trong việc tìm kiếm một thủ tướng mới. Tuy nhiên, kịch bản này vẫn ít có khả năng xảy ra, nhất là trong thời điểm hiện tại, chủ yếu là vì luật bầu cử vẫn cần phải được Tòa án Hiến pháp thông qua.

Một luật bầu cử mới giờ đây có thể là cần thiết bởi kế hoạch cải cách hiến pháp bị phản đối đã đánh dấu gạch chéo lên luật bầu cử hiện tại. Tuy nhiên, để đưa ra được luật bầu cử mới có thể phải mất thời gian và đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp chính trị.

Điều đáng lưu ý là đảng "Phong trào 5 Sao" - vốn có quan điểm hoài nghi đối với đồng Euro và đang muốn tổ chức bầu cử sớm - đang bám sát nút đảng Dân chủ trong các cuộc thăm dò dư luận.

"Phong trào 5 Sao" muốn Italy ở lại EU, mặc dù đảng này ủng hộ một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Italy trong Eurozone. Chỉ khi giành được thắng lợi trong bầu cử, nắm giữ được một đa số ổn định trong Quốc hội và thay đổi được Hiến pháp, "Phong trào 5 Sao" lúc đó mới có thể tổ chức được một cuộc trưng cầu ý dân về các hiệp ước quốc tế. Kịch bản này cho đến nay vẫn là một triển vọng xa vời.

Có thể thấy, khủng hoảng chính trị ở Italy có thể gây ra những xáo trộn trên chính trường và những ảnh hưởng kinh tế trước mắt và trung hạn cho Italy. Tuy nhiên, dù có điều gì xảy ra kế tiếp đi chăng nữa thì rất khó có khả năng Italy sớm rời khỏi EU hoặc Eurozone.

se khong co cuoc chia tay nao giua italy va eu Trưng cầu ý dân về cải cách hiến pháp: Canh bạc của Italy

Ngày 4/12, cử tri Italy đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về cải cách hiến pháp ở nước này. Các điểm bỏ ...

se khong co cuoc chia tay nao giua italy va eu Cơn địa chấn mới ở châu Âu

Ngày 4/12 tới sẽ diễn ra cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp hiện hành tại Italy – một sự kiện chính ...

se khong co cuoc chia tay nao giua italy va eu Phép thử hiến pháp của Thủ tướng Italy Matteo Renzi

Ngày 4/12 tới, cử tri Italy sẽ đi bỏ phiếu để quyết định ủng hộ hay phản đối việc xây dựng lại hiến pháp của ...

Hà An (theo Bloomberg)